Trật khớp đầu gối bao lâu thì khỏi? Nên làm gì khi bị trật khớp gối?

Trật khớp đầu gối” liên quan đến hai xương khác tạo nên khớp gối: xương đùi (xương đùi) và xương ống quyển (xương chày). Khi đầu gối của bạn bị trật khớp, xương đùi và xương chày không còn kết nối ở khớp gối nữa. Một trong các xương đã bị ép về phía sau hoặc về phía trước so với xương còn lại

tìm hiểu về chấn thương trật khớp đầu gối
Khớp gối bị trật là chấn thương nghiêm trọng. (Nguồn Internet)

1. Trật khớp đầu gối là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu chấn thương trật khớp đầu gối là gì Diễm Châu sẽ giới thiệu khái quát về cấu trúc đầu gối.

Theo các chuyên gia y tế về cơ xương khớp, đầu gối là một cấu trúc tương đối phức tạp. Cấu tạo của đầu gối gồm ba xương chính, đó là: xương bánh chè, xương chày và xương đùi. Bên cạnh đó, dây chằng, các sụn và gân khác nhau trong đầu gối cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khớp gối hoạt động nhịp nhàng.

Trật khớp đầu gối xuất hiện khi xương chày và xương đùi chịu tác động từ ngoại lực bị tách ra khỏi vị trí cố định. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được sự đau đớn, khó chịu ở khớp gối và khiến việc đi lại, vận động vô cùng khó khăn. 

Trật khớp gối là chấn thương nghiêm trọng. Nếu chậm trễ trong việc thăm khám hoặc áp dụng sai phương pháp chữa trị sẽ khiến dây chằng, dây thần kinh và các mạch máu bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu trật khớp đầu gối, người bệnh cần tìm đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý.

chấn thương trật khớp đầu gối
Các bộ phận chính của đầu gối. (Nguồn Internet)

2. Biểu hiện đặc trưng khi bị trật khớp đầu gối

Khi bị trật khớp gối, người bệnh sẽ thấy vùng đầu gối bị tổn thương sưng tấy, đau nhức. Trên thực tế, các triệu chứng này thường có chiều hướng tăng dần theo thời gian. Không ít trường hợp, khớp gối đã trở lại hoạt động bình thường nhưng cảm giác đau nhức và sưng tấy vẫn đeo bám dai dẳng. Bởi một khi gặp chấn thương, các bộ phận trong khớp gối rất khó hồi phục hoàn toàn và ổn định như lúc ban đầu.

Dưới đây là những biểu hiện phổ biến của chấn thương trật khớp đầu gối mà bạn cần biết để có biện pháp can thiệp sớm.

  • Vùng đầu gối bị chấn thương đau nhức dữ dội, thậm chí không thể cử động hoặc duỗi thẳng
  • Khi bị chấn thương, người bệnh sẽ nghe tiếng kêu “rộp” phát ra từ đầu gối 
  • Đầu gối xuất hiện vết bầm tím, sưng to
  • Đầu gối lỏng lẻo, không ổn định
  • Các bộ phận của đầu gối bị lệch ra khỏi vị trí cố định
  • Khó khăn trong quá trình đi lại, thực hiện các hoạt động hằng ngày

Khi phát hiện ra biểu hiện của chấn thương trật khớp đầu gối, nếu người bệnh không sớm điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Các dây thần kinh ở đáy chậu chạy dọc theo rìa ngoài của bắp chân bị chèn ép
  • Bị vỡ hoặc tắc nghẽn động mạch và tĩnh mạch ở phía sau đầu gối
  • Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu tiến triển nặng
  • Tắc nghẽn mạch máu là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm, nếu điều trị chậm trễ trong vòng 8 giờ đồng hồ, người bệnh sẽ có trên 85% cần phẫu thuật cụt chi. Còn nếu điều trị kịp thời trong 8 giờ, nguy cơ bị cụt chi khoảng 11%
triệu chứng trật khớp đầu gối
Vùng gối đau nhức, sưng to. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân hàng đầu gây trật khớp đầu gối

Trật khớp gối xuất hiện khi có tác động mạnh lên khớp gối đột ngột, chẳng hạn như va chạm trong giao thông, bị té ngã, chấn thương trong quá trình tập luyện hoặc chơi thể thao…và do nhiều yếu tố khác gây ra. Sau đây là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng này.

