Bị trật khớp cổ tay mấy ngày thì khỏi? Có cần bó bột không?

Trật khớp cổ tay xảy ra khi một vết rách ở bất kỳ dây chằng nào trong số này có thể dẫn đến hai hoặc nhiều xương cổ tay bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường của chúng.

Chấn thương này là do ngã trên một bàn tay dang rộng. Hầu hết các trường hợp trật khớp cổ tay liên quan đến xương lunate của hàng gần của xương cổ tay và các xương khác. Khi trật khớp xảy ra, xương bị ảnh hưởng không còn khớp với các xương liền kề.

chấn thương trật khớp cổ tay
Khớp cổ tay bị trật – Chấn thương thường gặp. (Nguồn Internet)

1. Trật khớp cổ tay là gì?

Cổ tay ở mỗi người gồm có 8 xương nhỏ, chúng liên kết với nhau bằng một mạng lưới dây chằng để hỗ trợ quá trình cử động, di chuyển. Khi một xương nhỏ hoặc dây chằng bị đứt, rách thì lúc đó tình trạng trật khớp cổ tay xuất hiện. Điều này khiến một hoặc nhiều xương cổ tay bị đẩy ra khỏi vị trí ban đầu dẫn đến chứng đau đớn, nhức mỏi dữ dội.

Ai cũng có nguy cơ bị trật khớp cổ tay, nhưng vận động viên bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục, đấu vật hoặc các môn tiếp xúc trực tiếp khác có nguy cơ bị trật khớp tay cao hơn. 

Một số loại trật khớp cổ tay thường gặp như sau:

  • Gãy xương vùng cẳng tay: Chấn thương này xảy ra khi người bệnh bị té ngã trong tư thế ngửa người quá mức hoặc tác động trực tiếp lên xương cẳng tay, dẫn đến tình trạng gãy, nứt.
  • Gãy Galeazzi: Khi bị gãy Galeazzi, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn ở cổ tay và các mô mềm ở khu vực xung quanh. Có khá nhiều tác nhân gây ra chấn thương này nhưng chủ yếu là do bị ngã (xuống nền cứng) trực tiếp tác động đến cổ tay.
  • Trật khớp quanh xương nguyệt: Đây là tình trạng trật khớp có thể dẫn đến cơn đau nhức, sưng to ở cổ tay. Chấn thương này xảy ra khi dây chằng xung quanh cổ tay bị tổn thương nặng.
  • Trật khớp xương bán nguyệt: Theo các bác sĩ chuyên khoa, xương bán nguyệt nằm ở giữa cổ tay, cung cấp cấu trúc thường tầng cho bàn tay và hỗ trợ các hoạt động của cổ tay. Trật khớp xương bán nguyệt là tình trạng xương bán nguyệt lệch ra khỏi vị trí cố định trong khi các xương khác vẫn nằm đúng vị trí của nó.
tìm hiểu chung về tình trạng trật khớp cổ tay
Tìm hiểu chung về chấn thương. (Nguồn Internet)

2. Trật khớp cổ tay biểu hiện như thế nào?

Đau đớn dữ dội và sưng to ở cổ tay là triệu chứng điển hình của chấn thương khớp cổ tay. Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh cố gắng xoay, gập hoặc di chuyển cổ tay. Ngoài ra, trật khớp cổ tay còn có những biểu hiện khác như:

  • Vùng cổ tay sưng tấy, bầm tím
  • Khi sờ hoặc ấn vào cổ tay, da thường mềm hơn so với các bộ phận khác
  • Cử động cổ tay vô cùng khó khăn
  • Đầu ngón tay, nhất là ngón trỏ, ngón cái ngứa ran
  • Cổ tay bắt đầu biến dạng 
  • Các đầu ngón tay tê cứng
triệu chứng trật khớp cổ tay
Nhận biết dấu hiệu trật khớp. (Nguồn Internet)

3. Các nguyên nhân dẫn đến trật khớp cổ tay

Bất kỳ tác động lớn nhỏ nào cũng khiến khớp tay bị trật ra khỏi vị trí. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra chấn thương này:

  • Tai nạn giao thông hoặc tai nạn nghề nghiệp bất ngờ ập đến
  • Bị ngã từ trên cao xuống
  • Trong quá trình chơi thể thao bị va chạm dẫn đến chấn thương
  • Dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép
  • Thường xuyên bưng bê vật dụng nặng
  • Nâng tạ, tập tạ sai cách
  • Té ngã khi trượt tuyết, trượt băng hoặc té khi trượt patin

