Bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho sức khỏe ?

Bệnh gout nên ăn gì nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp carbohydrate phức tạp. Tránh thực phẩm và đồ uống có xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao và hạn chế tiêu thụ nước ép trái cây tự nhiên. Giữ đủ nước bằng cách uống nước thường xuyên hàng ngày.

1. Thực phẩm có tác động gì đến bệnh gout ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout đó chính là do chế độ ăn uống không hợp lý và lịch sinh hoạt thiếu lành mạnh. Cụ thể:

Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Ảnh hưởng của thực phẩm đến bệnh. (Nguồn Internet)

Những thực phẩm giàu chất purin (một hợp chất hóa học) là nguyên nhân sâu xa khiến bệnh gout trở nên trầm trọng hơn bằng cách làm tăng nồng độ axit uric (sản phẩm chuyển hóa trong cơ thể). Đối với những người có sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh, một số thực phẩm chứa nhiều chất purin hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng với những người bị bệnh gout do không có năng lực “tiêu diệt” axit uric nên việc tiêu thụ quá nhiều purin sẽ làm tích tụ axit uric dẫn đến các triệu chứng: đau nhức, sưng, viêm ở các khớp.

Chính vì vậy, người bệnh cần biết được những thực phẩm nào chứa nhiều purin để loại trừ và cần bổ sung những thực phẩm gì tốt cho sức khỏe? Đồng thời nên thay đổi lối sống sinh hoạt như thế nào để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp cụ thể sau đây.

2. Người bệnh gout nên ăn những gì

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gout đóng vai trò rất quan trọng, có khả năng hỗ trợ điều trị và hạn chế bệnh gout tái phát. Vậy bệnh gout nên ăn gì? Sau đây là những thực phẩm rất tốt dành cho người bệnh mà các chuyên gia khuyến cáo dùng.

2.1. Thực phẩm giàu vitamin C

Đây là loại vitamin có lợi cho người mắc phải bệnh gout có khả năng làm suy giảm nồng độ axit uric trong máu, ngăn ngừa viêm và chống oxy hóa. Đồng thời tăng sức đề kháng cho sức khỏe tổng thể và sức mạnh cho thành mạch làm giảm các triệu chứng của bệnh. Một số loại hoa quả giàu chất vitamin C như: ớt chuông, súp lơ, ổi, dứa…người bệnh nên bổ sung.

Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng chất vitamin C hay dùng các thực phẩm vitamin hàm lượng cao (chanh, tắc, bưởi…) tránh gây ra tác dụng phụ như: ợ nóng, buồn nôn, oxalate niệu, ảnh hưởng không tốt đến dạ dày.

Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Nhóm thực phẩm hữu ích dành cho người bệnh.(Nguồn Internet)

2.2. Các loại cá thịt trắng

Bệnh gout ăn gì tốt cho sức khỏe hay bệnh gút ăn được cá gì thì các loại cá thịt trắng như: cá sông, cá diêu hồng, cá rô đồng, ức gà… là đáp án hoàn hảo cho những câu hỏi này. Bởi trong thịt trắng có chứa hàm lượng chất đạm cao nhưng rất ít purin, có khả năng ngăn cản quá trình kết tủa của axit uric. Mỗi ngày bệnh nhân nên sử dụng khoảng 110 đến 170g thịt trắng là vừa đủ.

2.3. Trứng

Nếu bạn đang thắc mắc bệnh gout ăn gì cho nhanh khỏi bệnh thì trứng là thực phẩm không thể bỏ qua. Cũng giống như thịt trắng, trong trứng chứa một lượng purin siêu nhỏ, cung cấp nhiều canxi giúp xương chắc khỏe. Chính vì vậy, Người bệnh nên bổ sung các món được chế biến từ trứng (trứng chiên, trứng luộc, trứng cuộn…) vào thực đơn hàng ngày.