  • Tai nạn: Tai nạn trong nghề nghiệp, tai nạn trong giao thông nếu đầu gối bị va đập mạnh xuống mặt đất hoặc các bề cứng thì nguy cơ bị trật khớp rất cao.
  • Chấn thương: Va chạm trong lúc chơi thể thao cũng là nguyên nhân chính khiến khớp gối bị trật ra khỏi vị trí cố định. Bên cạnh đó, khi vận động viên va chạm với sàn hoặc mặt đất khi đầu gối uốn cong hoặc duỗi ra quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị trật khớp đầu gối.
  • Té ngã đột ngột. Hiện tượng này thường xảy ra ở vận động viên nhảy cao, nhảy xa, trượt tuyết, trượt băng không thể kiểm soát được tốc độ khiến đầu gối đập mạnh xuống đất.
  • Ngoài ra, bất cẩn trong sinh hoạt hằng ngày như: trượt nền nhà, ngã cầu thang, bước hụt chân vào một hố sâu trên mặt đất cũng đều là yếu tố khiến khớp gối bị trật.
nguyên nhân gây trật khớp đầu gối
Nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương. (Nguồn Internet)

4. Cách chẩn đoán trật khớp đầu gối

Trật khớp đầu gối ảnh hưởng rất lớn đến khả năng đi lại, vận động. Chính vì vậy nếu cảm thấy đau ở khớp gối hoặc nghi ngờ khớp gối bị trật, người bệnh nên đến đơn vị y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Khi người bệnh đến cơ sở y tế, y bác sĩ sẽ quan sát đầu gối ở nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời áp dụng những cách chẩn đoán dưới đây để xác định nguyên nhân gây chấn thương.

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Trước hết, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng xung quanh đầu gối (sưng to, vết bầm, biến dạng), đồng thời yêu cầu người bệnh cử động đi lại nhẹ nhàng. Tiếp theo, bác sĩ sẽ ấn trực tiếp vào đầu gối để xác định mức độ tổn thương của các dây thần kinh, gân và dây chằng đầu gối. Từ đó phỏng đoán nguyên nhân gây ra chấn thương và chấn thương đang ở mức độ nào (nhẹ hay nặng).

Rách dây chằng là một hiện tượng phổ biến và có liên quan đến trật khớp đầu gối. Bên cạnh đó trật khớp cũng gây tổn thương đến mạch máu và dây thần kinh. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu hoặc xúc giác đầu gối. Vì vậy, bác sĩ có thể sẽ tiến hành kiểm tra các thay đổi về nhiệt độ, màu sắc từ da đầu gối để xác định chính xác mức độ tổn thương.

4.2. Chẩn đoán đo điện cơ chân

Sau khi chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đo điện cơ chân để kiểm tra cơ và dây chằng. Thông thường đội ngũ bác sĩ sẽ đưa một cây kim nhỏ vào cơ địa để ghi lại hoạt động điện. Phương thức chẩn đoán này có thể đo tốc độ và tín hiệu từ các dây thần kinh. 

4.3. Chẩn đoán bằng hình ảnh

  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp bác sĩ thấy được xương có bị trật ra khỏi vị trí cố định hay không, đồng thời biết được các vấn đề gãy hoặc nứt xương do nguyên nhân nào gây ra.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Cách chẩn đoán này có thể giúp bác sĩ phát hiện được dây chằng hoặc các mô mềm có bị tổn thương ở đầu gối. Ngoài ra, phim MRI có thể cho thấy các chấn thương thần kinh ở đầu gối.
  • Chụp động mạch: Đây là phương pháp chẩn đoán dùng hình ảnh X-quang để xác định lưu lượng máu trong tĩnh mạch của bệnh nhân. Việc làm này có thể giúp bác sĩ kiểm tra mức độ tổn thương các mạch máu do trật khớp đầu gối gây ra.
cách chẩn đoán trật khớp đầu gối
Những cách chẩn đoán trật khớp gối hiện nay. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Bị giãn dây chằng gối nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị

5. Phác đồ điều trị trật khớp đầu gối hiệu quả

Khi bị trật khớp đầu gối, người nhiều không khỏi hoang mang và lo lắng không biết trật khớp đầu gối nên làm gì

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ngay khi xảy ra chấn thương, người bệnh nên giữ yên phần trên và phần dưới của chân. Đồng thời cố định chỗ trật để khớp xương không bị lung lay. Tuy nhiên, không nên cố đẩy khớp gối về lại vị trí cũ, điều này có thể khiến khớp gối bị tổn thương nặng nề hơn. 