Bên cạnh đó, dây chằng ở cổ tay chịu áp lực lớn cũng khiến cổ tay bị trật khớp. Áp lực này có thể liên quan đến các hoạt động thường ngày như: gập cổ tay liên tục, đi bộ bằng nạng hoặc dùng tay đẩy xe lăn.

nguyên nhân gây trật khớp cổ tay
Những nguyên nhân chính gây chấn thương cổ tay. (Nguồn Internet)

4. Những biến chứng khó lường của chứng trật khớp cổ tay

Trật khớp cổ tay là chấn thương thường gặp tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời hiện tượng này sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

  • Thoái hóa khớp
  • Cổ tay lỏng lẻo, mất tính ổn định
  • Các dây thần kinh trung ương bị chèn ép
  • Hoại tử vô mạch ở khớp cổ tay

Chính vì vậy khi gặp phải tình trạng trật khớp cổ tay, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ tiến hành kiểm tra, thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ trị liệu hợp lý. 

biến chứng trật khớp cổ tay
Biến chứng nguy hiểm. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Giãn dây chằng cổ tay: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

5. Bị trật khớp cổ tay phải làm sao?

Khi bị trật khớp cổ tay, không ít người bệnh lo lắng và bối rối không biết trật khớp cổ tay phải làm sao

Theo các chuyên gia y tế, ngay khi phát hiện triệu chứng của tình trạng này, người bệnh nên có cách xử lý kịp thời nhằm hạn chế những hệ quả mà chấn thương trật khớp cổ tay để lại. Dưới đây là những cách chữa trật khớp cổ tay hiệu quả.

5.1. Điều trị trật khớp cổ tay tại nhà

Đối với tình trạng nhẹ, trật khớp cổ tay mới xuất hiện, người bệnh có thể áp dụng những cách hỗ trợ giảm đau tại nhà như sau:

  • Nghỉ ngơi ít nhất 48 giờ đồng hồ để cổ tay được thư giãn và giảm đau
  • Chườm đá vào vị trí cổ tay đang bị thương. Người bệnh nên sử dụng một túi đá lạnh chườm vào cổ tay bị đau, mỗi lần chườm khoảng 20 – 30 phút, một ngày chườm 4 – 5 lần
  • Nâng phần cổ tay cao hơn so với tim – Đây cũng là cách xoa dịu cơn đau hiệu quả, đồng thời làm giảm hiện tượng sưng tấy ở cổ tay
  • Băng bó phần cổ tay bị đau để ngăn ngừa tình trạng sưng viêm và biến chứng nguy hiểm
  • Dùng các loại thuốc giảm đau, giảm viêm như: ibuprofen, acetaminophen

Lưu ý: Người bệnh nên uống thuốc theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ để tránh tác dụng phụ (viêm loét dạ dày, ảnh hưởng đến gan, thận…) và nguy hại đến tính mạng. 

Áp dụng cách chữa trật khớp cổ tay tại nhà đối với người bị chấn thương nhẹ sẽ mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên phải mất một khoảng thời gian khá lâu (vài tuần đến 1 tháng) các triệu chứng của bệnh mới thuyên giảm. Vì vậy, đòi hỏi người bệnh phải nghiêm túc và kiên trì thực hiện.

cách điều trị trật khớp cổ tay tại nhà
Chườm đá cũng là cách điều trị chấn thương. (Nguồn Internet)

5.2. Điều trị tại đơn vị y tế

Với những trường hợp bị trật khớp cổ tay lâu ngày áp dụng các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả cao, bác sĩ có thể quan sát, chẩn đoán và yêu cầu bệnh nhân phẫu thuật để ngăn ngừa những rủi ro đáng tiếc. 

Thông thường, đội ngũ bác sĩ sẽ thực hiện nối các xương về vị trí cũ, cải thiện các vấn đề về cấu trúc xung quanh cổ tay và điều chỉnh dây chằng bị tổn thương.

