Vì sao bị đau bàn chân? Có nguy hiểm không & Cách giảm đau tức thời

Khi bị đau bàn chân, bạn không nên chủ quan bỏ qua. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Tình trạng này kéo dài gây rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày, công việc cũng như giấc ngủ của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây đau bàn chân là gì, nhận biết biểu hiện và điều trị như thế nào hiệu quả?

tình trạng đau bàn chân
Hiện tượng phổ biến hiện nay. (Nguồn Internet)

1. Đau bàn chân do đâu? 

Đau bàn chân là tình trạng chung của các dạng: đau gan bàn chân, đau gót chân, đa lòng bàn chân, mắt cá chân, đau mu bàn chân….Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này, tuy nhiên vận động viên, nhân viên văn phòng, người cao tuổi…là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Đau bàn chân có thể do tác động từ yếu tố bên ngoài nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần nắm được chính xác nguyên nhân gây ra đau nhức hai bàn chân để có phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp.

1.1. Tác nhân bên ngoài

1.1.1. Thường xuyên chơi thể thao

Những người thường xuyên chạy bộ với cường độ cao hay vận động viên các môn thể thao tác động cao như: nhảy xa, nhảy cao…đều là nguyên nhân khiến bàn chân sưng đau.

1.1.2. Mang giày cao gót

Phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót hoặc những người hay đi giày với kích thước rộng hoặc chật cộng với trọng lượng cơ thể dồn lên bàn chân, ngón chân…lâu ngày sẽ gây ra tình trạng mất cân đối dẫn đến đau đớn ở xung quanh vùng chân. 

1.1.3. Tuổi tác

Người càng lớn tuổi lớp mỡ bảo vệ bàn chân càng bị bào mòn trở nên mỏng hơn cũng là yếu tố gây đau nhức bàn chân.

1.1.4. Thừa cân

Những người thừa cân, béo phì khi di chuyển sẽ gây áp lực lên bàn chân khiến đôi chân nói chung và bàn chân nói riêng bị đau đớn. Để giảm tình trạng này, cách tốt nhất người bệnh nên kiểm soát cân nặng của mình.

1.1.5. Thời tiết thay đổi đột ngột

Tưởng chừng như không ảnh hưởng nhưng thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân khiến khô cứng khớp bàn chân. Người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu nhẹ ở xung quanh bàn chân, rất khó cử động và đi lại nhịp nhàng. 

nguyên nhân gây đau bàn chân
Đau quanh bàn chân do tác nhân cơ học gây ra. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Giãn, đứt dây chằng cổ chân nguy hiểm không và cách khắc phục

1.2. Đau bàn chân dấu hiệu của bệnh gì?

1.2.1. Bong gân, căng cơ

Một trong những “thủ phạm” hàng đầu khiến bàn chân sưng đau không thể không kể đến hiện tượng bong gân và căng cơ. Bong gân và căng cơ xảy ra khi bạn gặp phải chấn thương trong tai nạn nghề nghiệp, tai nạn giao thông, tai nạn trong chơi thể thao hoặc té ngã trong đời sống sinh hoạt hằng ngày (trượt ngã trên sàn nhà, té ngã cầu thang). 

Bên cạnh biểu hiện đau, người bệnh còn bị sưng, bầm tím ở bàn chân và gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt.

1.2.2. Bệnh gout

Đau bàn chân là bệnh gì? Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gout. Bệnh xảy ra do tích tụ axit uric trong cơ, tùy vào mức độ tổn thương mà cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở các khớp hoặc đau cạnh bàn chân, đặc biệt là các cơ ngón chân cái. 

1.2.3. Viêm cơ mạc chân

Cơ mạc bàn chân hay còn gọi là sợi dây chằng kéo dài từ gót chân đến các ngón chân và có chức năng hỗ trợ bàn chân di chuyển dễ dàng. Bệnh xảy ra khi sợi dây bằng bị chèn ép hoặc chịu áp lực quá lớn. Dấu hiệu nhận biết căn bệnh này là cơn đau ở gót chân, đau dưới lòng bàn chân.

