Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Các phương pháp điều trị hiệu quả

Thoái hóa khớp là một trong những vị trí thoái hóa khớp thường gặp, thoái hóa khớp ở gối làm cho sụn ở khớp gối mỏng đi và bề mặt của khớp trở nên thô ráp hơn, có nghĩa là đầu gối không di chuyển trơn tru như bình thường và có thể cảm thấy đau và cứng.

Thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh phổ biến, rất dễ bộc phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù không nguy hại đến tính mạng nhưng căn bệnh “quái ác” này thường xuyên gây đau nhức, mang đến nhiều phiền toái trong cuộc sống.

Bất kỳ ai cũng có thể thành nạn nhân của căn bệnh này. Vì vậy, tất cả mọi người cần trang bị cho mình những kiến thức về thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, triệu chứng để có biện pháp can thiệp hoặc phòng tránh bệnh kịp thời.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất ở đầu gối. Đây là một loại viêm khớp thoái hóa, “hao mòn” xảy ra thường xuyên nhất ở những người từ 50 tuổi trở lên, mặc dù nó cũng có thể xảy ra ở những người trẻ hơn. Khi bị thoái hóa khớp, sụn ở khớp gối bị mòn dần.

Theo một số nghiên cứu, thoái hóa khớp gối là bệnh xương khớp mãn tính, chủ yếu phát sinh ở nữ giới cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống thụ động, lười vận động cùng chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Thoái hóa khớp gối là bệnh gì
Thoái hóa khớp gối là bệnh xảy ra chủ yếu ở nữ giới cao tuổi. (Nguồn Internet)

Bệnh xuất hiện do sụn khớp bị rách nứt, bào mòn, thậm chí là biến mất. Khi đó, các đầu xương sẽ ma sát và chồng chéo lên nhau tạo ra những cơn đau nhức, cứng khớp.

Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết, bệnh thoái hóa khớp gối thường tiến triển rất chậm nhưng hệ lụy mà bệnh để lại rất nghiêm trọng. Nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và điều trị sớm sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, bại liệt, tàn phế …

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Cũng giống như những căn bệnh xương khớp khác, bệnh thoái hóa khớp gối phát sinh từ rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những yếu tố chính gây bệnh:

  • Tuổi tác: Như chúng tôi vừa nói ở trên, người cao tuổi là đối tượng mắc bệnh rất cao. Người càng lớn tuổi thì sụn khớp và khớp gối càng bị hao mòn, khả năng đàn hồi và chịu lực kém. Chính vì vậy, tuổi tác là yếu tố hình thành nên căn bệnh này.
  • Di truyền: Trong số các nguyên nhân thoái hóa khớp gối không thể không kể đến yếu tố di truyền. Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong một gia đình có bố, mẹ hoặc anh/chị/em bị bệnh thì những thành viên còn lại đều có nguy cơ mắc bệnh.
  • Chấn thương: Khi khớp gối bị chấn thương do tai nạn nghề nghiệp hay tai nạn giao thông cũng đều làm tổn thương đến gân, các túi hoạt dịch quanh khớp gối, dây chằng và trục khớp cũng thay đổi. Một số chấn thương có thể gây ra bệnh là viêm gân bánh chè, gãy xương khớp, rách dây chằng trước, viêm bao hoạt dịch…
  • Tăng cân không kiểm soát: Thừa cân, béo phì gây ra nhiều bệnh lý và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đồng thời dẫn đến những căn bệnh xương khớp nguy hiểm trong đó có thoái hóa khớp gối. Trọng lượng cơ thể quá tải gây áp lực lên khớp xương, trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng biến dạng, từ đó chứng thoái hóa cũng hình thành ở khớp gối.
  • Viêm nhiễm tại khớp gối: Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp, bệnh gout hoặc chảy máu trong khớp đều là tác nhân dẫn đến bệnh.
  • Thiếu dinh dưỡng: Một yếu tố mà ít ai ngờ có thể gây bệnh đó chính là do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, cụ thể là thiếu vitamin D.
  • Thay đổi nội tiết tố: Đây cũng là thủ phạm chính gây ra nhiều căn bệnh xương khớp trong đó có bệnh thoái hóa khớp gối. Khi nữ giới bước vào giai đoạn mãn kinh, nội tiết của cơ thể sẽ thay đổi dẫn đến suy giảm nội tiết tố.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa khớp gối. (Nguồn Internet)

3. Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối

Đau khớp gối là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp gối, cảm giác đau đớn khi chạy bộ, chạy nhảy, leo cầu thang hay quỳ gối. Nó cũng có thể làm cho đầu gối cảm thấy cứng hoặc sưng lên. Theo thời gian, thoái hóa khớp gối có thể làm thay đổi hình dạng khớp gối, khiến khớp cảm thấy không ổn định hoặc lung lay.

Người bị thoái hóa khớp gối sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Nhức mỏi: Đây chính là triệu chứng điển hình của bệnh. Ở giai đoạn đầu, cơn đau âm ỉ nhưng càng về sau các cơn đau xuất hiện dày đặc và dữ dội hơn. Nhất là khi người bệnh cử động, đi lại (lên xuống cầu thang) hoặc vào ban đêm…các cơn đau sẽ trở nên trầm trọng.
  • Sưng tấy: Khi bệnh tiến triển nặng, khớp gối sẽ sưng đỏ lên do tràn dịch khớp.
  • Cứng khớp: Không chỉ sưng, viêm mà người bệnh phải đối mặt với chứng cứng khớp khiến quá trình cử động, đi lại gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này xuất hiện nhiều vào lúc sáng sớm và khi chuẩn bị đi ngủ.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp gối
Sưng đỏ, đau nhức là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối. (Nguồn Internet)

4. Cách chẩn đoán thoái hóa khớp gối hiện nay

Bệnh thoái hóa khớp gối được chẩn đoán bằng những phương pháp dưới đây:

4.1. Nội soi khớp

Bằng phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa có thể trực tiếp quan sát những tổn thương do thoái hóa ở sụn khớp. Nội soi không chỉ giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh mà còn là cách điều trị để loại bỏ hoặc sửa chữa các tổ chức viêm thoái hóa trong khớp.

4.2. Chụp X-quang

Đây là cách chẩn đoán bệnh xương khớp phổ biến hiện nay. Dựa vào hình ảnh chụp được, bác sĩ chuyên khoa sẽ phân tích tình trạng bệnh thoái hóa khớp gối của từng bệnh nhân đang ở mức độ nào (nặng hay nhẹ) và nhìn thấy rõ ràng các triệu chứng của bệnh. Cụ thể:

  • Giai đoạn đầu: Gai xương nhỏ xuất hiện ở khớp gối
  • Giai đoạn 2: Nhìn thấy rõ gai xương ở khớp gối
  • Giai đoạn 3: Khe khớp bị hẹp vừa
  • Giai đoạn 4: Tình trạng khe khớp hẹp nhiều, xương dưới sụn xơ.

4.3. Siêu âm khớp

Kết quả của việc siêu âm khớp gối giúp bác sĩ dễ dàng nhận biết được sụn khớp gối đang trong tình trạng nào và nhìn thấy rõ những triệu chứng: tràn dịch khớp, hẹp khe khớp, gai xương, màng hoạt dịch khớp tiến triển ra sao, một số mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp…

4.4. Hình ảnh MRI

Ngoài những cách trên thì phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp gối cũng được nhiều trung tâm y tế, bệnh viện chất lượng áp dụng. Bằng hình ảnh chụp được, bác sĩ sẽ kết luận tác nhân gây bệnh, đồng thời phát hiện ra sự khác biệt ở dây chằng, sụn khớp, màng hoạt dịch.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Dựa vào hình chụp, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối. (Nguồn Internet)

5. Thoái hóa khớp gối có chữa được không?

Viêm xương khớp (OA) là loại thoái khớp gối phổ biến nhất. Viêm khớp gối xảy ra khi sụn – lớp đệm giữa các khớp gối – bị vỡ. Điều này có thể gây đau, cứng và sưng. Không có cách chữa khỏi thoái hóa khớp gối, nhưng điều trị có thể giúp giảm khó chịu và làm chậm tổn thương.