Đối với những bệnh nhân bị chấn thương trật khớp cổ tay nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch ở cổ tay một lộ khớp và đưa khớp trở lại vị trí cố định của nó. Hoặc bác sĩ sẽ sử dụng ghim, vít, dụng cụ để cố định khớp tay. Song trong quá trình tiến hành có thể làm tăng nguy cơ chảy nhiều máu, nhiễm trùng và làm hỏng phần cứng ở cổ tay.

điều trị trật khớp cổ tay tại cơ sở y tế
Điều trị tại đơn vị ý tế. (Nguồn Internet)

5.3. Vật lý trị liệu chữa trật khớp cổ tay

Đây cũng là cách chữa trật khớp cổ tay có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hồi phục cổ tay diễn ra nhanh hơn. Dựa vào mức độ tổn thương ở khớp tay, có thể các bác sĩ chuyên khoa sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện một số bài tập để tăng cường độ bám của các khám và nâng cao sức khỏe của các cơ ở bắp tay.

Một số bài tập được bác sĩ khuyến cáo thực hiện như sau:

5.3.1. Uốn cong cổ tay

Bài tập này tương đối dễ thực hiện, người bệnh chỉ cần uốn cong cổ tay từ phải sang bên trái và ngược lại cho đến khi cảm thấy cổ tay căng nhưng không đau nhức. Duy trì tư thế này khoảng 5 giây và thực hiện trong 2 hiệp với 15 lần/ hiệp.

5.3.2. Mở rộng cổ tay

Khi thực hiện động tác này, cổ tay được uốn cong về phía sau đến khi cảm thấy căng nhưng không đau đớn. Duy trì tư thế này ít nhất 5 – 10 giây và thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 cái.

5.3.3. Gập tay

Bệnh nhân gập cong cổ tay về đằng trước cho đến khi có cảm giác căng nhưng không cảm thấy đau. Duy trì tư thế này khoảng 6 giây, lặp lại 10 lần. Thư giãn 30 giây và thực hiện lại các thao tác.

5.3.4. Kéo gập cổ tay

Thực hiện bài tập này bằng cách giữ thăng bằng khuỷu tay với lòng bàn tay trái hướng lên. Tiếp theo, bệnh nhân dùng bàn tay phải nắm lấy các ngón tay trái và kéo chúng xuống để làm giãn cổ tay, đồng thời giữ tư thế này khoảng 30 giây.

liệu pháp trị liệu vật lý chữa trật khớp cổ tay
Một số bài tập giảm đau hữu ích. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Trật khớp ngón tay: Nguyên nhân do đâu và cách điều trị

6. Trật khớp cổ tay bao lâu thì lành?

Thời gian chữa bệnh trật khớp cổ tay tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu bạn chỉ cần một thủ tục giảm thiểu, bạn sẽ hồi phục trong vòng hai hoặc ba tháng. Tuy nhiên, nếu bạn cần phẫu thuật, có thể mất sáu tháng đến một năm để hồi phục hoàn toàn.

Nếu chấn thương nhẹ, các khớp xương cổ tay sẽ hồi phục trong vòng vài tuần đến 1 tháng với cách chăm sóc tại nhà. Còn đối với chấn thương nặng phải phẫu thuật thì thời gian phục hồi rất lâu, mất khoảng 6 tháng đến 1 năm.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chăm sóc vết thương đúng cách, thực hiện vật lý trị liệu đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu cảm giác đau nhức ở cổ tay và giúp vết thương nhanh lành.

Không chỉ vậy, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý bằng cách tăng cường tiêu thụ các thực phẩm tốt cho hệ cơ xương khớp. Thay đổi thói quen xấu như: không vận động, cử động mạnh; hạn chế dùng tay để làm việc nặng. Có như vậy, khớp tại cổ tay mới nhanh hồi phục. 

trật khớp cổ tay bao lâu thì lành
Cổ tay sẽ nhanh hồi phục nếu chăm sóc đúng cách. (Nguồn Internet)

Trật khớp cổ tay là chấn thương rất dễ mắc phải. Nếu nhẹ thì có thể hồi phục trong thời gian ngắn, nặng sẽ dẫn đến chứng bệnh mãn tính phải tiến hành phẫu thuật. Vì vậy, thông qua bài viết hôm nay, Diễm Châu hi vọng bạn đọc có thể nắm rõ những thông tin liên quan đến chấn thương này để điều trị hoặc có cách phòng ngừa phù hợp.

trac-nghiem-suc-khoe