Đau khớp gối là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nguyên nhân đau khớp gối thường liên quan đến lão hóa, chấn thương hoặc căng cơ lặp đi lặp lại trên đầu gối. Các vấn đề về đầu gối thường gặp bao gồm bong gân hoặc căng dây chằng, rách sụn, viêm gân và viêm khớp.

Đau khớp gối là bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ thống xương khớp. Mặc dù ít gây ra những biến chứng nguy hiểm nhưng căn bệnh này tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, học tập và công việc của người bệnh. Hãy cùng Diễm Châu tìm hiểu kiến thức liên quan đến căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

1. Đau khớp gối là gì?

Đau khớp gối là bệnh chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, nhất là những người ít vận động, lười tập thể dục thể thao. Theo các bác sĩ chuyên môn, đây có thể là hiện tượng đơn thuần nhưng cũng có thể là dấu hiệu điển hình của nhiều căn bệnh liên quan đến xương khớp như: viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối, chấn thương khớp gối hoặc các bệnh u ác tính…

đau khớp gối đang có xu hướng trẻ hoá
Đau khớp gối là bệnh thường gặp ở người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. (Nguồn Internet)

Đau khớp gối làm cho lượng chất nhờn tiết chế ít khiến các khớp khô khan, cử động kém linh hoạt. Chính vì thế, các đầu sụn khớp bị bào mòn và tình trạng thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng và trầm trọng hơn.

Cơn đau nhức thường phát sinh ở trong hoặc xung quanh khớp gối. Bệnh xuất hiện có thể gây ra những tổn thương ở khớp gối hoặc tác động từ mô mềm, gân, dây chằng, túi hoạt dịch bao quanh khớp gối. Một số trường hợp chỉ bị đau nhẹ, trong khi những người khác có thể bị đau dữ dội gây trở ngại đến đời sống sinh hoạt, học tập và công việc. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hoặc nhẹ và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

2. Nguyên nhân gây đau khớp gối

Tìm hiểu nguyên nhân đau khớp gối giúp người bệnh sớm có biện pháp can thiệp kịp thời nhằm hạn chế bệnh tiến triển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm.

2.1. Yếu tố bệnh lý

Tình trạng bệnh xảy ra do nhiều tác nhân khác nhau, trong đó có liên quan đến những bệnh lý dưới đây:

  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh xuất hiện sẽ dẫn đến triệu chứng đau, sưng đỏ ở khớp gối. Tình trạng đau khớp gối phát sinh từ viêm khớp dạng thấp sẽ được cải thiện tốt nếu người bệnh thường xuyên vận động.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Một số trường hợp, khớp gối có thể bị nhiễm trùng dẫn đến sưng, đau và nhức mỏi đầu gối. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tổn thương trên sụn đầu gối và dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Thoái hóa khớp gối: Người cao tuổi thường mắc phải căn bệnh quái ác này. Đây là hiện tượng các sụn ở đầu gối bị bào mòn tự nhiên khi cơ thể lão hóa. Một khi sụn khớp bị hư tổn sẽ khiến khớp gối bị đau.

Đọc thêm về: Thoái hoá khớp gối là gì? Dấu hiệu và cách chữa bệnh an toàn

  • Viêm gân bánh chè: Đây cũng được xem là nguyên nhân đau khớp gối. Viêm gân bánh chè là tình trạng kích thích và viêm ở một hoặc nhiều gân ở khớp gối, dẫn đến đau nhức. Bệnh thường gặp ở vận động viên xe đạp, điền kinh, nhảy cao, nhảy xa.
  • Bệnh gout: Nhiều người lầm tưởng, bệnh gout không liên quan đến khớp gối. Nhưng, căn bệnh này có những triệu chứng điển hình như sưng, đỏ tấy, nóng và đau ở khớp gối. Bệnh nếu không có biện pháp can thiệp sớm sẽ khiến các khớp sưng, đỏ kéo dài.
  • Hoại tử vô mạch ở đầu gối: Đây là tình trạng mô xương bị tiêu diệt do thiếu nguồn cung cấp máu. Nếu bệnh xảy ra ở đầu gối sẽ có hiện tượng sưng khớp gối và đau nhức dữ dội ở bên trong đầu gối, thậm chí khi người bệnh co, duỗi thẳng đầu gối cũng rất đau đớn và khó khăn trong lúc di chuyển.
Nguyên nhân gây đau khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp gối. (Nguồn Internet)