Thời gian đầu, mức độ đau nhẹ, dần dần cơn đau dữ dội hơn khiến người bệnh luôn trong trạng thái đau nhức, khó chịu, không thể di chuyển bình thường. Đối tượng mắc phải căn bệnh này là: những người có lối sống thụ động và người thường xuyên mang giày cao gót….

1.2.4. U thần kinh bàn chân

Đây cũng là một trong những tác nhân gây đau xương bàn chân phổ biến. Triệu chứng của bệnh là đau nhức hai bên chân kèm biểu hiện tê, nóng ở bàn chân. Căn nguyên dẫn đến tình trạng này là do cấu trúc cơ sinh hoạt bị yếu, liên tục chịu sức ép mãn tính; bị kích thích bởi các vận động hằng ngày….

1.2.5. Gai gót chân

Gai gót chân hay còn gọi là đau cựa gót chân là tình trạng một mảnh canxi hoặc xương nhô ra phía dưới xương gót chân và nằm trong cân gan chân. Bệnh thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi, người thừa cân – béo phì hoặc người thường xuyên di chuyển nhiều. 

Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là đau bàn chân khi ngủ dậy hoặc khi ngồi nghỉ ngơi nhiều. Mỗi khi người bệnh đặt chân xuống đất, cảm giác đau đớn đến rùng mình ở vùng gót chân. Cơn đau âm ỉ nhưng kéo dài. 

Bên cạnh các yếu tố trên thì tình trạng đau dưới lòng bàn chân có thể là biểu hiện của các căn bệnh như: viêm bao hoạt dịch ngón cái, bàn chân bẹt, ngón chân đầu búa, bệnh thái tháo đường…Đau bàn chân do nguyên nhân nào gây ra cũng đều khiến người bệnh đau đớn, cản trở công việc và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, người bệnh cần có hướng khắc phục kịp thời để ngăn chặn cơn đau.

đau bàn chân là dấu hiệu của bệnh lý
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Tổng quan về đau mắt cá chân – Nguyên nhân, biểu hiện, chữa trị

2. Các biểu hiện của tình trạng đau bàn chân

Trong y khoa, bàn chân được xem là nền trạng nâng đỡ của cơ thể với hơn 7200 dây thần kinh cùng 2000 tuyến nội tiết cùng nhiều tĩnh mạch, động mạch giữ vai trò quan trọng. Do đó, bộ phận bàn chân đảm nhận các nhiệm vụ chính là đảm bảo các hoạt động di chuyển, đứng, vận động nên rất dễ bị tổn thương từ các tác động bên ngoài. Thế nhưng, thực tế nhiều người lại xem nhẹ bộ phận này và ít quan tâm, chăm sóc đúng cách. Để đến khi bàn chân có triệu chứng thất thường mới áp dụng biện pháp xử lý.

Tình trạng đau bàn chân thường được nhận biết qua các dấu hiệu đi kèm như sau:

  • Đau bàn chân khi đứng lâu.
  • Nóng, rát ở lòng bàn chân.
  • Cơn đau từ ngón chân lan đến vùng gần gót chân.
  • Đau đớn âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh.
  • Sưng tấy, tê cứng có thể xảy ra nếu bị đau xương bàn chân do bong gân hoặc tổn thương khớp ngón chân.
  • Bàn chân bị thương tổn nghiêm trọng có thể xuất hiện những vết bầm tím và sưng đỏ.
  • Tê ngứa ở các đầu ngón chân.
  • Thường gặp tình trạng đau bàn chân khi ngủ dậy; cứng khớp vào buổi sáng sớm.
  • Di chuyển, chạy nhảy vô cùng khó khăn.
  • Thông thường mức độ đau sẽ tăng lên gấp bội khi người bệnh đi, đứng, chạy bộ.
biểu hiện đau bàn chân
Biểu hiện dễ nhận biết. (Nguồn Internet)

3. Đau bàn chân có nguy hiểm không?

Đau bàn chân có nguy hiểm không? Điều này dựa vào nguyên nhân và tình trạng đau nhức ở mỗi người bệnh. Nếu như bàn chân sưng đau do tác nhân cơ học gây ra thường không gây đe dọa đến tính mạng. Cơn đau sẽ biến mất hoàn toàn nếu người bệnh nghỉ ngơi hoặc áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà đúng cách.

