Trật khớp ngón tay để lâu có sao không? Bao lâu thì khỏi?

Trật khớp ngón tay là một chấn thương phổ biến. Nó xảy ra khi xương của ngón tay bị di chuyển (trật khớp) khỏi vị trí bình thường của chúng. Trật khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào của bất kỳ ngón tay nào, nhưng nó xảy ra thường xuyên nhất ở đốt ngón tay giữa của ngón út, áp út, giữa hoặc ngón trỏ.

tìm hiểu chấn thương trật khớp ngón tay
Tình trạng chấn thương thường gặp. (Nguồn Internet)

1. Hiểu như thế nào về tình trạng trật khớp ngón tay?

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, mỗi ngón tay của chúng ta có tất cả 3 khớp, riêng ngón cái chỉ có 2 khớp. Các khớp có nhiệm vụ hỗ trợ ngón tay co, duỗi, cử động nhịp nhàng.

Khớp ngón tay được chia thành 3 khớp nhỏ như sau:

  • Khớp liên sườn: Các khớp liên sườn nằm ở đốt ngón tay, sát phía móng tay nhất. Nguyên nhân gây trật các khớp ngón liên sườn là do vết thương bị hở tại khớp hoặc do chấn thương.
  • Khớp giữa ngón tay: Đây là khớp nối giữa hai đốt xương giữa ngón tay. Yếu tố chính khiến khớp này bị trật là do bị kẹt trong cánh cửa hoặc vận động hay trong quá trình tập luyện.
  • Khớp nối xương bàn tay: Khớp này nằm ở vị trí cuối cùng trong các đốt ngón tay, nối liền bàn tay với ngón tay. Thông thường, các khớp ở vị trí này rất vững chắc, rất ít khi xảy ra tình trạng trật khớp. Nếu có trật khớp tại vị trí này thường chỉ trật khớp ngón tay út. 

Khi ngón tay phải chịu chèn ép hoặc tác động bên ngoài quá lớn, ví dụ như chấn thương trong quá trình chơi thể thao, tai nạn…các xương ngón tay đều có nguy cơ bị chệch, lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Từ đó gây ra hiện tượng trật khớp và khớp ở giữa ngón tay là vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất.

khái quát tình trạng trật khớp ngón tay
Hiện tượng các đốt xương của ngón tay bị lệch ra khỏi vị trí. (Nguồn Internet)

Trật khớp ngón tay là hiện tượng các đốt xương của ngón tay bị lệch ra khỏi vị trí sinh học. Lúc này, người mắc bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, các khớp tay sưng to và đỏ tấy, không thể co, duỗi ngón tay bình thường.

Phụ thuộc vào hướng tác động bên ngoài mà ngón tay sẽ bị trật theo những dạng khác nhau, cụ thể: trật khớp sang bên, trật khớp ra trước, trật khớp ra sau. Đội ngũ y, bác sĩ sẽ áp dụng những cách chẩn đoán về hiện tượng trật khớp tay ở mỗi người. 

2. Nguyên nhân gây trật khớp ngón tay

Trong tất cả các khớp (khớp háng, khớp vai, khớp gối…) thì khớp tay dễ bị trật nhất, bất kỳ ngoại lực với cường độ cao cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến ngón tay và dẫn đến tình trạng trật khớp, chẳng hạn như:

2.1. Chấn thương

Chấn thương trong nghề nghiệp, lao động, tai nạn…các ngón tay tiếp xúc trực tiếp với mặt đất cũng đều góp phần đáng kể dẫn đến hiện tượng trật khớp ngón tay, đặc biệt là trật khớp ngón tay cái trật khớp ngón tay áp út.

Những người thường xuyên chơi các môn thể thao như: bóng chuyền, bóng bầu dục, bóng rổ…rất dễ khiến khớp giữa các ngón tay bị trật. Nguyên nhân là do các ngón tay phải chịu sức ép lớn truyền từ bóng qua khi thực hiện thao tác chặn hoặc bắt bóng. Bên cạnh đó, thủ môn trong bóng đá cũng thường bị chấn thương khớp tay với lý do tương tự.

2.2. Rủi ro trong sinh hoạt 

Trong sinh hoạt hàng ngày nếu bạn không may bị vật dụng nặng đè lên tay, bẻ khớp tay quá mức hay bị kẹt giữa cánh cửa cũng dẫn đến hiện tượng các khớp ngón tay sưng nhức, đau đớn. 

Trong các tác nhân đó, chúng ta thường gặp nhất là bị kẹt các ngón tay giữa cánh cửa. Sức ép từ cửa hoặc bản lề rất lớn khi ngón tay bị kẹp sẽ khiến các đốt xương lệch khỏi khớp. 

