Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi? Có cần bó bột không?

Trật khớp cổ chân là một chấn thương nghiêm trọng trong đó có sự tách rời bất thường giữa 1 hoặc nhiều xương của khớp mắt cá chân của bạn. Với chấn thương, bạn có thể bị đau dữ dội ngay lập tức, sưng tấy và mắt cá chân bị biến dạng. Bạn có thể sẽ không thể đặt trọng lượng lên bàn chân của mình.

chấn thương trật khớp cổ chân
Tìm hiểu chung về tình trạng cổ chân bị lệch. (Nguồn Internet)

1. Trật khớp cổ chân là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trật khớp cổ chân xảy ra khi 2 khớp nối liền nhau bị chệch, lệch qua một bên không còn nằm đúng vị trí ban đầu.

Khớp cổ chân là một khối vững chắc được hình thành từ 3 xương chính, đó là: xương mác, xương sên và xương chày cùng hàng trăm dây chằng trong và ngoài. Khi các xương này bị tách rời do chịu lực lớn từ bên ngoài sẽ khiến cổ chân bị đau nhức, sưng đỏ và vô hiệu hóa khả năng di chuyển của bàn chân. 

Hiện tượng trật khớp mắt cổ chân thường đi kèm với chứng gãy xương. Ở một số trường hợp nặng sẽ tổn thương đến cả dây thần kinh và mạch máu. Trật khớp cổ chân được đánh giá là chấn thương khó ngăn ngừa và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên vận động viên, đặc biệt là cầu thủ đá bóng có nguy cơ gặp phải chấn thương này rất cao.

khái quát về chấn thương trật khớp cổ chân
Định nghĩa chấn thương trật khớp cổ chân. (Nguồn Internet)

2. Vì sao bị trật khớp cổ chân

Những nguyên nhân chủ yếu gây trật khớp cổ chân có thể kể đến như: tai nạn xe cộ, tai nạn trong lao động, va chạm trong quá trình tập luyện hoặc chơi thể thao… xảy ra đột ngột đều khiến xương bị chệch, lệch ra khỏi vị trí ban đầu và có thể khiến dây chằng bị rách hoặc đứt.

Những yếu tố tăng nguy cơ bị trật khớp mắt cá chân như sau:

  • Có tiền sử bị bong gân, trật khớp cổ chân hoặc gãy xương
  • Trường hợp mắt cá chân bất thường do bẩm sinh
  • Người thường xuyên chơi thể dục thể thao 
  • Người hay sử dụng chất kích thích
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người bị hội chứng rối loạn di truyền tác động đến mô liên kết khiến dây chằng bị lỏng lẻo

Bạn có thể phòng ngừa các yếu tố này bằng cách chú ý khi đi lại, tập luyện có chừng mực và khởi động kỹ lưỡng trước khi chơi thể thao. 

nguyên nhân trật khớp cổ chân
Nguyên nhân khiến khớp cổ chân bị lệch. (Nguồn Internet)

3. Trật khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Trật khớp cổ chân có đi được không hay có nguy hiểm không? Là vấn đề mà nhiều người lo lắng khi gặp phải chấn thương này. 

Theo các chuyên gia xương khớp, tình trạng trật khớp cổ chân nhẹ nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ kéo theo các mạch máu và dây thần kinh xung quanh khớp bị tổn thương. 

Đối với trường hợp trật khớp nặng, xuất hiện vết bầm lớn hoặc sưng to kèm những cơn đau nhức dữ dội kéo dài có thể khiến người bệnh không thể di chuyển được. Đồng thời gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe. Chính vì vậy, bạn không nên gồng mình chịu đựng hoặc có suy nghĩ chủ quan để vết thương tự lành. Điều này khiến tình trạng trật khớp nặng hơn. 

Cách tốt nhất là khi phát hiện ra dấu hiệu trật khớp cổ chân bạn nên tìm cách sơ cứu tại nhà, sau đó tìm đến đơn vị y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

chấn thương trật khớp cổ chân có nguy hiểm không
Chấn thương có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ tổn thương. (Nguồn Internet)

4. Phác đồ điều trị trật khớp cổ chân hiệu quả

Chấn thương trật khớp cổ chân khiến khả năng di chuyển vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, ngay khi chấn thương này xảy ra người bệnh cần có cách chữa trị trật khớp cổ chân kịp thời.

4.1. Sơ cứu tại nhà

Khi bị trật khớp cổ chân, người bệnh nên hạn chế vận động, di chuyển để bàn chân được nghỉ ngơi, thư giãn. Sau vài ngày nếu nhận thấy tình trạng đau nhức thuyên giảm, có thể đi lại nhẹ nhàng hoặc sử dụng nạng hỗ trợ. 

