Tác dụng của Glucosamine với sức khỏe & Lưu ý khi sử dụng Glucosamine

Theo nhiều tài liệu, Glucosamine là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn – mô cứng làm đệm cho các khớp.

Ở dạng bổ sung, glucosamine được thu hoạch từ vỏ của động vật có vỏ hoặc được làm trong phòng thí nghiệm. Có một số dạng glucosamine, bao gồm glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine. Những chất bổ sung này không được coi là có thể thay thế cho nhau.

1. Glucosamine là gì?

Glucosamine là gì? Đây là một loại dưỡng chất tự nhiên tích tụ bên trong chất lỏng xung quanh khớp của cơ thể chúng ta. Hợp chất này được cấu tạo từ hai thành phần chính đó là glucose và amino acid glutamine. Glucosamine cũng là một dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể tiết ra glycosaminoglycan – đây chính là “chìa khóa” giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.

glucosamine là gì
Tìm hiểu về glucosamine là gì để có cách sử dụng hợp lý. (Nguồn Internet)

Chắc hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, glucosamine được tìm thấy trong vỏ của các loại hải sản quen thuộc như cua, tôm hùm và các sinh vật biển khác. Glucosamine hiện nay được mọi người lựa chọn sử dụng bởi nó có chức năng hỗ trợ điều trị, đẩy lùi các triệu chứng đau nhức, tê mỏi của các căn bệnh liên quan đến xương khớp. Khi chúng ta càng lớn tuổi, sức khỏe trở nên yếu đi thì lượng glucosamine bị bào mòn dần, dẫn đến hiện tượng đau nhức xương khớp; đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý xương khớp

Glucosamine gồm 3 dạng chế phẩm chính: Glucosamine sulfate, Glucosamine hydrochloride và N-acetylGlucosamine.

Hiện nay các chế phẩm từ glucosamine đều được cấp phép và cho phép sử dụng phổ biến trên thế giới giống như những thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa bệnh xương khớp.

Tham khảo các viên uống bổ sung Glucosamine tại: [Review chi tiết] Top 10 viên uống Glucosamine tốt nhất năm 2022

Bên cạnh glucosamine thì hai sản phẩm cũng được nhiều người quan tâm đó là glucosamine chondroitin và glucosamine msm. Vậy glucosamine chondroitin là gì? Theo nhiều nguồn tài liệu, chondroitin cũng được tìm thấy trong cơ thể. Khi glucosamine và chondroitin kết hợp với nhau giúp tái tạo sụn khớp, nâng cao sức mạnh cho sụn khớp, đồng thời giúp khớp gối hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, hai thành phần này thường xuyên kết hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ quan trọng khác là đẩy lùi nhanh các vết thương, các khuyết tật liên quan đến da và viêm da.

Còn glucosamine msm là gì? msm là hợp chất lưu quỳnh có chức năng hỗ trợ cơ và dây chằng. Msm và glucosamine hòa vào nhau sẽ làm giảm đau khớp xương gối và vết thương nhanh hồi phục hơn. Chính vì thế người ta hay gọi với tên chung là glucosamine msm thay vì msm.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, nếu dùng glucosamine, msm cùng với chondroitin có khả năng giảm đau và cứng khớp ở người bị thoái hóa khớp gối. Sự kết hợp này mang lại kết quả tốt hơn rất nhiều so với chúng hoạt động đơn thuần.

glucosamine là gì
Glucosamine hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả. (Nguồn Internet)

2. Công dụng của glucosamine là gì

Cơ thể sử dụng glucosamine để tạo ra các chất hóa học khác xây dựng gân, dây chằng, sụn và chất lỏng bao quanh khớp. Các khớp được đệm bởi chất lỏng và sụn xung quanh chúng. Dùng glucosamine có thể làm tăng sụn và chất lỏng xung quanh khớp và / hoặc giúp ngăn ngừa sự phân hủy của chúng.