2.3. Di truyền

Di truyền cũng là yếu tố góp phần khiến các ngón tay bị trật khớp. Nhiều người có sức khỏe dây chằng yếu bẩm sinh sẽ khiến các dải mô này gặp nhiều khó khăn trong việc cố định các đốt xương tại khớp. Vì vậy dù là chấn thương nhẹ những người này vẫn có rủi ro cao khi bị trật khớp.

nguyên nhân gây trật khớp ngón tay
Nguyên nhân gây ra chấn thương. (Nguồn Internet)

3. Dấu hiệu nhận biết trật khớp ngón tay

Dấu hiệu trật khớp ngón tay tương đối với hiện tượng bong gân và gãy ngón tay. Vì vậy, để phân biệt chính xác triệu chứng ngón tay bị trật khớp, bạn hãy theo dõi nội dung sau đây:

  • Khớp ngón tay đau nhức, khó chịu
  • Khu vực trật khớp sưng lên
  • Ngón tay có xu hướng cong và khó có thể duỗi thẳng
  • Có cảm giác tê hoặc ngứa chạy dọc trên ngón tay bị tổn thương
  • Xuất hiện vết bầm tay quanh các ngón tay
  • Màu da quanh ngón tay nhạt dần vì lưu lượng máu tại đây quá ít
  • Ngón tay bị trật khớp gần như không thể cử động bình thường
triệu chứng trật khớp ngón tay
Những triệu chứng điển hình. (Nguồn Internet)

4. Cách chẩn đoán trật khớp ngón tay phổ biến

Trật khớp ngón tay là tình trạng thường gặp, rất dễ nhầm lẫn với gãy xương với đau xương. Vì vậy, để loại trừ các chấn thương khác và chẩn đoán chính xác tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra như sau: 

  • Chẩn đoán lâm sàng: Trước hết bác sĩ sẽ thu thập một số tài liệu quan trọng từ người bệnh: Tên, tuổi, nghề nghiệp, nguyên nhân bị trật khớp cổ tay. Sau đó sẽ quan sát và kiểm tra những triệu chứng ở các khớp ngón tay bị trật, đồng thời yêu cầu bạn cử động ngón tay. Từ đó, bằng nghiệp vụ và kinh nghiệm của mình, bác sĩ sẽ phán đoán tình trạng chấn thương đang ở mức độ nào, nguyên nhân xảy ra là gì.
  • Chụp X-quang: Đội ngũ kỹ thuật viên hoặc bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện chụp phim X-quang các góc trước, sau, hai bên và góc nghiêng để quan sát chi tiết tình trạng trật khớp ngón tay, đồng thời xem có triệu chứng gãy xương hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Dựa vào hình ảnh từ phim MRI, bác sĩ có thể đánh giá các mô xung quanh khớp và các triệu chứng ở khớp ngón tay.
chẩn đoán tình trạng trật khớp ngón tay
Phương pháp chẩn đoán hiện nay. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Đau bả vai lan xuống cánh tay do đâu và cách chữa trị hiệu quả?

5. Phương pháp điều trị trật khớp ngón tay

Làm gì khi bị trật khớp ngón tay? Tùy thuộc vào mức độ trật khớp tay nặng hay nhẹ khác nhau mà bạn có thể áp dụng cách điều trị linh hoạt khác nhau.

Dưới đây là một số cách trị trật khớp ngón tay hiệu quả, mời bạn tham khảo thêm.

5.1. Biện pháp xử lý tại nhà

Với những trường hợp bị trật khớp ngón tay nhẹ thì có thể thực hiện những cách chữa trị trật khớp ngón tay đơn giản, an toàn và dễ thực hiện dưới đây:

5.1.1. Chế độ nghỉ ngơi

Ngay khi bị trật khớp ngón tay có liên quan đến mô mềm hoặc do vận động quá nhiều, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi, bạn nên hạn chế vận động, bưng bê vận dụng nặng. Điều này vừa giúp bạn tránh những tác động bên ngoài tổn thương đến khớp tay vừa giúp khớp có thời gian hồi phục nhanh. 

5.1.2. Chườm đá

Đây cũng là mẹo chữa trật khớp ngón tay tại nhà hiệu quả. Trật khớp sẽ gây ra những cơn đau nhức, khó chịu ở ngón tay. Lúc này, chườm đá là giải pháp phù hợp giúp thuyên giảm tình trạng này. Nhiệt độ lạnh có thể khắc phục nhanh tình trạng đau đớn và sưng viêm. Hơn thế còn giúp sát trùng tổn thương và ngăn ngừa không cho tình trạng viêm nhiễm kích hoạt cản trở đến quá trình hồi phục. 

Lưu ý: Trước khi chườm lạnh, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ các ngón tay để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra, bọc đá cẩn thận trong một mảnh vải mỏng để hạn chế tình trạng làm da bị bỏng lạnh. Mỗi ngày, bạn nên chườm đá 3 – 4 lần, mỗi lần 15 – 20 phút.

