Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Cách điều trị bệnh an toàn

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Đây là sự phân vân, suy tính và lưỡng lự của phần lớn bệnh nhân khi mà hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này. Vậy những trường hợp nào nên mổ và trong trường hợp nào không nên lựa chọn phương pháp này. Hãy cùng Diễm Châu USA đi tìm lời giải đáp chính xác ở bài viết bên dưới nhé!

1. Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Thoát vị đĩa đệm là “cơn ác mộng” kinh hoàng đối với người bệnh. Vì căn bệnh này gây nhiều đau đớn từ âm ỉ đến dữ dội ở vùng thắt lưng, cổ và lan tỏa đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Đồng thời gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng công việc. Bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: tuổi tác, di truyền, lối sống thụ động, tính chất công việc, thừa cân, béo phì…

Đọc thêm về: Thoát vị đĩa đệm l4 l5 cần điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Hiện nay, thoát vị đĩa đệm được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm. Nếu người bệnh chủ quan hoặc chậm trễ trong việc thăm khám và chữa trị sẽ khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn và dẫn đến những biến chứng khó lường, cụ thể:

  • Các tứ chi mất cảm giác, khó khăn trong việc vận động.
  • Bàng quang và chức năng ruột bị xáo trộn.
  • Đại – tiểu tiện không kiểm soát.
  • Tổn thương thần kinh tọa, thậm chí dẫn đến tàn phế.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Phẫu thuật – Một trong những cách chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay. (Nguồn Internet)

Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị bệnh phụ thuộc vào các yếu tố: độ tuổi, từng giai đoạn bệnh, mức độ tổn thương, vị trí, biến chứng, tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi bệnh nhân.

Thông thường đối với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh ở giai đoạn đầu, các triệu chứng mới xuất hiện thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc Tây y; châm cứu hoặc vật lý trị liệu để giảm đau; ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Còn đối với trường hợp bệnh trở nên trầm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc và xem xét để áp dụng phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm.

Những trường hợp sau đây thường được chỉ định phẫu thuật, cụ thể:

  • Điều trị nội khoa từ 5 – 8 tuần không mang lại kết quả tốt.
  • Tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh cấp tính.
  • Hiện tượng rách bao xơ, thoát vị di trú.
  • Bệnh xuất hiện những biến chứng nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.

Như vậy có thể nói rằng, phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chỉ được chỉ định trong một số trường hợp nhất định.

2. Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm đến tính mạng không?

Ngoài câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Không ít bệnh nhân cũng băn khoăn mổ thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến tính mạng không? Câu hỏi này được đội ngũ bác sĩ vững chuyên môn và giàu kinh nghiệm trả lời như sau:

Bất kỳ cách chữa bệnh nào cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro và phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm cũng không ngoại lệ. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng có thể gây ra hoặc để lại những biến chứng trong và hậu phẫu thuật, được liệt kê như bên dưới.

2.1. Tổn thương dây thần kinh

Trong quá trình thủ thuật lấy đĩa đệm tổn thương ra khỏi đốt sống, nếu bác sĩ hoặc kỹ thuật viên thực hiện sai quy trình bệnh nhân có thể bị tổn thương dây thần kinh. Hoặc khi đĩa đệm không thể phục hồi sau phẫu thuật, một số dây thần kinh sẽ bị tổn thương nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

2.2. Nhiễm trùng

Một trong những biến chứng thường gặp trong quá trình thủ thuật đó chính là nhiễm trùng. Nguyên nhân có thể là do một số đơn vị y tế không đảm bảo các tiêu chuẩn sát trùng dụng cụ hoặc thực hiện mổ không đúng kỹ thuật từ nhân viên y tế. Song nhiều trường hợp bệnh nhân có thể trạng kém, sức đề kháng yếu cũng dễ bị nhiễm khuẩn cho dù đã đảm bảo khâu vệ sinh trong thời gian mổ thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh. (Nguồn Internet)

2.3. Bệnh tái phát sau mổ

Sau thời gian mổ thoát vị đĩa đệm khoảng 6 – 8 tháng, các triệu chứng của bệnh như: đau nhức, khó khăn trong vận động…thuyên giảm đáng kể nhưng không có khả năng phục hồi sức khỏe tổng thể cũng như xương khớp hoàn toàn. Đây là biến chứng khó tránh khỏi sau khi phẫu thuật, bởi căn bệnh này có tỉ lệ tái phát tương đối cao chiếm tỉ lệ 5 – 15%.

2.4. Một số biến chứng khác

Ngoài ra, sau thủ thuật người bệnh có nguy cơ đối mặt với những căn bệnh nguy hiểm khác như: thoái hóa cột sống; xơ hóa cột sống thắt lưng hay xuất huyết ở các mô gây bại liệt thậm chí dẫn đến tử vong.

Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mặc dù mang lại kết quả cao nhưng cũng không loại trừ những rủi ro trên. Cách tốt và an toàn nhất để hạn chế những biến chứng trong và sau thủ thuật, người bệnh nên lựa chọn những đơn vị y tế chất lượng, uy tín; có đội ngũ bác sĩ lành nghề, vững chuyên môn, dày kinh nghiệm; thiết bị y tế hiện đại để thăm khám và điều trị bệnh.

3. Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm an toàn

Bên cạnh phương pháp thủ thuật thoát vị đĩa đệm thì hiện nay với sự phát triển vượt bậc của nền y học có rất nhiều cách chữa bệnh khác an toàn và mang lại hiệu quả cao.

3.1. Phương pháp massage

Đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều bệnh nhân áp dụng; bởi nó lành tính, đem lại hiệu quả cao và ít tốn kém chi phí. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng mu bàn tay ấn xuống da, sau đó di chuyển tay theo hình tròn dọc từ đầu cột sống lưng xuống đến mông 3 lần.
  • Bước 2: Sử dụng khớp cổ tay và khớp ngón tay ấn lên vị trí bị đau, thực hiện tương tự như trên khoảng 3 lần.
  • Bước 3: Sử dụng hai bàn tay xoa bóp đồng thời kéo thịt hai bên cột sống lưng, lặp lại 3 lần.

3.2. Liệu pháp nhiệt

Nhiệt độ nóng/lạnh có thể cải thiện hiện tượng đau nhức, sưng nóng, viêm đỏ…đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm.

  • Chườm nóng: Đối với phương pháp chườm nóng, người bệnh có thể dùng một chai nước hoặc miếng đệm với nhiệt độ cao đặt hoặc chườm vào vùng bị tổn thương trong khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý điều chỉnh độ nóng phù hợp tránh tình trạng bỏng da.
  • Chườm lạnh: Đối với phương pháp chườm lạnh, người bệnh có thể sử dụng một túi lạnh hoặc khăn bọc đá lạnh đặt lên vùng bị đau. Mỗi lần đặt khoảng 10 – 15 phút.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Cách điều trị bệnh an toàn
Phương pháp chữa bệnh tại nhà hiệu quả. (Nguồn Internet)

Hai phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tại nhà này đều an toàn và mang lại hiệu quả nhất định. Song chỉ phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ và do tác nhân cơ học gây ra. Đối với những trường hợp bệnh nặng, bác sĩ không khuyến cáo người bệnh áp dụng, bởi nó không mang lại kết quả tích cực.

4. Cần lưu ý điều gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm?

Bên cạnh câu hỏi thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Không ít người bệnh cũng băn khoăn mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Điều này còn phụ thuộc vào ý thức trong việc chữa bệnh và phòng ngừa bệnh sau phẫu thuật của từng bệnh nhân. Vì đây được xem là 2 yếu tố đóng vai trò tiên quyết, cụ thể:

  • Vận động nhẹ nhàng: Sau khi mổ, bệnh nhân nên tránh bưng bê, khuân vác vận dụng nặng để cho vết thương có thời gian hồi phục.
  • Chăm sóc vết thương đúng cách: Người bệnh cần vệ sinh vết thương đúng cách theo hướng dẫn của y tá/điều dưỡng viên nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng, viêm nhiễm ở vị trí phẫu thuật.
  • Chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sau khi mổ; bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi, khoáng chất như: sữa, các chế phẩm từ sữa, rau xanh, hoa quả tươi…Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn, cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại nước uống có cồn và các chất kích thích…
  • Tập luyện thể dục: Thường xuyên luyện tập các bộ môn thể dục, thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, đạp xe…Song, cần có chế độ thực hiện đúng cách, đều đặn, tập vừa sức để hạn chế tình trạng căng cơ.
  • Giữ ấm cơ thể: Giữ ấm vùng cổ, vai, lưng khi thời tiết trở nên lạnh cóng, khi đi xe máy, đi ngủ….
  • Thăm khám định kỳ: Dành thời gian khám sức khỏe định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để có thể phát hiện sớm những biến chứng sau phẫu thuật và có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Lưu ý khi nằm ngủ ở tư thế thoải mái, tránh ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu.