Trường hợp, hiện tượng đau nhức hai bàn chân là dấu hiệu của bệnh lý, nếu người bệnh thăm khám và điều trị sớm sẽ không nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh lơ là trong việc thăm khám để tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng kèm các triệu chứng khác (sưng tấy, bọng mủ, bọng nước,…) sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: hoại tử bàn chân, chồi xương ở khớp cổ chân, viêm khớp, thoái hóa khớp…gây khó khăn trong việc đi lại, thậm chí không thể xoay, cử động bàn chân.

đau bàn chân có nguy hiểm không
Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương. (Nguồn Internet)

4. Cách chẩn đoán tác nhân gây đau bàn chân chính xác

Với vô vàn nguyên nhân gây đau nhức bàn chân, bác sĩ phải áp dụng những cách chẩn đoán sau để xác định chính xác tác nhân gây ra tình trạng này. Từ đó sẽ áp dụng cách điều trị thích hợp và mang lại hiệu quả cao.

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thu nhập các thông tin cần thiết như: tên, tuổi, nghề nghiệp của bệnh nhân. Tiếp theo, bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng bên ngoài (vết bầm tím, biến dạng xương…) hoặc sờ, ấn vào vị trí bị tổn thương để chẩn đoán tình trạng này. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân miêu tả dấu hiệu đau (âm ỉ hay dữ dội); tình trạng đau đớn diễn ra và kéo dài trong bao lâu? nguyên nhân (cơ học hay tự phát sinh)?…

Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số động tác như: cử động bàn chân, đứng lên, đi lại để đánh giá khả năng cử động và vận động của bàn chân. Nếu bác sĩ còn nghi ngờ về tác nhân gây tình trạng này, họ sẽ áp dụng những cách chẩn đoán khác.

4.2. Chẩn đoán hình ảnh

  • Chụp X-quang: Phương pháp này được áp dụng nếu bác sĩ phỏng đoán đau lòng bàn chân xảy ra do những tổn thương xương, chẳng hạn như: gai xương, u xương hoặc gãy xương…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Qua hình ảnh chi tiết, rõ nét từ phim MRI, bác sĩ sẽ quan sát các mô mềm xung quanh xương khớp của bàn chân và đánh giá cũng như kiểm tra tổn thương. Đồng thời xác định nguyên nhân gây đau đớn ở bàn chân là gì, mức độ tổn thương như thế nào?
  • Siêu âm: Cách chẩn đoán quen thuộc này được nhiều phòng khám, trung tâm y tế áp dụng khi người bệnh bị đau lòng bàn chân để kiểm tra những vấn đề ở gân, cơ, dây chằng.
cách chẩn đoán đau bàn chân
Cách chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây chấn thương. (Nguồn Internet)

5. Một số phương pháp giảm đau bàn chân hiệu quả 

5.1. Biện pháp xử lý tại nhà

Trong thường hợp bạn bị đau bàn chân do nguyên nhân cơ học thì không cần vội đến bệnh viện thăm khám. Đầu tiên, bạn hãy thử áp dụng các biện pháp tại nhà dưới đây để làm thuyên giảm cơn đau và rất có thể các triệu chứng sẽ biến mất sau vài ngày. 

5.1.1. Nằm nghỉ

Khi cơn đau xuất hiện, hãy để bàn chân cũng như cơ thể được nghỉ ngơi. Bạn không nên cố gắng đi lại hoặc vận động quá mạnh. Điều này sẽ gây áp lực lên bàn chân và khiến cơn đau thêm trầm trọng. Sau thời gian khoảng 3 ngày đến 1 tuần, nếu cảm thấy triệu chứng đau nhức giảm dần, bạn hãy đi lại và cử động chân nhẹ nhàng.

5.1.2. Mát xa bàn chân

Đây chính là một trong những cách giảm đau bàn chân đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả rất cao được nhiều người áp dụng. Mát xa bàn chân khoảng 15 – 20 phút mỗi tối khi cơn đau xuất hiện có thể giúp khí huyết lưu thông về khớp bị thương tổn, xoa dịu cơn đau; hạn chế tê bì, cứng khớp. Đồng thời giúp đôi chân hoạt động linh hoạt hơn.