Trật khớp khối là chấn thương nguy hiểm không thể điều trị khỏi tại nhà. Chính vì vậy, người bệnh nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để bác sĩ kiểm tra và áp dụng cách điều trị phù hợp. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ y khoa, có rất nhiều cách điều trị trật khớp gối chân mang lại hiệu quả cao, cụ thể:

5.1. Điều trị không phẫu thuật

Với những trường hợp bị trật khớp gối nhẹ, bác sĩ sẽ điều chỉnh xương bánh chè về đúng vị trí của nó. Trong quá trình chỉnh lại xương, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc an thần với mục đích giảm đau đớn cho người bệnh. 

Sau khi xương trở về vị trí ban đầu, bệnh nhân sẽ đeo nẹp trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng để đầu gối lành lại. Bên cạnh đó, nẹp cũng có tác dụng ổn định đầu gối và phòng tránh tình trạng xương bánh chè lệch trở lại.

cách điều trị trật khớp đầu gối không phẫu thuật
Cách điều trị không phẫu thuật. (Nguồn Internet)

5.2. Điều trị phẫu thuật 

Đối với trường hợp nặng như: gãy xương, viêm gân, rách dây chằng, tổn thương mạch máu hoặc dây chằng bị chèn ép… không thể điều trị bằng cách nắn chỉnh, bác sĩ sẽ quan sát và chỉ định mổ. 

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định phẫu thuật ngay. Thông thường bệnh nhân bị trật khớp đầu gối khoảng 1 – 3 tuần, bác sĩ mới tiến hành mổ. Lý giải về điều này, bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết: Để khớp có thời gian giảm đau nhức và sưng viên. Trong thời gian đợi mổ, bệnh nhân sẽ mang nẹp chân, giữ chân nâng cao đồng thời chườm đá lên khu vực bị tổn thương để giảm nhanh tình trạng đau nhức, sưng đỏ.

Có nhiều cách phẫu thuật trật khớp gối chân, chẳng hạn như: phẫu thuật mở, phẫu thuật nội soi…Phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ áp dụng cách phẫu thuật phù hợp. 

Cách chữa trật khớp đầu gối này khá đơn giản, thường được tiến hành nhanh và mang lại hiệu quả cao. Song có thể để lại những biến chứng sau hậu phẫu thuật như: cứng khớp mãn tính, dị dạng khớp, nhiễm trùng, dây thần kinh chịu áp lực…Vì vậy, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh nên lựa chọn đơn vị y tế chất lượng; có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, dày kinh nghiệm để gửi gắm sức khỏe và yên tâm thực hiện thủ thuật.

phẫu thuật tình trạng trật khớp đầu gối
Phương pháp mổ. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Đau khớp gối là gì? Mách bạn cách chữa bệnh hiệu quả

6. Trật khớp đầu gối bao lâu thì khỏi?

Sau khi nắn chỉnh hoặc phẫu thuật khớp gối xong, không ít bệnh nhân thắc mắc trật khớp đầu gối bao lâu thì khỏi? 

Theo các bác sĩ, sau khi nắn hoặc phẫu thuật người bệnh sẽ được hướng dẫn một số bài vật lý trị liệu để giúp vết thương nhanh hồi phục và khôi phục các hoạt động bình thường của khớp.

Trật khớp đầu gối bao lâu thì khỏi? Phụ thuộc vào cách chăm sóc vết thương, chế độ ăn uống và ý thức của người bệnh. 

Nếu người bệnh chăm sóc xương khớp đúng cách, bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp, hạn chế vận động mạnh, không mang vác nặng, không sử dụng rượu bia. Đồng thời thực hiện các bài tập đúng cách và đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ thì vết thương sẽ nhanh hồi phục và người bệnh sớm trở lại nhịp sống bình thường. 

trật khớp đầu gối bao lâu thì khỏi
Phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà chấn thương hồi phục nhanh hoặc chậm. (Nguồn Internet)

Mong rằng nội dung bài viết trên đây có thể cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin chi tiết về tình trạng trật khớp đầu gối để từ đó có cách bảo vệ hệ thống xương khớp nói chung và đầu gối nói riêng đúng cách nhằm phòng tránh chấn thương.

trac-nghiem-suc-khoe