Thoát vị đĩa đệm l4 l5 cần điều trị như thế nào cho hiệu quả?

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là một trong những căn bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nếu người bệnh không sớm điều trị thì bệnh lý này sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến chính bản thân người bệnh.

Vậy thoát vị đĩa đệm l4, l5 là gì? Điều trị như thế nào cho hiệu quả? Tất cả câu hỏi sẽ được Diễm Châu giải đáp cụ thể thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi.

1. Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là gì?

Để biết được thoát vị đĩa đệm l4 l5 là bệnh gì, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về hai đốt sống l4 l5 nhé!

Theo các nhà nghiên cứu, l4 l5 là hai đốt sống nằm ở vị trí bé nhất trong cột sống thắt lưng. Chúng không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ cho phần trên cơ thể mà còn giúp cơ thể cử động, xoay theo nhiều hướng khác nhau. Cũng chính vì vậy mà hai đốt sống này chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tác động bên ngoài, dễ gây bệnh thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là gì
Độ tuổi 35 – 50 thường mắc phải căn bệnh này. (Nguồn Internet)

Như vậy, có thể định nghĩa: Thoát vị đĩa đệm l4 l5 (thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng l4 l5) xảy ra do lớp bao xơ ở khu vực bên ngoài phần đĩa đệm giữa đốt sống l4, l5 không còn lành lặn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhân nhầy bị thoát ra ngoài xây dựng nên các khối thoát vị chèn ép lên màng tủy và các rễ dây thần kinh. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy vùng lưng và khu vực lân cận đau đớn, nhức mỏi thường xuyên.

Theo thống kê lâm sàng, trong tổng số người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì tỉ lệ bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm l4 và thoát vị đĩa đệm l5 chiếm tỉ lệ cao nhất.

Đọc thêm về: Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

2. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm l4 l5

Không giống như những căn bệnh xương khớp khác, triệu chứng thoát vị đĩa đệm l4 l5 sẽ xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khi bệnh khởi phát:

  • Đau đớn có lúc âm ỉ có khi dữ dội ở vùng thắt lưng lan xuống hông, chân, đùi. Nhất là khi người bệnh ho, hắt xì, đứng lên/ngồi xuống hay vận động mạnh thì mức độ đau đớn sẽ tăng lên.
  • Đôi bàn chân tê bì, khiến chân không còn cảm giác; mu bàn chân đau đớn gây khó khăn trong việc cử động.
  • Do đĩa đệm chèn lên dây thần kinh khiến cơ bắp bị yếu dần.
  • Khó tiểu hoặc đi tiểu không kiểm soát được.
  • Một số bệnh nhân còn có triệu chứng cảm giác nóng, lạnh thất thường; xúc giác rối loạn.
  • Rối loạn chức năng bang quang, ruột.
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 cần điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Nhận biết triệu chứng để thăm khám sớm là việc nên làm. (Nguồn Internet)

3. Tác nhân gây thoát vị đĩa đệm l4 l5

Bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 hình thành do nhiều tác nhân khác nhau nhưng trong đó không thể thiếu 5 yếu tố chính sau đây:

  • Độ tuổi: Khi chúng ta bước sang độ tuổi 35 – 50 hệ xương khớp sẽ trở nên lỏng lẻo; không còn hoạt động trơn tru như trước và làm cho đĩa đệm thoát hóa dần. Dần dần, các đĩa đệm nói chung và đĩa đệm l4 l5 sẽ thoái hóa theo với biểu hiện mất nước, hao mòn và dễ dàng thoát vị. Đó cũng chính là lý do người ở độ tuổi trung niên mắc phải bệnh lý này cao hơn nhóm tuổi khác.
  • Công việc đặc thù: Bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 đều nguy cơ hình thành do đặc thù công việc của người bệnh: ngồi một chỗ trong thời gian dài, mang vác nặng khiến vùng lưng phải chịu ảnh hưởng lớn.
  • Di truyền: Nguyên nhân gây bệnh cũng có thể do yếu tố di truyền từ cha mẹ, anh/chị/em trong gia đình.
  • Chấn thương: Một số chấn thương ở vùng cổ hoặc thắt lưng do tai nạn trong sinh hoạt, nghề nghiệp hay tai nạn giao thông đều có nguy cơ khiến bao xơ đĩa bệnh bị nứt, nhân nhầy đĩa đệm thoát vị ra ngoài.
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Không hiếm trường hợp bị thoát vị đĩa đệm l4 l5 do thói quen sinh hoạt xấu như: tập thể dục không đúng cách, lười vận động, đứng nhiều, ngủ sai tư thế…

Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân, béo bì, thường xuyên sử dụng chất kích thích hay thiếu dưỡng chất…cũng là tác nhân gây ra căn bệnh này.

nguyên nhân thoát vị đĩa đệm l4 l5
Thói quen sinh hoạt xấu là tác nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một bệnh lý nguy hiểm. Nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc cũng như phát sinh những biến chứng sau:

  • Rối loạn cảm giác: Một khi rễ thần kinh chịu áp lực lớn sẽ khiến cho phần da tại khu vực này bị rối loạn cảm giác nóng, lạnh.
  • Đau rễ thần kinh: Tần suất các cơn đau thắt lưng ngày càng tăng lên tác động đến rễ thần kinh gây tái phát.
  • Rối loạn bài tiết: Khó khăn trong việc tiểu tiện là việc khó tránh khỏi khi bệnh thoát vị đĩa đệm l4, l5 tiến triển nặng.
  • Tàn phế: Bệnh kéo dài dai dẳng và không có biện pháp can thiệp sẽ làm cho hai chân mất cảm giác, yếu dần, thậm chí tàn phế.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra những triệu chứng thoát vị đĩa đệm l4 l5, người bệnh cần tìm đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có chuyên môn kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp nhằm tránh trường hợp bệnh trở nên tồi tệ hơn.

biến chứng thoát vị đĩa đệm l4 l5
Cần thăm khám sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. (Nguồn Internet)

5. Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm l4 l5 hiệu quả

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 an toàn, hiệu quả. Tùy vào tình trạng sức khỏe; cơ địa mà bệnh nhân lựa chọn cách chữa bệnh phù hợp.

5.1. Điều trị tại nhà

Với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh mới hình thành, thông thường bệnh nhân sẽ chủ động áp dụng những cách chữa trị tại nhà như sau:

  • Chườm nóng, lạnh: Sử dụng túi hoặc khăn chườm nóng/chườm lạnh đặt lên vị trí bị thoái hóa đĩa đệm có tác dụng làm giảm các cơn đau nhức. Người bệnh có thể thực hiện 3 – 5 lần/ tuần, mỗi lần 10 – 15 phút.
  • Mát-xa: Tưởng chừng những động tác mát-xa đơn giản chỉ có thể giúp cơ thể được thư giãn, thoải mái mệt mỏi sau một ngày làm việc mệt mỏi nhưng mát-xa còn là phương pháp chữa bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm tương đối hiệu quả. Mỗi ngày, bạn dành 15 – 20 phút xoa bóp vùng thắt lưng sẽ cảm thấy tình trạng đau đớn thuyên giảm rõ rệt.

5.2. Vật lý trị liệu

Cách chữa bệnh này cũng có tác dụng trong việc xoa dịu cơn đau, cải thiện chức năng xương khớp, nâng cao sức đề kháng tổng thể. Phương pháp này bao gồm:

  • Tia hồng ngoại: Bác sĩ sẽ thực hiện chiếu vào khu vực đau nhức để làm giảm tình trạng cơ thắt quá mức.
  • Kích thích điện: Đội ngũ kỹ thuật viên sẽ sử dụng dòng điện có tần số tương đối thấp để kích thích lên cơ bắp và dây chằng.