2.2. Một số yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý đã được chúng tôi đề cập ở trên thì hiện tượng đau khớp gối còn xảy ra do những yếu tố sau đây:

  • Thường xuyên ngồi hoặc đứng một tư thế trong thời gian dài, nhất là nhân viên văn phòng, công nhân may, giáo viên, taxi…là đối tượng có nguy cơ đối mặt với bệnh lý này cao hơn người bình thường.
  • Người hay khuân vác, bê vác hoặc chơi thể thao quá mức cũng là tác nhân khiến khớp gối bị đau.
  • Thừa cân, béo phì là thủ phạm gây bệnh xương khớp nói chung và đau khớp gối nói riêng. Một vài nghiên cứu cho thấy, hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc bệnh đau gối do thừa cân ngày càng tăng nhanh.
  • Những người từng có tiền sử bị chấn thương đầu gối, đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi…cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Ngoài ra, phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót cũng gây áp lực trực tiếp lên sụn và các thành phần của đầu gối tạo cơ hội cho thoái hóa khớp tiến triển nhanh hơn.

3. Biểu hiệu của bệnh đau khớp gối

Những người đang “sống chung” với căn bệnh đau khớp gối thường có những triệu chứng đau đớn, nhức, mỏi khớp gối. Các triệu chứng này sẽ tăng dần theo thời gian nếu không có biện pháp điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể xuất hiện một số biểu hiện như:

  • Cơn đau xuất hiện khi vận động, cử động hoặc ngay cả khi không cử động. Một số bệnh nhân cũng cho biết, cơn đau nhức dữ dội hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời mưa.
  • Sưng khớp gối và xung quanh đầu gối.
  • Viêm đầu gối hoặc viêm quanh khớp gối.
  • Tiếng kêu lục cục khi cử động các khớp, thường gặp vào lúc sáng sớm.
  • Một số triệu chứng đau khớp gối khác như: sốt, khó thở, phát ban, ngứa, sụt cân….
triệu chứng của bệnh đau khớp gối
Đau đớn, sưng đỏ… là triệu chứng điển hình của bệnh đau khớp gối (Nguồn Internet)

4. Đau khớp gối có nguy hiểm không

Đau nhức khớp gối có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân mong muốn có lời giải đáp chính xác. Theo các bác sĩ chuyên khoa, điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ đau ở khớp gối.

Nếu bệnh do chấn thương, độ tuổi, béo phì, do tính chất nghề nghiệp gây ra và bệnh mới xuất hiện (giai đoạn đầu), thì có thể đẩy lùi nhanh chóng và không nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng đau khớp gối là biểu hiện của những bệnh lý: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng như: cứng khớp, teo cơ, tàn phế…gây khó khăn trong quá trình điều trị, tốn kém chi phí và tổn hại đến sức khỏe.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, dù nguyên nhân đau khớp gối là gì thì ngay khi phát hiện những triệu chứng, bệnh nhân cũng cần đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để bác sĩ kiểm tra, thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra yếu tố phát sinh bệnh chính xác và áp dụng phác đồ điều trị hiệu quả. Người bệnh không nên chủ quan, coi thường tình trạng đau, nhức ở khớp gối nhằm hạn chế bệnh chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.

đau khớp gối
Bệnh đau khớp gối nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nặng nề. (Nguồn Internet)

5. Mách bạn cách chữa đau khớp gối an toàn, hiệu quả

Bệnh đau khớp gối tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng khiến người bệnh luôn trong tình trạng đau đớn, nhức mỏi ở khớp gối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và công việc. Vì vậy, khi mắc phải căn bệnh “phiền toái” này hầu hết người bệnh đều tìm kiếm phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả để tình trạng bệnh nhanh chóng được đẩy lùi. Nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ mách bạn cách chữa bệnh an toàn.