2.4. Rau và nhà họ đậu

Bệnh gout nên ăn rau gì? Vấn đề này cũng khiến nhiều bệnh nhân thắc mắc, bởi không phải loại rau nào cũng phù hợp với người mắc bệnh gout. Theo một số nguồn tài liệu đáng tin cậy, người bị gout nên ăn: rau ngót, cải xanh, nấm, cà tím, khoai tây, đậu hà lan… Nhìn chung các thực phẩm này đều có tác dụng giảm tích tụ axit uric, giảm đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài các loại rau thì nhà họ đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu nành, đậu lăng…) cũng chứa một lượng vitamin B6 rất cao có chức năng tăng cường sức mạnh xương khớp mà người bệnh cần bổ sung.

2.5. Trái cây

Trái cây, đặc biệt là trái anh đào và quả cherry là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi bệnh gout nên ăn gì. Theo nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa kỳ, quả cherry rất có ích đối với bị gout, có tác dụng giảm viêm và giảm nồng độ axit uric, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Còn quả anh đào có khả năng giảm lượng axit uric trong máu, đồng thời kháng viêm, giảm đau và chống oxy do bệnh gây ra.

2.6. Ngũ cốc nguyên hạt

Bệnh gout ăn gì cho tốt? Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, lúa mạch, vừng đen, yến mạch, hạt kê) rất giàu chất dinh dưỡng là một trong số thực phẩm cực kỳ hữu hiệu dành cho người bị gout. Chúng có tác dụng làm giảm acid uric, cholesterol trong máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

2.7. Nước lọc

Bên cạnh các loại thực phẩm thì người bệnh cũng nên cung cấp đủ lượng nước lọc cho cơ thể. Nước lọc có chức năng đào thải acid uric và xoa dịu cơn đau rất tốt, đồng thời ngăn cản bệnh tái phát. Mỗi ngày nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước, bạn có thể chia thành nhiều lần để uống.

Chế độ dinh dưỡng có liên quan mật thiết đến các triệu chứng của bệnh gout và mức độ tái phát của bệnh. Vì vậy, việc bổ sung những thực phẩm trên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả và hạn chế quá trình phát triển của bệnh. Đồng thời cung cấp dinh dưỡng thiết yếu nuôi dưỡng cơ thể.

nước lọc là đồ uống người bệnh gout nên ăn
Nước lọc là loại nhất tốt nhất dành cho cơ thể. (Nguồn Internet)

3. Người bệnh gút nên kiêng ăn những gì?

Thực phẩm nên tránh khi bị bệnh gút: Bia và rượu ngũ cốc (như vodka và rượu whisky) Thịt đỏ, thịt cừu và thịt lợn. Thịt nội tạng, chẳng hạn như gan, thận và các loại thịt có tuyến như tuyến ức hoặc tuyến tụy, hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, tôm hùm, trai, cá cơm và cá mòi.

3.1. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là cái tên đầu tiên nằm trong danh sách thực phẩm mà người mắc bệnh xương khớp nói chung và bệnh gout nói riêng cần hạn chế. Nhóm thực phẩm này bao gồm: gan, thận, lòng lợn, tiết canh…sẽ khiến cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn sau khi ăn.

3.2. Một số loại cá

Ngoài những loại cá thịt trắng mà chúng tôi vừa nêu ở trên thì rất nhiều người bị bệnh gout đều có chung một câu hỏi: bệnh gút kiêng ăn cá gì? Bác sĩ chuyên gia xương khớp cho rằng, các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá cơm, cá tuyết…người bệnh cần tránh xa. Bởi chúng có một lượng purin tương đối cao.

3.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ như: mì tôm, gà rán, pizza…đều không tốt và không phù hợp với người bị gout. Chúng sẽ làm giảm khả năng đào thải axit uric và tăng mỡ trong máu.

3.4. Thịt đỏ

Thịt đỏ là lời giải đáp hợp lý cho câu hỏi bệnh gout cần kiêng thức ăn gì. Nhóm thịt đỏ gồm: thịt bê, thịt nai, thịt gà…đều là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên chúng chứa rất nhiều nhân purin sẽ khiến các cơn đau bệnh gout kéo dài dai dẳng và trầm trọng hơn.