Trong thời gian nghỉ ngơi, người bệnh cũng nên sử dụng túi đá lạnh chườm hoặc đặt lên vị trí bị tổn thương. Nhiệt độ thấp có khả năng giảm sưng nhức, giúp bệnh nhân thấy đỡ đau đớn và dễ chịu hơn. Thời gian chườm lạnh khoảng 15 – 20 phút/lần, mỗi ngày khoảng 4 – 6 lần trong vòng 2 ngày đầu hoặc khi cảm thấy tình trạng đau đớn, sưng nề giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên dùng nẹp từ thanh gỗ hoặc dụng cụ nào chắc chắn để cố định khớp. Sau đó dùng băng hoặc vài dày cố giữ chặt nẹp. 

Đọc thêm về: Giãn, đứt dây chằng cổ chân nguy hiểm không và cách khắc phục

4.2. Điều trị tại cơ sở y tế

4.2.1. Sử dụng thuốc Tây y

Nếu áp dụng các biện pháp trên không có khả năng làm giảm đau nhức và không mang lại kết quả như mong muốn. Bạn có thể sử dụng thuốc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường đối với trường hợp bị trật khớp nhẹ, tình trạng đau nhức chưa đáng kể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm…có tác dụng giảm đau và hạn chế sưng đỏ ở vùng chân.

Tuy nhiên, người bệnh nên uống thuốc đúng liều lượng, không được tự ý ngưng sử dụng thuốc (cho dù vị trí tổn thương không còn đau nhức). Điều này vừa giúp người bệnh tránh được tác dụng phụ của thuốc vừa ngăn ngừa bệnh tái phát.

sơ cứu chấn thương trật khớp cổ chân tại nhà
Sơ cứu tại nhà đơn giản, dễ thực hiện. (Nguồn Internet)

4.2.2. Nắn chỉnh khớp

Nắn trật khớp cổ chân áp dụng đối với trường hợp bị trật khớp nặng, điều trị bằng thuốc không khỏi. Đội ngũ y, bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành nắn chỉnh lại đầu xương khớp bàn chân bị tổn thương về đúng vị trí ban đầu. Trong quá trình nắn chỉnh để giảm tình trạng đau nhức cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ, gây tê bàn chân hoặc gây mê toàn thân.

4.2.3. Bất động khớp

Bất động khớp bị trật bằng cách bó bột thường được thực hiện sau khi nắn chỉnh khớp. Phụ thuộc vào vùng khớp, phần mềm xung quanh và mức độ tổn thương của khớp mà thời gian bó bột ngắn hoặc kéo dài.

4.2.4. Phẫu thuật

Đây cũng là một trong những cách chữa trị trật khớp cổ chân hiện nay. Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định đối với trường hợp trật khớp quá nặng, đã gây biến chứng và không thể nắn chỉnh. 

4.2.5. Vật lý trị liệu

Ngay sau khi tháo bột hay phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân những bài tập phục hồi chức năng để phục hồi khả năng đi lại nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa những hệ lụy về sau. 

Những bài tập thường được áp dụng bao gồm: xoa bóp xung quanh khu vực chấn thương, tập gập mu bàn chân, tập đi bộ hoặc đi xe đạp nhẹ nhàng,…Người bệnh sẽ thực hiện các bài tập từ đơn giản đến nâng cao.

phương pháp điều trị trật khớp cổ chân
Phương pháp điều trị hiệu quả. (Nguồn Internet)

Lưu ý: Trong quá trình xoa bóp, người bệnh không nên dùng dầu nóng hoặc rượu xoa vào vùng tổn thương. Điều này có thể khiến khớp cổ chân trở nên nghiêm trọng hơn, gây chảy máu, thậm chí là dẫn đến nguy cơ teo cơ, cứng khớp cao.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên dùng lá hoặc thuốc dân gian đắp vào vùng chân bị đau theo mách bảo của người không có chuyên môn. Việc làm này có thể khiến vùng tổn thương trở nên nghiêm trọng và để lại biến chứng nặng nề.

5. Bị trật khớp cổ chân nên ăn và kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống và cần nắm rõ được những thực phẩm nên bổ sung hoặc cần tránh trong suốt quá trình điều trị bệnh. 

5.1. Trật khớp cổ chân nên ăn gì?

Người bệnh cần tiêu thụ các chất dinh dưỡng dưới đây để tăng khả năng tác động vào sụn, xương dưới nhằm hỗ trợ khớp cổ chân nhanh hồi phục và đôi chân sớm đi lại bình thường.

5.1.1. Trái cây

Trong trái cây chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe. Hơn nữa hoa quả có thể giúp cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài và ngăn ngừa tình trạng oxy hóa ở các khớp xương. Vì vậy, các loại hoa quả như: cam, lựu, việt quất…rất tốt cho người bị trật khớp chân.

5.1.2. Thực phẩm giàu omega-3

Người mắc bệnh xương khớp nói chung và trật khớp cổ chân nên tiêu thụ thực phẩm giàu omega-3 có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau nhức và giảm tình trạng oxy hóa. Đồng thời có thể tăng khả năng tạo ra sụn khớp và tăng dịch khớp. Omega-3 có nhiều trong các loại cá, đặc biệt là cá mòi, cá thu, cá trích…Người bệnh nên tăng cường bổ sung trong thực đơn ăn uống mỗi tuần.