Rất nhiều nguồn tài liệu cho thấy, hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp gối. Hầu hết, các phác đồ chữa bệnh dưới đây đều có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tạm thời và ngăn ngừa biến chứng. Nếu người bệnh chần chừ hay chủ quan không thăm khám ngay khi phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên thì bệnh sẽ tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hoạt động, chất lượng cuộc sống và cản trợ công việc.

5.1. Sử dụng thuốc Tây y

Thông thường, bệnh ở giai đoạn đầu khi các cơn đau nhức mới xuất hiện, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như: giảm đau, kháng viêm, thuốc hỗ trợ tái tạo sản sinh sụn khớp…để đẩy lùi triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển.

Cách chữa bệnh này không xâm lấn vào cơ thể nên không gây tổn thương đến các bộ phận khác. Tuy nhiên, người bệnh cần uống thuốc theo toa, không được tự ý ngưng hoặc kết với với một số loại thuốc khác. Điều này sẽ giúp bạn tránh tình trạng sốc thuốc.

5.2. Vật lý trị liệu

Phần lớn các căn bệnh liên quan đến xương khớp đều được bác sĩ khuyến cáo hoặc áp dụng phương pháp chữa bệnh này với mục đích đẩy lùi tình trạng co cứng khớp. Tất cả các bài tập hay động tác dành cho người bệnh đều tập trung vào việc tập cơ tứ đầu nhằm hạn chế áp lực lên khớp gối. Khi cơ tứ đầu săn chắc, người bệnh thực hiện hoạt động sẽ giảm bớt sức tải lên khớp gối.

Bên cạnh các bài tập được bác sĩ hướng dẫn, bệnh nhân có thể chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng, hữu ích như bơi lội, chạy bộ, đi bộ…giúp cơ thể săn chắc, linh hoạt hơn. Từ đó giúp khớp gối khỏe mạnh hơn.

Thoái hóa khớp gối có chữa được không
Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả. (Nguồn Internet)

6. Ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp gối bằng cách nào?

Một trong những nguyên nhân thoái hóa khớp gối là do quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra theo tuổi tác. Để ngăn ngừa căn bệnh phiền toái này, bạn nên:

6.1. Chế độ ăn uống khoa học

Lên kế hoạch ăn uống và xây dựng lối sống, sinh hoạt khoa học. Bổ sung các thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin…nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào; ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp xảy ra. Đồng thời, tránh xa đồ ăn dầu mỡ, chất béo, tinh bột, axit và chất kích thích. Điều này sẽ giúp bạn tránh được căn bệnh thoái hóa khớp gối và làm giảm mức độ tổn thương của khớp.

Đọc thêm về: Glucosamine là gì? Công dụng, liều dùng và cách sử dụng hiệu quả

6.2. Kiểm soát cân nặng

Bạn nên duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, không nên để tình trạng tăng cân mất kiểm soát xảy ra. Khi cân nặng ở mức ổn định sẽ hạn chế trọng lượng của cơ thể gia tăng gây áp lực lên hệ thống dây chằng và xương khớp. Từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp gối.

6.3. Tránh vận động quá mạnh

Vận động nhẹ nhàng, ngồi hay đứng làm việc đúng tư thế sẽ giúp bạn ngăn ngừa những tác động mạnh gây tổn thương đến các khớp. Nếu tính chất công việc thường xuyên khuân vác, bạn hãy sử dụng công cụ chuyên dụng để hỗ trợ hoặc tự rèn luyện thêm cho bản thân một số động tác giúp xương chắc khỏe. Còn đối với vận động viên hãy chú ý mang đồ bảo hộ, mang giày vừa vẹn để khi chơi thể thao hạn chế nguy cơ chấn thương xương, khớp.