Ngoài ra, trong thời gian chăm sóc vết thương nếu phát hiện ra những triệu chứng lạ hay cơ thể luôn trong tình trạng đau đớn, người bệnh cần đến ngay đơn vị y tế điều trị bệnh để bác sĩ thăm khám.

lưu ý sau khi mổ thoát vị đĩa đệm
Những điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật. (Nguồn Internet

5. Các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm tại nhà, hiệu quả

“Ghi nhớ” những điều trên thôi chưa đủ, người bệnh nên thực hiện các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm dưới đây để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thiết kế riêng một số bài tập phù hợp với tình trạng bệnh và mức độ tổn thương sau mổ. Đồng thời, người bệnh cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và kiên nhẫn thực hiện đều đặn, đúng cách để mang lại kết quả cao nhất.

Dưới đây là top 3 bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm tại nhà, hiệu quả bạn có thể thực hiện:

5.1. Bài tập rắn hổ mang

Công dụng

Đây là bài tập thông dụng được nhiều người bị đau xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng lựa chọn thực hiện. Bài tập yoga với tư thế rắn hổ mang tác động trực tiếp và tích cực vào các cơ lưng có nhiều biến thể. Người bệnh có thể thực hiện động tác này từ cơ bản đến nâng cao để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm sấp xuống sàn, hai tay đặt dưới vai.
  • Bước 2: Từ từ nâng phần trên lên sao cho bằng với khuỷu tay trong khi vẫn giữ hông sát sàn.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này khoảng 5 giây, sau đó từ từ nằm sấp xuống sàn.
  • Bước 4: Lặp lại động tác này 10 lần.
  • Bước 5: Khi đã quen với cường độ và tư thế tập luyện, bạn có thể giữ tư thế uốn cong người này trong vòng 20 giây.

5.2. Bài tập Châu Chấu

Công dụng

Thực hiện bài tập này có khả năng kéo giãn gân kheo; giúp vùng lưng nhạy bén, linh hoạt hơn, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, người bệnh sẽ nhanh chóng di chuyển bình thường trở lại.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm sấp, mặt úp xuống, hai tay đưa ra phía sau ôm lấy lưng.
  • Bước 2: Phần thân trên nâng lên khỏi mặt đất, mặt vẫn nhìn thẳng xuống sàn, bả vai chụm lại, hai tay nắm chặt vào nhau.
  • Bước 3: Duy trì tư thế này 5 giây rồi nhẹ nhàng hạ phần thân trên trở lại mặt đất; đồng thời thả tay và trở lại vị trí ban đầu.
  • Bước 4: Thực hiện động tác này 10 lần.


5.3. Bài tập tay nọ chân kia

Công dụng

Đây là một trong các bài tập sau khi mổ thoát vị đĩa đệm mà bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên áp dụng. Bài tập này có tác dụng xoa dịu cơn đau, hoạt động các cơ cốt lõi và cải thiện khả năng giữ thăng bằng:

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nằm sấp, sau đó chống đầu gối và đôi tay xuống thảm tập, cột sống giữ thẳng, đôi tay đặt ngay dưới vai, đầu gối thẳng hàng với hông.
  • Bước 2: Nâng một cánh tay duỗi thẳng về phía trước, đồng thời giữ cho cánh tay thẳng hàng với vai. Tiếp theo, duỗi thẳng chân đối diện ra phía sau, ngang bằng với hông.
  • Bước 3: Duy trì tư thế này trong 5 – 7 nhịp thở sâu rồi tư từ hạ cánh tay và chân về vị trí cũ.
  • Bước 4: Thực hiện lại bài tập này với cánh tay/chân còn lại.
  • Bước 5: Thực hiện 10 – 15 lần cho mỗi bên.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Cách điều trị bệnh an toàn
Bài tập yoga dành cho bệnh nhân sau thủ thuật. (Nguồn Internet)

Để quá trình thực hiện các bài tập sau thủ thuật mang lại kết quả như mong muốn, giúp đẩy lùi căn bệnh thoát vị đĩa đệm nhanh nhất, bạn cần lưu ý:

  • Kiên trì tập luyện mỗi ngày và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên điều trị.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian, cường độ tập luyện theo từng giai đoạn.
  • Thực hiện các bài tập tại nhà hoặc phòng tập với công cụ chuyên dụng.
  • Chọn nơi tập thoáng mát, rộng rãi.
  • Mặc quần áo đơn giản, thoải mái.

Hi vọng, nội dung bài viết trên đây là lời giải đáp thích đáng cho câu hỏi” thoát vị đĩa đệm có nên mổ không”. Nếu không may mắc phải căn bệnh “rắc rối” này, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì hiện nay bên cạnh phương pháp phẫu thuật còn có rất nhiều phương pháp chữa bệnh khác an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có được sức khỏe xương khớp tốt nhất.

Có thể Bạn quan tâm

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Glucosamine là gì? Công dụng, liều dùng và cách sử dụng hiệu quả

trac-nghiem-suc-khoe