Bên dưới là một số công dụng chính của Glucosamine:

  • Giúp xương khớp chắc khỏe: Glucosamine là một dưỡng chất tồn tại tự nhiên trong cơ thể và có nhiệm vụ quan trọng là hỗ trợ phát triển săn chắc của các mô giữa các khớp. Glucosamine còn có khả năng ngăn chặn sự phá vỡ sụn, giảm thoái hóa collagen và bảo vệ mô khớp khỏe mạnh. Theo một số tài liệu, việc bổ sung đều đặn glucosamine mỗi ngày có tác dụng giảm độ sụt giảm collagen trong khớp gối tới 27% so với chỉ 8% ở các thực phẩm mà chúng ta bổ sung hàng ngày.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp: Nếu bạn đang thắc mắc uống glucosamine có tác dụng gì? thì hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp là câu trả lời dành cho bạn. Các chuyên gia cho rằng, việc bổ sung glucosamine hàng ngày là phương pháp lâu dài có khả năng giảm đau nhức, sưng tấy, duy trì lớp sụn khớp và hạn chế tốc độ tiến triển của bệnh. Song, việc sử dụng thuốc glucosamine phải được các bác sĩ kê toa, hướng dẫn sử dụng, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc.

Đọc thêm về: https://diemchau.net/thoai-hoa-khop-goi-va-cach-chua-benh/

  • Giảm viêm: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được, glucosamine có khả năng làm giảm các triệu chứng của các hiện tượng viêm (viêm khớp gối, viêm khớp bả vai, viêm khớp cổ tay…) khác nhau.
  • Chế ngự cơn đau bàng quang: Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm bàng quang là do thiếu hụt hợp chất glycosaminoglycan. Và glucosamine là tiền chất của hợp chất này, cho nên việc bổ sung glucosamine có thể giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Chính vì vậy, hiện nay nhiều người bị đau bàng quang lựa chọn uống glucosamine giống như một phương pháp chữa bệnh.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh đa xơ cứng (MS): Việc sử dụng glucosamine cũng có chức năng tăng lượng dịch nhầy trong xương khớp nhằm hỗ trợ bộ phận xương khớp hoạt động trơn tru hơn và hỗ trợ điều trị bệnh đau xơ cứng hiệu quả.

Đọc thêm về: Tràn dịch khớp gối: Tác nhân, biểu hiện và phác đồ điều trị

  • Viêm khớp thái dương hàm: Uống glucosamine có khả năng chế ngự các cơn đau, nhức, sưng tấy do bệnh viêm khớp thái hàm gây ra, đồng thời tăng khả năng vận động của hàm.
  • Viêm khớp dạng thấp: Áp dụng glucosamine trong việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thuốc cũng mang lại hiệu của cao. Thực phẩm chức năng glucosamine không chỉ có khả năng giảm đau mà còn cải thiện tình trạng sức khỏe người bệnh.
  • Tăng nhãn áp: Bên cạnh hỗ trợ điều trị các căn bệnh liên quan đến xương khớp, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: uống glucosamine có tác dụng gì? Tăng cường sức khỏe cho mắt là câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Nhiều nghiên cứu cho thấy uống glucosamine có thể tăng cường sức khỏe của mắt bằng cách giảm viêm, tác dụng chống oxy hóa trong võng mạc. Ngoài ra, glucosamine còn giúp thúc đẩy sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa mệt mỏi và tình trạng suy nhược.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng thực phẩm chức năng glucosamine mang đến vô vàn lợi ích khác nhau đối với sức khỏe. Chỉ cần bạn sử dụng đúng cách, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả mà glucosamine mang lại.

3. Hướng dẫn uống Glucosamine đúng cách

Uống glucosamine hỗ trợ chữa trị các bệnh lý xương khớp và một số bệnh lý chúng tôi vừa nêu ở trên mang lại hiệu quả cao. Song nếu áp dụng sai cách, bệnh sẽ không thuyên giảm mà còn dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy uống glucosamine đúng cách là như thế nào? Uống glucosamine bao lâu thì dừng?

Đối với thực phẩm chức năng glucosamine, bạn có thể uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày. Nhưng theo một số chuyên gia, bạn nên uống vào buổi sáng, sau khi ăn hoặc trước khi ăn để thực phẩm này phát huy hết tác dụng của nó.