Bên cạnh hai phương pháp vật lý trị liệu này thì bấm nguyệt, dùng sóng cao tần, chiếu tia laser…cũng là cách điều trị thoát vị đĩa đệm l4 l5 được nhiều bệnh viện uy tín áp dụng.

5.3. Châm cứu

Hiện nay, châm cứu là cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bởi phương pháp này có nhiều công dụng tuyệt vời như: làm giảm cơn đau, giải tỏa căng thẳng thần kinh; đả thông kinh mạch, hỗ trợ mô sụn tổn thương, thúc đẩy máu đến nuôi dưỡng dây chằng và cột sống, đặc biệt ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý châm cứu tại nhà mà phải tìm đến đơn vị y tế uy tín để bác sĩ có đủ chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện nhằm tránh rủi ro đáng tiếc.

điều trị thoát vị đĩa đệm l4 l5
Châm cứu là cách điều trị bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

5.4. Điều trị bằng thuốc Tây y

Một số loại thuốc dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm l4 l5 giúp cải thiện những triệu chứng được kể đến là:

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Naproxen, Ibuprofen, Paracetamol,…chặn đứng các cơn đau do bệnh gây ra hiệu quả.
  • Thuốc giãn cơ: Eperisone…có tác dụng cải thiện cơn đau và làm giãn cơ bắp xung quanh cột sống lưng.

Ngoài các dòng thuốc uống trên, thuốc tiêm ngoài màng cứng như Corticosteroid cũng có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Lưu ý: Thuốc Tây y, đặc biệt là thuốc dành cho người bệnh đều mang lại kết quả nhất định, song phần lớn các loại thuốc này đều có tác dụng phụ. Chính vì vậy, người bệnh phải uống thuốc theo quy định của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý mua thuốc hoặc ngưng dùng thuốc.

5.5. Điều trị phẫu thuật

Thông thường, phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm l4 l5 sẽ được bác sĩ chỉ định đối với bệnh nhân mắc bệnh nặng, không thể chữa trị bằng các phương thức khác.

  • Phẫu thuật qua da: Một tiểu phẫu nhỏ với sự trợ giúp của kính hiển vi.
  • Cắt bỏ: Cắt bỏ 1 phần hoặc nhiều phần đĩa đệm gây chèn ép lên rễ thần kinh.
  • Thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo: Đĩa đệm l4, l5 bị thoái vị sẽ được thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo được làm từ nhựa hoặc kim loại.
  • Hợp nhất đốt sống: Phương pháp này được thực hiện với mục đích hợp nhất hai hoặc nhiều đốt sống vĩnh viễn với nhau bằng các mảnh ghép xương.

Nhiều tài liệu cho thấy, mổ thoát vị đĩa đệm l4 l5 là phương pháp thường được sử dụng trong việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, vì độ thành công và an toan cao; tỷ lệ bệnh tái phát thấp.

Tuy nhiên, cách thức điều trị này cũng có nhiều nhược điểm như: quá trình hồi phục vết thương chậm; tốn kém kinh phí; người bệnh phải kiêng cữ trong sinh hoạt sau khi thủ thuật; nghiêm trọng hơn là chịu những biến chứng hậu phẫu thuật…Chính vì vậy, người bệnh cần sáng suốt trong việc lựa chọn đơn vị y tế để điều trị bệnh nhằm hạn chế phát sinh không mong muốn.

phẫu thuật thoát vị đĩa đệm l4 l5
Tiểu phẫu xâm lấn được nhiều bệnh viện uy tín áp dụng chữa bệnh. (Nguồn Internet)

6. 5 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm l4 l5 an toàn tại nhà

Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng: nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may, thợ hồ…thường xuyên ngồi một chỗ; hay làm việc quá sức không may dẫn đến căn bệnh nguy hiểm thoát vị thì có thể thực hiện các bài tập yoga có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Song bạn cần lưu ý: Không phải bài tập nào cũng đem lại kết quả như mong muốn. Nếu tập sai động tác sẽ đem lại tác dụng ngược.