6.4. Tập luyện thể dục thường xuyên

Mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian khoảng 15 – 30 phút tập yoga, đi bộ hoặc bơi lội…nâng cao sức khỏe; giúp xương khớp chắc khỏe, linh hoạt và tránh tình trạng khớp bị co cứng gây ảnh hưởng đến vận động.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe xương khớp để có biện pháp ngăn ngừa sớm. Khi phát hiện ra những triệu chứng ban đầu của bệnh thoái hóa khớp gối, bạn nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ kiểm tra, xác định tác nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Đọc thêm về: Đau khớp gối có tập yoga được không và những điều cần lưu ý

Cách phòng bệnh thoái hóa khớp gối
Thường xuyên tập luyện thể thao là cách phòng bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả. (Nguồn Internet)

7. Thoái hóa khớp gối nên ăn và kiêng ăn gì?

Như chúng tôi đã nói ở trên, chế độ ăn uống là yếu tố chính quyết định sức khỏe hệ xương khớp. Vậy nên ăn và không ăn gì để đẩy lùi căn bệnh “phiền toái” này nhanh chóng và giúp quá trình vận động, cử động trở lại bình thường?

7.1. Những loại thực phẩm nên ăn

  • Cá hồi: Trong cá hồi có chứa nhiều axit béo Omega-3 có khả năng trung hòa tình trạng viêm nhức trong cơ thể. Thường xuyên bổ sung cá hồi trong thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ giảm đau đớn, sưng viêm đáng kể.
  • Rau, củ, quả: Rau, củ, quả không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể và còn giúp giảm viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Vì vậy, đây là nhóm thực phẩm mà người mắc bệnh không nên bỏ qua.
  • Họ nhà đậu: Đậu xanh, đậu nành, đậu phộng…đều giàu chất xơ, protein nhưng lại ít chất béo rất tốt cho cơ thể, nhất là hệ xương khớp và hệ tim mạch. Bổ sung đậu nành hay đậu hũ vào thực đơn cũng có khả năng cải thiện các triệu chứng viêm xương khớp.
  • Quả óc chó, hạnh nhân: Hai loại quả này đều chứa chất béo đơn thể an toàn và giàu magie là nguyên tố giúp xương khớp chắc khỏe; chống sưng, viêm xương khớp, đặc biệt là khớp gối hiệu quả.
Người bị thoái hóa khớp gối nên và kiêng ăn gì
Một số thực phẩm dành cho người bệnh thoái hóa khớp gối. (Nguồn Internet)

7.2. Nhóm thực phẩm nên kiêng ăn

  • Thực phẩm nhiều muối: Theo các bác sĩ chuyên khoa, người mắc bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng nên kiêng các thực phẩm nhiều muối trong bữa ăn. Bởi hàm lượng natri cao trong muối có nguy cơ khiến các tế bào cơ thể bị sưng, phù nề do bị tích nước.
  • Thực phẩm nhiều đường: Các thực phẩm chứa nhiều đường (các loại bánh ngọt) không chỉ làm cho tình trạng sưng viêm trở nên trầm trọng hơn mà các khớp xương xung quanh vùng gối cũng bị ảnh hưởng. Vì thế, người bệnh nên tránh các thực phẩm này hoặc nếu là người thích ăn ngọt thì nên thay đổi dần thói quen ăn uống để bảo vệ sức khỏe.
  • Tinh bột: Một số sản phẩm từ tinh bột như mỳ ống, ngũ cốc, bánh mì…cũng là nguyên nhân chính gây kích thích phản ứng viêm của cơ thể và gây đau đớn cơ khớp dữ dội hơn. Thay vì ăn tinh bột, bạn có thể lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt để thay thế.
  • Chất kích thích: Bỏ hẳn hoặc hạn chế tối đa sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) sẽ hạn chế tình trạng đau nhức ở khớp gối. Bởi đây chính là nguyên nhân thoái hóa khớp gối.
Người bị thoái hóa khớp gối nên và kiêng ăn gì
Người bị thoái hóa khớp gối không nên sử dụng chất kích thích. (Nguồn Internet)

Với những thông tin mà Diễm Châu USA vừa cung cấp, hi vọng mọi người sẽ nâng cao ý thức trong trong việc ngăn ngừa và chữa bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả. Đây là bệnh lý mạn tính, vì thế người bệnh không được coi thường mà cần thăm khám và điều trị sớm để có được sức khỏe xương khớp tốt nhất.

trac-nghiem-suc-khoe