Tùy vào tình trạng bệnh lý và mức độ bệnh mà bạn dùng liều lượng glucosamine sao cho hợp lý. Thông thường, liều dùng mỗi ngày là từ 1200 – 1500mg. Trường hợp sử dụng glucosamine kết hợp với chondroitin thì bạn nên sử dụng khoảng 1200mg/ngày là vừa đủ.

Glucosamine là loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, song tác dụng nó mang đến thường chậm. Chính vì vậy, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng; uống liên tiếp từ 2 đến 3 tháng mới thấy được những công dụng tuyệt vời mà glucosamine mang đến cho sức khỏe của bạn.

Lưu ý: Uống glucosamine có tốt không? Câu hỏi này được trả lời như sau: uống glucosamine rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bộ phận xương khớp. Tuy nhiên để hạn chế những tác dụng phụ do glucosamine gây ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn hoặc tìm hiểu cách hướng dẫn sử dụng trên bao bì, đồng thời đọc kỹ về thời gian sử dụng; nguồn gốc… trước khi uống.

Bạn không nên dùng quá liều sản phẩm này hơn khuyến cáo trên nhãn hoặc sử dụng nhiều chế phẩm của glucosamine cùng một lúc tùy tiện. Ngoài ra, glucosamine chống chỉ định đối với bệnh nhân bị tháo đái đường.

Cách sử dụng Glucosamine là gì
Glucosamine là gì và cách sử dụng (Nguồn Internet)

4. Phân loại các sản phẩm Glucosamine điều trị đau nhức

Hiện nay, có 2 loại Glucosamine thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị đau nhức, đó là: Glucosamine Sulfate và Glucosamine Hydrochloride(HCL).

4.1. Glucosamine Sulfate

Glucosamine sulfate là chất thường có trong các mô đệm ở khớp, bên cạnh đó còn tìm thấy trong lớp vỏ cứng trong các loại hải sản như tôm, cua, sò. Công dụng của glucosamine sulfate là hỗ trợ chữa các căn bệnh: đau lưng, đau xơ cứng, béo phì, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp… Glucosamine sulfate có 2 dạng bào chế đó là: viên nén 1500mg, 750 mg và viên nang 1000mg. Bạn có thể uống viên nén 750mg 3 lần/ngày.

Theo các chuyên gia thì loại glucosamine sulfate chỉ gây tác dụng phụ ở mức độ nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng như: buồn nôn, tiêu chảy, táo bón….

4.2. Glucosamine HCL

Glucosamine HCL có khả năng làm giảm các biểu hiệu của bệnh xương khớp và bổ sung các chất dịch của khớp. Cũng là dạng thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ xương khớp chắc khỏe nhưng một vài tài liệu cho thấy, glucosamine HCL có chứa glucosamine hữu cơ trong cơ thể rất ít và không mang đến hiệu quả cao như glucosamine sulfate. Quy trình hoạt động của glucosamine HCL khá phức tạp, cụ thể: glucosamine HCL được hấp thụ qua đường tiêu hóa và chóng vánh trải qua quá trình trao đổi qua gan được cơ thể hấp thụ và đảo thải qua phân và nước tiểu.

5. Đối tượng nên và không nên uống Glucosamine

Glucosamine hỗ trợ trong quá trình chữa bệnh xương khớp, giúp xương khớp chắc khỏe – Đây là công dụng mà glucosamine mang lại được nhiều người công nhận. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều có thể sử dụng thuốc.

5.1. Đối tượng có thể dùng glucosamine

  • Người cao tuổi đang mắc bệnh xương khớp hoặc sức khỏe xương khớp suy giảm
  • Người xương khớp yếu, có dấu hiệu đau đớn khớp gối, tay, chân, vai…
  • Người thiếu dưỡng chất