Chính vì vậy, nội dung dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những bài tập chữa thoát vị đĩa đệm l4 l5 đơn giản; hữu ích, có thể thực hiện tại nhà.

Ngoài ra, trước khi thực hiện bài tập chữa thoát vị đĩa đệm l4 l5, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một số vận dụng cơ bản như: tấm thảm; khăn lâu; quần áo chất vải mát, thấm mồ hôi tốt; nước uống để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả trong quá trình tập luyện.

6.1. Bài tập 1: Nâng chân

  • Bước 1: Nằm ngửa người lên sàn, tay duỗi thẳng, đầu gối cong lại.
  • Bước 2: Thắt chặt cơ bụng.
  • Bước 3: Nâng 1 chân lên khỏi mặt sàn và giữ tư thế này trong vòng 5 giây rồi hạ xuống, sau đó thực hiện với chân còn lại.
  • Bước 4: Nâng 1 cánh tay lên đầu và giữ tư thế này trong vòng 5 giây rồi hạ xuống, sau đó thực hiện với cánh tay còn lại.
  • Bước 5: Khi đã thực hiện bài tập này nhuần nhuyễn, bạn có thể thực hiện cùng một lúc động tác tay và chân trong một thời điểm. Thực hiện động tác này 10 phút rồi thư giãn 10 phút, sau đó tập tiếp.

6.2. Bài tập 2: Hít đất

  • Bước 1: Nằm sấp, hai khuỷu tay đặt xuống sàn.
  • Bước 2: Kiễng ngón chân để nâng phần thân lên.
  • Bước 3: Lưng giữ thẳng, để nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, sau đó hạ xuống từ từ và hít thở nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Thực hiện động tác khoảng 10 lần/ngày.

6.3. Bài tập 3: Hình cánh cung

  • Bước 1: Nằm úp, hai tay chống xuống sàn.
  • Bước 2: Nâng phần thân lên cao mức tối đa, sao cho cẳng tay duỗi thẳng.
  • Bước 3: Giữ đầu, lưng và chân thẳng.
  • Bước 4: Duy trì tư thế này trong vòng 5 giây, sau đó nâng người lên 6 – 8 lần. Bài tập này có thể thực hiện 4 – 5 lần mỗi ngày.

6.4. Bài tập 4: Nghiêng đầu

  • Bước 1: Giãn vai, sau đó để hai tay lên ghế hoặc đùi.
  • Bước 2: Nghiêng đầu về một bên và kéo vai đối diện xuống, giữ trong vòng 15 giây.
  • Bước 3: Thực hiện động tác này 2 – 4 lần đối với mỗi bên vai.

6.5. Bài tập 5: Chống đẩy theo nhịp

  • Bước 1: Gập hai đầu gối chạm sàn, lưng giữ thẳng, đôi bàn tay chống xuống sàn (hai đầu gối cách nhau 1 khoảng bằng hông, hai tay ngang vai, dốc trọng lượng vào tay và đầu gối).
  • Bước 2: Nâng lưng lên cao, hóp bụng sao cho rốn kéo về phía xương cột sống.
  • Bước 3: Lặp lại động tác này khoảng 5 lần.
Bài tập yoga điều trị thoát vị đĩa đệm l4 l5
Những bài tập yoga hữu ích. (Nguồn Internet)

Ngoài thực hiện 5 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm l4 l5 trên, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý; tránh sử dụng chất có cồn và không khuân vác vận dụng nặng…Có như vậy, căn bệnh này mới mau chóng thuyên giảm và bạn sớm lấy lại sức khỏe xương khớp bình thường.

Hi vọng bài viết trên đây cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm l4 l5 để bảo vệ sức khỏe của bản thân và có biện pháp ngăn ngừa căn bệnh “phiền toái” này hiệu quả.

trac-nghiem-suc-khoe