5.1. Các biện pháp chăm sóc bệnh tại nhà

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Khi bị đau, mỏi gối người bệnh nên hạn chế vận động, cử động mạnh, đồng thời xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Massage đầu gối: Biện pháp xoa bóp, massage đầu gối không chỉ giúp cơ thể được thư giãn sau một ngày làm việc mà còn giảm tình trạng cơ cứng khớp hiệu quả. Cách chữa bệnh này còn kích thích lưu thông khí huyết, thúc đẩy nước và dưỡng chất được vận chuyển tới nuôi dưỡng sụn khớp nhanh hơn.
  • Thường xuyên vận động, thể dục thể thao: Một trong những nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ là do lười vận động. Chính vì vậy, người bệnh cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa quá trình teo cơ, xương, khớp, đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động của khớp gối.

Đọc thêm về: Đau khớp gối có nên đi bộ không, nên chơi môn thể thao nào?

  • Chườm nóng, chườm lạnh: Đây là cách điều trị viêm khớp gối quen thuộc, an toàn được nhiều người áp dụng. Khi chườm nóng với nhiệt độ cao có thể xoa dịu cơn đau và cải thiện tình trạng cứng khớp. Còn khi chườm lạnh với nhiệt độ thấp có thể giảm viêm, sưng ở đầu gối.
Điều trị đau khớp gối tại nhà
Chườm nóng, chườm lạnh là cách điều trị đau khớp gối tại nhà hiệu quả. (Nguồn Internet)

5.2. Điều trị bằng thuốc Tân dược

Nếu các phương pháp điều trị đau khớp gối tại nhà không mang lại hiệu quả cao, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tân dược theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, vitamin B liều cao, thuốc giãn cơ, thực phẩm chức năng…thường được đội ngũ y, bác sĩ áp dụng chữa bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, thuốc Tân dược tồn tại rất nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến thận, dạ dày, hệ thần kinh, tim mạch… Chính vì vậy, người bệnh nên uống thuốc đúng liều lượng và tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ nhằm hạn chế rủi ro không mong muốn.

5.3. Cố định khớp gối

Đối với những bệnh nhân bị đau khớp gối do chấn thương (nghề nghiệp hoặc tai nạn) thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng đai cố định, bó bột để giữ đầu gối ở đúng vị trí. Cách chữa bệnh này giúp vết thương mau lành và quá trình phục hồi chấn thường diễn ra nhanh hơn.

5.4. Điều trị phẫu thuật

Với những trường hợp đau khớp gối phát sinh từ bệnh lý, mức độ tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc và áp dụng một số phương pháp phẫu thuật sau:

  • Nội soi sửa chữa tổn thương: Chỉ định đối với bệnh nhân bị tổn thương một phần nhỏ hoặc hư tổn xung quanh khớp.
  • Thay khớp gối bán phần: Chỉ định đối với những bệnh nhân bị tổn thương ½ khớp gối không thể phục hồi. Nếu không thay khớp, tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.
  • Thay khớp gối toàn phần: Chỉ định đối với những bệnh nhân bị hư tổn hoàn toàn khớp gối, không có khả năng phục hồi.

Phương pháp phẫu thuật mang lại kết quả cao, đẩy lùi bệnh nhanh chóng nhưng người bệnh có khả năng đối diện với những biến chứng như: mất máu; tổn thương cơ, xương, khớp vĩnh viễn; nhiễm trùng…Vì vậy, người bệnh cần phải lắng nghe bác sĩ chuyên môn giải thích, phân tích kỹ về phương pháp này để tránh tình trạng sốc sau khi phẫu thuật.

phẫu thuật chữa đau khớp gối
Bác sĩ áp dụng phương pháp phẫu thuật đối với tình trạng đau khớp gối nặng. (Nguồn Internet)

6. Những bài tập dành cho người bị đau khớp gối

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên thì những bài tập dưới đây sẽ giúp người bệnh chặn đứng triệu chứng đau khớp gối và cải thiện tình trạng xương khớp đáng kể.

6.1. Bài tập nâng chân

Đây là một trong những bài tập hữu ích dành cho bệnh nhân bị đau, mỏi khớp gối. Bởi nếu thực hiện đúng các động tác sẽ cải thiện sự ổn định, cân bằng và tăng sức mạnh cho chân, đồng thời giảm tác động lên đầu gối. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng, lưng dựa vào tường.
  • Bước 2: Nâng chân sang ngang và lên cao, mũi chân hướng về phía trước.
  • Bước 3: Đứng thẳng người và hạ chân xuống.
  • Bước 4: Thực hiện động tác này 15 – 20 lần mỗi bên.