5.1.3. Kéo căng ngón cái 

Cách làm này có thể làm giảm đau đớn hiệu quả, bạn hãy kéo ngón tay bị đau bằng những ngón tay còn lại trong khoảng 20 giây. 

Bên cạnh đó, xoa bóp cũng cách chữa bị trật khớp ngón tay tại nhà khá an toàn và mang lại hiệu quả cao. Song để đạt được kết quả như mong muốn, người bệnh cần kiên trì xoa bóp đều đặn và thường xuyên. 

biện pháp xử lý chấn thương trật khớp ngón tay
Biện pháp xử lý chấn thương tại nhà. (Nguồn Internet)

5.2. Điều trị tại cơ sở y tế

Nếu áp dụng các mẹo chữa trật khớp ngón tay tại nhà nhưng tình trạng đau đớn vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín ngay lập tức để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Họ sẽ giúp các khớp ở ngón tay của bạn nhanh chóng hồi phục trở lại và không gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của cả bàn tay.

Bạn không nên trì hoãn sẽ khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, giảm khả năng phục hồi khớp tay mà còn tăng nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.

Tùy thuộc vào tình trạng chấn thương và sức khỏe của người bệnh, y, bác sĩ sẽ chỉ định một trong những cách chữa trị như sau:

5.2.1. Nắn khớp

Nắn khớp sẽ giúp xương ngón tay về đúng vị trí cũ. Trước khi áp dụng phương pháp thủ thuật này, thông thường bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cục bộ cho khu vực tay bị tổn thương. Sau khi nắn khớp, bạn cần chụp phim X-quang để kiểm tra xương, khớp đã vào đúng vị trí cũ hay chưa.

5.2.2. Đeo nẹp

Cách trị trật khớp ngón tay này được áp dụng ngay sau khi xương khớp tay đã được nắn chỉnh. Bạn sẽ được chỉ định đeo nẹp để bảo vệ và cố định ngón tay bị thương cho đến khi hồi phục. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế cử động, di chuyển ngón tay để tránh hiện tượng trật khớp tái phát.

Tùy vào mức độ chấn thương nhẹ hoặc nặng bạn có thể đeo nẹp trong vài tuần hoặc vài tháng, nhưng không nên đeo quá lâu sẽ khiến khớp bị đơ cứng vĩnh viễn và hạn chế khả năng vận động ngón tay.

5.2.3. Phẫu thuật 

Trong trường hợp nếu chấn thương liên quan đến rách dây chằng hoặc gãy xương thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật. Phương pháp này có khả năng nắn chỉnh xương, ổn định và phục hồi khả năng vận động của ngón tay mà không gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh.

phương pháp điều trị trật khớp ngón tay
Điều trị trật khớp ngón tay tại bệnh viện. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Trật khớp cổ tay do nguyên nhân nào gây ra? Cách điều trị

6. Trật khớp ngón tay bao lâu thì khỏi

Trật khớp ngón tay bao lâu thì khỏi? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là ba yếu tố chính: nguyên nhân, mức độ tổn thương và phương pháp điều trị.

Thông thường đối với tình trạng trật khớp tay nhẹ, áp dụng biện pháp tại nhà để chữa trị thì thời gian phục hồi các ngón tay khoảng vài tuần đến 1 tháng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trật khớp nặng được điều trị tại bệnh viện thì khoảng 1 tháng để bạn quay trở lại hoạt động bình thường và khoảng 6 tháng để ngón tay có thể phục hồi toàn bộ.

Cũng có một số trường hợp, trật khớp ngón tay đi kèm với đứt dây chằng hay gãy xương nếu không điều trị kịp thời bạn có thể bị đau nhức, cứng ngón tay trong thời gian dài, thậm chí là vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm, các ngón tay sẽ hồi phục sớm và không để lại biến chứng gì.

Ngoài ra, để vết thương mau lành bạn cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. 

Trật khớp ngón tay thông thường sẽ khỏi sau một thời gian ngắn.
Thông thường chấn thương sẽ khỏi sau một thời gian ngắn. (Nguồn Internet)

Ai cũng có nguy cơ đối diện với chứng trật khớp ngón tay trong chốc lát, sẽ không đáng lo ngại nếu tình trạng thuyên giảm sau vài ngày điều trị tại nhà. Nếu cơn đau kéo dài thường xuyên, bạn không nên chủ quan và hãy đi khám ngay để bác sĩ đưa ra phác đồ chữa trị đúng cách trước khi biến chứng xảy ra.

Mong rằng, nội dung tham khảo về chấn thương trật khớp ngón tay được Diễm Châu tổng hợp trên đây sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn mau chóng lành bệnh và trở lại nhịp sống sinh hoạt bình thường.

trac-nghiem-suc-khoe