5.2. Đối tượng không thể dùng glucosamine

  • Đối tượng dưới 18 tuổi hoặc dị ứng với một số thành phần của thực phẩm chức năng glucosamine
  • Nhóm phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú
  • Người vừa mới phẫu thuật xong hoặc bị rối loạn chảy máu
  • Người dị ứng với thực phẩm hải sản, đặc biệt là tôm, cua
  • Người bị bệnh tháo đái đường
  • Người bị cảm cúm, tai mũi học
  • Người mắc bệnh suy thận nặng
  • Người lớn tuổi có tiền sử mắc bệnh huyết áp tăng
  • Người bị hen suyển cũng nên cân nhắc khi dùng sử dụng glucosamine bởi một số kích ứng từ sản phẩm này sẽ gây kích thích khiến các cơn cơn hen xảy ra
  • Người mắc bệnh liên quan đến tim mạch thận trọng khi uống glucosamine
  • Người có tiền sử hoặc đang mắc phải một trong những căn bệnh khác không liên quan đến xương khớp

Nếu bạn là một trong những đối tượng trên, bạn nên xem xét kỹ lưỡng về: thành phần, hàm lượng, dạng bào chế và một số thông tin quan trọng của glucosamine trước khi uống; hoặc thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm.

Đối tượng nên và không nên uống glucosamine
Người cao tuổi nên sử dụng glucosamine (Nguồn Internet)

6. Một số lưu ý khi sử dụng Glucosamine là gì

Glucosamine có nhiều loại khác nhau, thành phần, công dụng của mỗi loại cũng không giống nhau, vì vậy người bệnh nên phân biệt và nghiên cứu loại nào phù hợp với cơ địa và mức độ bệnh (nặng, nhẹ) của bản thân. Người bệnh cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng glucosamine.

  • Cách bảo quản: Trong quá trình sử dụng glucosamine, bạn nên bảo quản đúng cách, tránh độ ẩm và ánh sáng mặt trời. Không để glucosamine trong ngăn đá tủ lạnh hoặc gần nơi ẩm thấp như phòng tắm, đặc biệt nên để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi. Mỗi loại glucosamine nhà sản xuất đều hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản trên bao bì, bạn nên tham khảo kỹ trước khi dùng.
  • Thực phẩm, đồ uống cần tránh trong quá trình sử dụng glucosamine: Trong thời gian uống glucosamine, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm: nội tạng động vật; thực phẩm mặn, thịt đỏ và một số đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá. Không nên dùng nước chè hay nước ngọt để uống glucosamine, cách tốt nhất là bạn uống bằng nước lọc.
  • Không uống các loại thuốc khác trong thời gian uống glucosamine: Để tránh trường hợp các loại thuốc tương tác với nhau gây tác dụng phụ, và thuốc này chữa bệnh này, thuốc kia chữa bệnh kia. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc và thực phẩm chức năng glucosamine với nhau. Không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc hay tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng glucosamine để hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp và có giá trị trong quá trình hỗ trợ tái tạo sụn khớp, hệ thống dây chằng, đồng thời sản sinh ra dịch khớp thì người bệnh cũng nên: thay đổi thói quen sinh hoạt, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, thực hiện các bài tập yoga, hạn chế mang vác vận dụng nặng… Có như vậy bệnh mới thuyên giảm, giúp quá trình vận động xương khớp trở lại bình thường.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng glucosamine là gì
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng glucosamine là gì. (Nguồn Internet)

7. Tác dụng phụ không mong muốn của Glucosamine là gì

Glucosamine có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ bao gồm đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và táo bón. Khi bôi ngoài da: N-acetyl glucosamine có thể an toàn khi sử dụng đến 10 tuần. Khi dùng dưới dạng thuốc xổ (trực tràng): N-acetyl glucosamine có thể an toàn khi được sử dụng với liều lượng 3-4 gam mỗi ngày.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, sản phẩm glucosamine mặc dù khá an toàn nhưng không loại trừ một số nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt đối với những người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường hoặc một số căn bệnh chống chỉ định dùng glucosamine hoặc người đang sử dụng loại thuốc điều trị nào đó thì cần có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ. .