5.1.3. Chườm đá

Biện pháp chườm đá lên vị trí bị tổn thương do bong gân hoặc giãn dây chằng có khả năng giảm sưng, đau và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Cách thực hiện, bạn có thể lấy khăn mềm bỏ đá viên vào rồi cột chặt hoặc lấy túi nhựa đổ đầy đá lạnh vào, sau đó đặt lên bàn chân bị đau. Áp dụng cách này khoảng 15 – 20 phút mỗi lần. Thực hiện liên tục trong vòng 2 – 3 ngày. 

5.1.4. Nâng bàn chân

Đây cũng là cách giảm đau nhức rất hữu hiệu được nhiều bác sĩ khuyến cáo người bệnh áp dụng. Bạn hãy thử dùng một chiếc gối nâng cao chân trong thời gian nghỉ ngơi để giảm triệu chứng sưng đỏ và ngăn ngừa máu lưu thông qua khớp bị tổn thương. 

5.1.5. Dùng miếng đệm chân

Biện pháp này không chỉ giúp đôi chân đỡ mỏi sau một ngày hoạt động, di chuyển liên tục mà còn tránh làm cọ xát vào vùng bị tổn thương. Từ đó giảm đau nhức, khó chịu ở bàn chân.

5.1.6. Thực hiện bài tập kéo giãn

Bên cạnh những phương pháp trên thì người bệnh hãy áp dụng thêm một số bài tập kéo giãn, chẳng hạn như: duỗi thẳng chân, xoay khớp….Nó có tác dụng giảm áp lực cho các khớp xương và mô mềm, đồng thời giảm đau nhức và hạn chế cứng khớp, giúp cử động, di chuyển ở bàn chân trở nên linh hoạt hơn.

biện pháp xử lý đau bàn chân tại nhà
Mát-xa bàn chân bị đau. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Bệnh gout – Triệu chứng, tác nhân, cách chẩn đoán và chữa bệnh

5.2. Điều trị tại đơn vị y tế

Trong trường hợp đau rát bàn chân là biểu hiện cảnh báo bệnh lý xương khớp, các biện pháp xử lý tại nhà chỉ có khả năng giảm đau nhức, sưng, viêm chứ không thể chữa khỏi bệnh. Muốn điều trị bệnh hiệu quả và “tiêu diệt” cơn đau nhức, người bệnh nên tìm đến bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám, sau đó áp dụng cách điều trị thích hợp.

5.2.1. Dùng thuốc Tây y

Nếu đau bàn chân ở mức độ nhẹ, không kèm theo những triệu chứng bất thường khác, thông thường bác sĩ sẽ thăm khám và kê toa thuốc phù hợp. Một số loại thuốc giảm đau thường dùng như: Paracetamol hoặc Ibuprofen; thuốc giãn cơ; thuốc Steroid…đều có tác dụng làm thuyên giảm cơn đau nhanh chóng, thư giãn các cơ, giảm sưng viêm xương khớp hiệu quả. 

Để bàn chân hồi phục nhanh chóng, người bệnh nên uống thuốc theo liều lượng và chỉ dặn của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý ngưng sử dụng thuốc (dù bàn chân không còn đau) để ngăn ngừa bệnh tái phát và nhờn thuốc.

5.2.2. Vật lý trị liệu

Phần lớn các bệnh viện, phòng khám hiện nay đều áp dụng phương pháp này để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Những bài tập vật lý trị liệu đều có khả năng kiểm soát tình trạng đau đớn, giảm căng cơ và sưng nóng bàn chân, đồng thời giảm tê buốt và tăng cường lưu thông máu hiệu quả.

Không chỉ vậy, vật lý trị liệu còn tăng sức mạnh cho hệ xương khớp, tăng tính linh hoạt và nâng cao khả năng cử động, vận động của đôi chân. 