5.1.3. Rau xanh

Một số loại rau: rau chân vịt, súp lơ xanh, cải xoong…rất giàu vitamin C giúp xương khớp chắc khỏe và đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần tiêu thụ rau xanh mỗi ngày. 

5.1.4. Thịt và xương sống

Trong xương ống và thịt đỏ rất giàu canxi, là chất cần thiết bổ sung cho người bị trật khớp. Bởi canxi có khả năng giúp xương khớp nhanh hồi phục và dẻo dai hơn. Bên cạnh đó trong nước hầm xương còn có glucosamine có thể làm thuyên giảm tình trạng đau nhức, ngăn ngừa sưng tấy và tiêu sưng hiệu quả. Chính vì thế, để vết thương mau hồi phục và đi lại bình thường, người bệnh có thể tăng cường tiêu thụ súp canh, nước hầm xương, lẩu từ nước hầm xương. 

thực phẩm dành cho người bị trật khớp cổ chân
Thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Người bị đau bàn chân cần lưu ý ngay biểu hiện và cách xử lý

5.2. Trật khớp cổ chân kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung thì người bị trật khớp cổ chân kiêng ăn gì? 

5.2.1. Các thực phẩm từ đậu phộng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong đậu phộng hoặc chế phẩm từ đậu phộng có chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho vết thương, đồng thời có thể khiến tình trạng sưng viêm trở nên nặng nề hơn. Người bệnh có thể sử dụng các loại hạt khác như: hạnh nhân, hạt điều hoặc bơ để thay thế đậu phộng. 

5.2.2. Thực phẩm nhiều đường

Bị trật khớp cổ chân kiêng ăn gì? Thực phẩm nhiều đường là câu trả lời cho câu hỏi này. Thực phẩm nhiều đường như socola, các loại mứt, nước ngọt có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao khiến mạch máu lưu thông kém. Đây chính là tác nhân khiến vùng khớp bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều lượng đường có nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Cho nên, người bệnh nên hạn chế dung nạp đồ ngọt trong quá trình điều trị khớp cổ chân.

5.2.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Khi bị trật khớp, người bệnh nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…Bởi chúng có khả năng tăng lượng máu trong máu, cản trở quá trình lưu thông máu. Không chỉ vậy, chúng còn chứa hàm lượng omega 6 rất cao có thể dẫn đến các căn bệnh liên quan đến tim mạch.

5.2.4. Chất có cồn và chất kích thích

Ngoài những thực phẩm trên thì người bị trật khớp cổ chân cũng không nên sử dụng rượu, bia, đồ uống nhiều cồn, thuốc lá…Lượng nicotin trong thuốc lá và lượng cồn trong bia rượu không chỉ gây hại đến sức khỏe mà còn cản trở quá trình phục hồi vết thương.

người bị trật khớp cổ chân nên kiêng ăn gì
Thực phẩm có hại cho sức khỏe. (Nguồn Internet)

6. Những điều cần lưu ý để hạn chế chấn thương trật khớp cổ chân

Trật khớp cổ chân có thể tái đi tái lại nếu gặp tác động ngoại lực. Cho nên, tất cả chúng ta cần ghi nhớ “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và lưu ý những quy tắc dưới đây để phòng tránh được tình trạng này. 

  • Hãy khởi động thật kỹ trước khi chơi thể thao. Nhất là các cầu thủ bộ môn bóng đá nên khởi động, tập luyện theo hướng dẫn của huấn luyện viên để tránh chấn thương trật khớp cổ chân khi đá bóng.
  • Thực hiện các bài tập từ cơ bản đến phức tạp, không tăng đột ngột và thay đổi các động tác khác thường xuyên.
  • Mặc trang phục, mang giày, tất thoải mái; vừa vẹn với bàn chân và thay ngay khi thấy gót giày bị mòn.
  • Không nên tập luyện quá sức.
  • Mang đồ bảo hộ khi tham gia các bộ môn thể thao nguy hiểm.
  • Cẩn thận khi tham gia giao thông hoặc lao động trong nghề nghiệp.
  • Hạn chế mang vác, bưng bê vật dụng nặng nhằm giảm thiểu nguy cơ chấn thương.
  • Duy trì xương khớp chắc khỏe bằng cách uống thực phẩm chức năng glucosamine hỗ trợ xương khớp chắc khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục hằng ngày để tăng sức đề kháng cho cơ bắp, đồng thời duy trì tính nhạy bén cho cơ và giảm căng thẳng lên cổ chân.
cách phòng tránh trật khớp cổ chân
Những điều cần lưu ý để hạn chế chấn thương. (Nguồn Internet)

Ngoài những ảnh hưởng đến đời sống thường nhật, trật khớp cổ chân còn có thể gây biến chứng về cơ xương khớp. Song chấn thương này có thể dễ dàng cải thiện khoảng vài tuần đến 1 tháng khi người bệnh tuân thủ theo hướng điều trị của bác sĩ.

Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn định hướng đúng đắn trong cách điều trị cũng như phòng tránh chấn thương trật khớp cổ chân .

trac-nghiem-suc-khoe