Một số tác dụng phụ khi dùng glucosamine bao gồm: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, buồn ngủ, chứng ợ nóng, đau đầu, phát ban… Ngoài ra, glucosamine còn gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến lượng đường trong máu và insulin. Nhiều chuyên gia khuyên rằng, trước khi uống glucosamine bạn cần phải nắm rõ:

  • Glucosamine có thể làm gia tăng thêm mức cholesterol “xấu” LDL.
  • Glucosamine tác động đến một số loại thuốc như: thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tăng lipid máu statin, thuốc giảm đau hoặc hạ sốt paracetamol…
  • Người bệnh nên tránh dùng glucosamine cùng một lúc với các loại thuốc giảm đau hoặc hạ sốt paracetamol và thuốc điều trị tăng lipid máu statin. Bởi glucosamine có nguy cơ làm tăng hấp thụ tetracyclin ở dạ dạy, ruột và có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này.
Tác dụng phụ của glucosamine là gì
Một số tác dụng phụ không mong muốn của glucosamine là gì (Nguồn Internet)

Khuyến cáo: Cách tốt nhất là người bệnh nên đi thăm khám sức khỏe để các bác sĩ tư vấn xem bản thân có được sử dụng glucosamine không. Đồng thời họ sẽ tư vấn và lựa chọn loại glucosamine phù hợp nhất với sức khỏe và thể trạng của bạn. Tất nhiên bạn phải thành thật khi khai báo bệnh tật để bác sĩ biết tình trạng bản thân, bệnh sử (nếu có); tiền sử dùng thuốc…

Trường hợp, người bệnh tùy tiện uống glucosamine thì ngay khi phát hiện ra các tác dụng phụ nên tìm đến các cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và có biện pháp can thiệp sớm, nhằm tránh rủi ro không mong muốn.

8. Các loại thực phẩm giàu glucosamine là gì

Nhóm thực phẩm chứa glucosamine là gì? Các thực phẩm hàng đầu giàu chất glucosamine là nước hầm xương, rau mồng tơi, yến mạch và chuối.

  • Nước hầm xương: Đây là một trong những thực phẩm giàu chất chondroitin sulfate và glucosamine. Đây chính là 2 hoạt chất có vai trọng giảm tình trạng đau nhức; tăng cường tính linh hoạt, chắc khỏe của xương. Bên cạnh đó, nước hầm xương còn có công dụng bổ gan, thận, lá lách, cung cấp máu về tốt cho hệ tiêu hóa. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh xương khớp nên bổ sung các món ăn như canh xương, súp xương.
  • Rau mồng tơi: Loại rau này có chứa nhiều khoáng chất, vitamin đặc biệt là glucosamin tự nhiên rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và bộ phận xương khớp nói riêng. Bên cạnh đó, rau mồng tơi cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, người bệnh có thể thường xuyên ăn rau này.
  • Yến mạch: Đây cũng là thực phẩm giàu chất vitamin, khoáng chất và glucosamin có khả năng ngăn ngừa bệnh xương khớp và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Không những vậy, yến mạch còn kích thích tế bào sụn khớp sản sinh ra dịch nhờn giúp sụn khớp hoạt động trơn tru, linh hoạt hơn.
  • Chuối: Loại trái cây này chứa nhiều dưỡng chất như glucosamin, serotonin, kali…chính chúng đã tham gia vào quá trình tái tạo collagen giúp cho sụn khớp săn chắc, chế ngự các biểu hiện viêm, sưng, nhức khớp và làm chậm quá trình lão hóa khớp.

Ngoài các loại thực phẩm trên thì các loại cá, hạnh nhân, đậu phụng, thịt cừu… cũng chứa một lượng lớn glucosamine và chondroitin. Đây là nhóm thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị các căn bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa đĩa đệm hiệu quả.

Những thực phẩm giàu glucosamine là gì
Những thực phẩm giàu glucosamine là gì (Nguồn Internet)

Thông qua bài viết trên, Diễm Châu hi vọng bạn đọc có thể nắm rõ hơn về Glucosamine là gì cũng như chọn lọc và quyết định mua loại glucosamine nào tốt nhất. Từ đó có cách sử dụng hợp lý nhằm giúp xương khớp chắc khỏe, đẩy lùi các bệnh lý liên quan. Hơn thế, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu glucosamine trong thực đơn ăn uống hằng ngày cũng giúp bộ phận xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.

trac-nghiem-suc-khoe