5.2.3. Phương pháp mổ

Phương pháp này thường được chỉ định đối với những bệnh nhân bị đau bàn chân nặng (mạn tính) như: bệnh gout biến dạng; ổ khớp nặng, gãy xương, gai xương có kích thước quá lớn.

cách điều trị đau bàn chân
Phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. (Nguồn Internet)

6. Chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người bị đau bàn chân

6.1. Chế độ ăn uống

Để đẩy lùi tình trạng đau rát bàn chân nhanh chóng, bên cạnh việc áp dụng các mẹo chữa bệnh tại nhà và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. 

  • Nên ăn nhiều rau xanh như: dưa hấu, bơ, bông cải xanh, khoai lang, củ cải đường…bởi rau xanh có tác dụng giảm đau, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho hệ xương khớp; ngăn chặn lão hóa.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 rất tốt cho hệ xương khớp, chẳng hạn cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cá trích, cá thu…người bệnh cần bổ sung ít nhất 2 lần/tuần để tăng khả năng chống viêm, giảm đau nhức.
  • Tăng cường gia vị chống viêm như: gừng, quế, hương thảo, tỏi, nghệ, hành…trong thực đơn ăn uống hằng ngày.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy trà xanh có tác dụng khám viêm, làm chậm quá trình lão hóa và thanh lọc cơ thể…Chính vì vậy, người bệnh nên tiêu uống trà xanh nhưng uống vừa phải, không nên lạm dụng. Bởi trà xanh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 
  • Bên cạnh những thực phẩm cần dung nạp trong thời gian bị đau bàn chân thì người bệnh nên tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích, những thực phẩm nhiều dầu mỡ…Bởi chúng đều gây hại cho sức khỏe và khiến tình trạng đau đớn ngày càng trầm trọng hơn.

6.2. Chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt đúng đắn cũng đóng góp một phần rất lớn trong kế hoạch đẩy lùi tình trạng đau bàn chân. Hãy chú ý đến những điều sau để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn. 

  • Hạn chế đi lại, vận động mạnh, khuân vác hay bưng bê vật dụng nặng.
  • Nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng dành cho người bị đau nhức bàn chân.
  • Thường xuyên ngâm chân vào nước muối hoặc nước ấm để chân được thư giãn.
  • Luyện tập thể dục để duy trì cân nặng ở mức độ cân đối, tránh tình trạng tăng cân.
chế độ ăn uống dành cho người bị đau bàn chân
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý hỗ trợ điều trị bệnh. (Nguồn Internet)

7. Gợi ý một số cách phòng tránh tình trạng đau bàn chân

Theo các bác sĩ chuyên gia, đau bàn chân có thể phát sinh biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, chúng ta phải biết cách phòng tránh tình trạng này trong cuộc sống hằng ngày để không ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc cũng như điều trị tốn thời gian và chi phí. 

  • Chị em nên hạn chế mang giày cao gót hoặc mang giày quá chật, không vừa chân.
  • Giữ cân nặng ở mức độ hợp lý.
  • Vệ sinh bàn chân thường xuyên, luôn mang dép mỗi khi đi ra ngoài, đặc biệt vào những ngày trời mưa ẩm ướt.
  • Khởi động khớp chân nhẹ nhàng trước khi chơi thể thao hoặc thực hiện các bài tập yoga.
  • Trong quá trình làm việc, sinh hoạt hàng ngày hoặc di chuyển nên cẩn thận, tránh bị chấn thương ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là bàn chân.
  • Ăn uống khoa học, điều độ mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, hệ xương khớp chắc khỏe. 
  • Tăng cường các môn thể thao như: ngồi thiền, đi bộ, đạp xe đạp, dưỡng sinh để tăng sức mạnh tổng thể và tăng độ dẻo dai linh hoạt hệ xương khớp.
cách phòng tránh đau bàn chân
Mẹo phòng tránh chấn thương. (Nguồn Internet)

Đau bàn chân do nhiều tác nhân gây ra, mỗi chúng ta nên ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và thăm khám định kỳ thường xuyên để ngăn ngừa các yếu tố phát sinh tình trạng này. Trong trường hợp nếu đau đớn kéo dài dai dẳng, người bệnh cần đến ngay đơn vị y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Mong rằng, bài viết mà Diễm Châu USA dành thời gian chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin sức khỏe hữu ích.

trac-nghiem-suc-khoe