3.5. Các loại rau

Ngoài thịt, cá và một số thực phẩm cần hạn chế thì bệnh gout kiêng ăn rau gì? Các chuyên gia cho biết: rau dọc mùng, các loại rau mầm, giá đỗ, cải bó xôi…là những loại rau mà người bệnh nên “loại” ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi đây là nhóm rau có lượng purin cao, có nguy cơ làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

3.6. Chất chứa cồn

Chất kích thích, chứa cồn: bia, rượu, thuốc lá…sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu khiến cho người bệnh gout cảm thấy các đau nhức, khó chịu tăng lên gấp bội sau khi sử dụng. Nếu bạn không muốn bệnh tiến triển trầm trọng hơn thì nên tránh xa chất chứa cồn nhé.

bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì
Nhóm thực phẩm người bệnh nên hạn chế. (Nguồn Internet)

4. Những mẹo hỗ trợ điều trị bệnh gout tại nhà hiệu quả

Bên cạnh chế độ ăn uống thì khi bị gout người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp trị bệnh tại nhà đơn giản, dễ thực hiện dưới đây để tạm thời ức chế các triệu chứng của bệnh. 

4.1. Nghỉ ngơi hợp lý

Bệnh gout không chỉ gây đau đớn mà còn cản trở sinh hoạt, công việc hằng ngày của bệnh nhân. Để làm giảm các triệu chứng của bệnh, người bệnh nên xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, mỗi ngày 8 tiếng, đồng thời hạn chế khuân vác nặng hoặc vận động quá mức.

4.2. Tránh mệt mỏi, căng thẳng kéo dài

Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài có thể giúp tinh thần thoải mái, từ đó các cơn đau do bệnh gout gây ra cũng “tê liệt” một phần đáng kể và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. Ngoài ra, bạn cũng cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt xấu như: thường xuyên thức khuya, nhịn tiểu, ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.

4.3. Chườm lạnh vào khớp bị đau

Chườm lạnh là cách trị bệnh gout tại nhà khá phổ biến và được nhiều người áp dụng. Thêm vào đó, biện pháp này đặc biệt mang lại hiệu quả đối với trình trạng bệnh nhẹ. Tác dụng của phương pháp sử dụng nhiệt độ thấp này là: làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu, ngăn ngừa viêm khớp, chậm quá trình sản xuất dịch khớp và ngăn chặn các triệu chứng của bệnh.

Mỗi ngày người bệnh dành 20 phút để chườm túi đá hoặc khăn đựng đá lên vị trí vị đau. Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

4.4. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên làm trong những mẹo chữa bệnh tại nhà đơn giản, ít tốn kém mà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như phòng ngừa bệnh gout hữu hiệu

Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn dành thời gian khoảng 15 – 30 phút để vận động cơ thể hoặc chơi các môn thể thao phù hợp như: đi bộ, bơi lội, tập yoga…

Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Mẹo chữa bệnh an toàn tại nhà. (Nguồn Internet)

Những mẹo chữa bệnh gout trên đây chỉ mang lại hiệu quả tạm thời hoặc hỗ trợ điều trị bệnh, hoàn toàn không có khả năng chữa khỏi bệnh gout. Khi mắc phải căn bệnh này, cách tốt nhất người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời hạn chế một loạt biến chứng nghiêm trọng có nguy cơ phát sinh.

5. Gợi ý thực đơn 7 ngày ngon miệng người bệnh gout nên ăn

Bị bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì, chúng tôi đã nêu cụ thể ở nội dung trên. Tuy nhiên việc lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn ăn uống mỗi ngày dành cho người bị bệnh gout không dễ dàng gì. Hiểu được điều này, hôm nay Diễm Châu sẽ gợi ý thực đơn 1 tuần ngon miệng phù hợp với người bệnh gout.

5.1. Bị bệnh gout nên ăn gì vào thứ 2

Cá rô đồng và rau ngót nấu tôm đều là thực phẩm rất tốt dành cho người mắc bệnh gout. Vì vậy, chúng tôi đặc biệt chọn 2 món này cho thực đơn ngày thứ 2.

  • Sáng: Tô phở ức gà.
  • Trưa: Cơm bát nhỏ, canh rau ngót nấu tôm, cá rô đồng kho tiêu, quả táo tráng miệng.
  • Chiều: Bánh quy ít đường.
  • Tối: Cơm bát nhỏ, rau cải luộc, đậu hũ xào thịt heo.