6.2. Bài tập đứng và ngồi

Thực hiện động tác đứng lên và ngồi xuống sẽ tăng sức mạnh cho chân và giúp đầu gối hoạt động linh hoạt hơn. Sau một thời gian ngắn, bạn có thể di chuyển nhịp nhàng mà không bị đau. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng lên ghế, đôi bàn chân chạm mặt sàn hoặc mặt đất.
  • Bước 2: Hai tay bắt chéo trước ngực.
  • Bước 3: Đứng thẳng dậy nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Từ từ ngồi xuống.
  • Bước 5: Lặp lại bài tập này khoảng 1 phút.

6.3. Bài tập bắt chéo chân

Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau nhức ở khớp gối giảm đáng kể, sức mạnh ở các cơ xung quanh gối tăng lên khi thực hiện bài tập bắt chéo chân đều đặn.

  • Bước 1: Ngồi xếp bằng, lưng giữ thẳng và siết chặt cơ đùi..
  • Bước 2: Duy trì tư thế này 20 – 30 giây.
  • Bước 3: Đổi sang chân bên kia và thực hiện khoảng 3 – 4 lần mỗi bên.

6.4. Bài tập đứng căng bắp chân

Bài tập này không chỉ giảm đau khớp gối mà còn cải thiện tính linh hoạt trong cơ bắp chân và khớp gối. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đứng thẳng người và dang hai chân rộng bằng vai.
  • Bước 2: Sải chân phải về phía trước chân trái.
  • Bước 3: Giữ sao cho đầu gối không chĩa qua ngón chân phải.
  • Bước 4: Chân trái giữ thẳng, nhấn gót chân trái về phía sàn để kéo căng chân trái.
  • Bước 5: Giữ nguyên trong 30 giây, sau đó đổi chân….thực hiện động tác này 3 lần/ngày.

6.5. Bài tập ngồi nâng chân

Bài tập ngồi nâng chân giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp xung quanh đầu gối. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngồi thẳng người trên ghế, hai chân vuông góc 90 độ với mặt đất.
  • Bước 2: Nâng chân phải từ từ lên để song song với mặt đất.
  • Bước 3: Giữ tư thế trong thời gian 30 giây và hạ chân xuống.
  • Bước 4: Đổi chân và lặp lại động tác này 10 lần, mỗi ngày hai lần tập.

Hầu hết các bài tập này đều đơn giản, dễ thực hiện và rất có ích đối với người bị đau, mỏi khớp gối. Bạn có thể tập luyện tại nhà mỗi ngày.

bài tập cho người đau khớp gối
Một số bài tập hữu ích dành cho bệnh nhân đau khớp gối. (Nguồn Internet)

7. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đau khớp gối

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và thủ thuật xâm lấn kịp thời, người bệnh cần phối hợp với chế độ ăn uống lành mạnh nhằm giảm nhẹ các biểu hiện và hỗ trợ kiểm soát bệnh tiến triển nặng. Đối với những trường hợp đã chữa khỏi bệnh cần tiếp tục duy trì lối sống khoa học nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát.

7.1. Người bị đau khớp gối cần bổ sung

Ngoài thuốc Tây y, thực phẩm chức năng, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm dưới đây cũng có thể cung cấp chất nhờn cho bộ phận xương khớp.

  • Trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như: pho mai, sữa chua…đều giàu chất canxi và vitamin D rất tốt cho hệ thống xương khớp.
  • Các loại cá biển như: cá hồi, cá thu, cá ngừ…chứa nhiều khoáng chất, magie, phốt pho, canxi thích hợp cho người bị mỏi khớp gối.
  • Các loại ngũ cốc như: đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan, hạnh nhân, vừng…cũng là nhóm thực phẩm người bị đau khớp gối cần bổ sung vì chứa nhiều omega-3 tốt cho cơ thể.
  • Các loại thịt như: thịt lợn, thịt gà, sụn, xương ống, xương sườn…giàu thành phần chondroitin và glucosamine giúp xương, sụn khớp chắc khỏe.
  • Một số loại trái cây như: táo, lê, cam, dâu…hoặc rau củ quả nên bổ sung như: súp lơ, cải xanh, cần tây, cà chua, cà rốt, bí xanh hay nấm…đều dồi dào khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa kháng viêm, có vai trò quan trọng là tăng sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ xương khớp chắc khỏe.