5.2. Bị bệnh gout nên ăn gì vào thứ 3

Đã xong ngày thứ 2, vậy người mắc bệnh gout ăn gì tốt cho sức khỏe vào ngày tiếp theo? Canh cá đồng nấu khê, trứng luộc, rau càng cua trộn ức vịt…là các món ăn đơn giản, dễ thực hiện dành cho ngày thứ 3 của bạn.

  • Sáng: Bánh cuốn, trái cây.
  • Trưa: Cơm bát nhỏ, canh cá đồng nấu khê, trứng luộc.
  • Chiều: Sữa chua ít đường.
  • Tối: Cơm bát nhỏ, rau càng cua trộn ức vịt, thịt luộc, trái cây.

5.3. Bị bệnh gout nên ăn gì vào thứ 4 

Cùng xoa dịu các cơn đau nhức do bệnh gout gây ra với thực đơn giàu chất dinh dưỡng như: cá diêu hồng chiên giòn, canh chua cá lóc, trứng cuộn ăn kèm với cơm.

  • Sáng: Bún thang.
  • Trưa: Cơm, canh chua cá lóc, cá diêu hồng chiên, trái cây.
  • Chiều: Bánh plan.
  • Tối: Cơm bát nhỏ, trứng cuộn, canh rong biển, trái cây.

5.4. Bị bệnh gout nên ăn gì vào thứ 5

Bệnh gout ăn gì cho tốt? Hay thứ 5 chọn những món ăn nào mang lại cảm giác ngon nhưng không ngán và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh? Những món ăn thanh đạm như: đậu phụ sốt chua, phở cuốn, canh thập cẩm… là sự lựa chọn lý tưởng.

  • Sáng: Khoai lang luộc.
  • Trưa: Cơm bát nhỏ, đậu phụ sốt cà chua, canh thập cẩm (bông cải, thịt), trái cây.
  • Chiều: Chè đỗ đen.
  • Tối: Phở cuốn, trái cây.

5.5. Bị bệnh gout nên ăn gì vào thứ 6

Bí đao, xương heo và trứng đều nhóm thực phẩm không thể thiếu trong tủ lạnh nhà người bệnh. Kết hợp những món ăn này vào ngày thứ 6 sẽ giúp bạn có bữa ăn bổ dưỡng và ngon miệng.

  • Sáng: Hủ tiếu thịt lợn.
  • Trưa: Cơm bát nhỏ, canh bí đao nấu xương heo, mướp đắng xào trứng, trái cây.
  • Chiều: Bắp luộc.
  • Tối: Cơm bát nhỏ, cà tím luộc, cá bống kho tiêu, trái cây.

5.6. Bị bệnh gout nên ăn gì vào thứ 7

Ngày thứ 7 thông thường bạn có nhiều thời gian rảnh, hãy vào bếp vào nấu các món: cháo bí đỏ, cá hồi sốt cà chua ăn, cải bẹ xanh xào ăn kèm với cơm…cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • Sáng: Cháo bí đỏ. 
  • Trưa: Cơm bát nhỏ, cá hồi sốt cà chua, cải bẹ xanh xào.
  • Chiều: Sữa chua ít đường.
  • Tối: Bún mọc tô vừa, trái cây.

5.7. Bị bệnh gout nên ăn gì vào chủ nhật

Bị bệnh gout nên ăn gì vào cuối tuần? Rau cần xào thịt, canh củ nấu xương heo dành cho bữa trưa hay cháo sườn ăn sáng…là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. 

  • Sáng: Chào sườn.
  • Trưa: Cơm bát nhỏ, rau cần xào thịt heo, canh củ (khoai, cà rốt) nấu xương, trái cây.
  • Chiều: 1 quả chuối.
  • Tối: Cháo hạt dẻ kèm nộm dưa chua, canh rong biển.
Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Thực đơn ngon miệng dành cho người bệnh. (Nguồn Internet)

Chế độ dinh dưỡng là “chìa khóa” quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả. Cho nên, bạn chỉ cần tuân thủ theo một thực đơn hợp lý và khoa học sẽ kiểm soát được mức độ phát triển của bệnh. 

Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết trên bạn sẽ biết được bị bệnh gout nên ăn gì để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh.

trac-nghiem-suc-khoe