Đọc thêm về: Đau khớp gối uống gì và danh sách thức uống cần bổ sung

7.2. Người bị đau khớp gối cần hạn chế

Ngoài việc tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên thì người mắc bệnh phải căn bệnh “phiền toái” này cần tránh một số nhóm thực phẩm để hạn chế bệnh đau khớp gối thêm trầm trọng. Phải kể đến một số thực phẩm đó như sau:

  • Thức ăn chế biến sẵn; thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ, chất phụ gia như: khoai tây chiên, xúc xích, lạp xưởng, thịt muối, gà rán…
  • Nội tạng động vật hoặc thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt trâu…
  • Đồ ngọt như bánh kẹo, hoa quả sấy khô…đều không tốt cho người bị đau nhức khớp gối.
  • Ngoài ra, rượu, cà phê, thuốc lá hay đồ uống có ga…người bệnh cũng nên hạn chế.
dinh dưỡng cho người đau khớp gối
Người bị đau khớp gối nên ăn và không nên ăn gì? (Nguồn Internet)

8. Cách phòng ngừa bệnh đau khớp gối

Cách phòng ngừa bệnh đau khớp gối cũng được nhiều người quan tâm. Bởi đây là căn bệnh phổ thông, phổ biến ở mọi đối tượng, chính vì vậy mọi người cần chủ động áp dụng các cách phòng bệnh dưới đây:

  • Chú trọng sức khỏe: Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày – đây là cách giúp khớp gối của bạn được thư giãn và thoải mái sau một ngày dài cử động, di chuyển.
  • Không ngồi lì một chỗ: Vẫn biết do tính chất công việc nên nhiều người, chẳng hạn như: nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân may…thường ngồi một chỗ nhiều giờ. Nhưng để ngăn ngừa bệnh, bạn hãy cố gắng đứng lên di chuyển, hoạt động thường xuyên.
  • Hạn chế làm việc nặng: Bê hay khuân vác vật dụng nặng là nguyên nhân lớn gây chấn thương khớp gối. Do đó, trước khi mang vác hay bê vật dụng nặng bạn cần xem trọng tải của nó, nếu vật đấy quá nặng bạn nên sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc tìm người giúp đỡ.
  • Giảm cân: Cân nặng là tác nhân gây bệnh, vì vậy hãy kiểm soát trọng lượng cơ thể và duy trì nó ở mức ổn định, hợp lý để tránh tăng áp lực lên gối gây bệnh.
  • Ngồi thiền, yoga: Đây là 2 phương pháp không chỉ nâng cao sức khỏe tổng thể, giúp cơ thể dẻo dai, hệ thống xương khớp mạnh khỏe mà còn giúp cơ thể được thư giãn sau một ngày dài làm việc.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Chăm sóc bản thân tốt đồng nghĩa với bảo vệ khớp gối tốt. Bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ, đều đặn, tránh tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
  • Khám sức khỏe tổng quát: Đây cũng là cách phòng tránh bệnh nói chung và bệnh đau khớp gối nói riêng. Nếu bạn đi khám định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh sớm và áp dụng phác đồ điều trị thích hợp.
phòng ngừa đau khớp gối
“Bỏ túi” những cách phòng tránh bệnh đau khớp gối hiệu quả. (Nguồn Internet)

Nhìn chung đau khớp gối là bệnh lý lành tính nhưng có thể dẫn đến những biến chứng khó lường nếu bệnh kéo dài và không được điều trị sớm. Chính vì vậy, người bệnh nên chủ động phòng ngừa căn bệnh “phiền toái” này bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt lành mạnh; đồng thời chủ động thăm khám ngay khi phát hiện những triệu chứng điển hình của bệnh giúp quá trình điều trị nhanh và khả năng khỏi bệnh cao.

trac-nghiem-suc-khoe