Bệnh gout cấp tính là gì? Biểu hiện đặc trưng và cách điều trị

Bệnh gout cấp tính có đặc điểm là các cơn đau, sưng, đỏ và đau đột ngột, dữ dội ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp nhất là ở ngón chân cái. Cơn gút có thể xảy ra đột ngột, khiến bạn thường thức giấc lúc nửa đêm với cảm giác ngón chân cái bị bỏng.

Định nghĩa bệnh gout cấp tính là gì
Tìm hiểu về bệnh lý gout cấp tính. (Nguồn Internet)

1. Bệnh gout cấp tính là gì?

Bệnh gout cấp tính là gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh gout cấp tính là bệnh ở giai đoạn giữa của bệnh gout. Ở giai đoạn này, các triệu chứng đau nhức, sưng viêm của bệnh thường xuất hiện ở khớp chi dưới như: khớp ở bàn ngón chân cái, khớp gối… Nếu người bệnh chậm trễ trong quá trình điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và chuyển sang giai đoạn mãn tính với những biến chứng khó lường, thậm chí gây nguy hại đến tính mạng bệnh nhân.

Ai có có nguy cơ đối diện với căn bệnh này, song nam giới ở độ tuổi 35 – 55 có tỉ lệ mắc bệnh gout cấp cao hơn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể, làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng lên. Điều này dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể muối urat trong khớp và một số tổ chức quanh khớp hình thành nên các cơn đau nhức dữ dội.

Ngoài ra, việc hấp thụ quá nhiều loại thực phẩm chứa lượng purin cao, dung nạp nhiều thức uống có cồn…cũng là lý do làm gia tăng những cơn đau gout cấp tính. Điều này cũng được lý giải tại sao mỗi đợt lễ, Tết, tỷ lệ người mắc gout cấp tính luôn ở mức báo động.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nồng độ acid uric trong máu của một người bình thường dao động từ 208 – 327 μmol/l. Khi nồng độ này tăng lên 416,5μmol/l được gọi là tăng acid uric máu.

Đọc thêm về: Bệnh gout mãn tính có nguy hiểm không, chữa khỏi bằng cách nào?

Nguyên nhân gây bệnh gout cấp tính là gì
Bệnh gout cấp tính là bệnh ở giai đoạn giữa của bệnh gout. (Nguồn Internet)

2. Biểu hiện đặc trưng của bệnh gout cấp tính là gì?

Không giống với các giai đoạn khác của bệnh gout, bệnh gout cấp có những triệu chứng rõ ràng như sau:

  • Cơn đau thường xuất hiện ở ngón chân cái; đặc biệt cơn đau dữ dội hơn khi người bệnh dung nạp quá nhiều protein, chất kích thích, bị nhiễm lạnh hoặc sau khi vận động quá sức hay duy trì tình trạng căng thẳng kéo dài.
  • Cảm giác ớn lạnh, kèm theo sốt nhẹ thi thoảng xuất hiện.
  • Đau nhức dữ dội của bệnh gout cấp thường xảy ra vào ban đêm và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ.
  • Xung quanh khớp xương bị sưng, viêm, đỏ da kèm theo cảm giác nóng, rát. Khi sờ hay chạm vào những vị trí này người bệnh sẽ cảm thấy tê, ngứa, dị cảm hoặc cứng khớp ở ngón chân cái.

Phần lớn dấu hiệu bệnh gout cấp thường xuất hiện một cách bất ngờ. Theo một số nguồn tài liệu đáng tin cậy, có đến hơn 60% bệnh nhân phải chịu cơn đau gout cấp tính trong một khoảng thời gian dài (1 – 3 năm). Bên cạnh đó, cũng không hiếm những trường hợp cơn đau chỉ xuất hiện 1 lần rồi biến mất và chuyển sang giai đoạn khác của bệnh.

Biểu hiện của bệnh gout cấp tính là gì
Cơn đau gout cấp tính. (Nguồn Internet)

3. Bệnh gout cấp tính có chữa khỏi được không?

Bên cạnh câu hỏi: bệnh gout cấp tính là gì thì bệnh gout cấp tính có chữa khỏi được không? Cũng là vấn đề mà nhiều bệnh nhân băn khoăn và mong muốn có lời giải đáp chính xác. Theo các bác sĩ vững kiến thức chuyên môn, bệnh gout cấp tính là giai đoạn khởi phát của bệnh gout, ở giai đoạn này bệnh không đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Song trong suốt thời gian mắc bệnh, người bệnh phải đối diện với những cơn đau nhức tại các khớp, chủ yếu là khớp chân. 

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các cơn đau này sẽ lan dần ra các vị trí khác của cơ thể như: khớp gối, khớp tay… Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, học tập, công việc của người bệnh, đồng thời khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, cử động.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và áp dụng cách điều trị bệnh gout cấp tính phù hợp. Nếu người bệnh thờ ơ, lơ là hoặc tự ý chữa bệnh bệnh tại nhà không đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn (mãn tính). Lúc này người bệnh sẽ đối mặt với những biến chứng khủng khiếp, thậm chí tử vong.

Bệnh gout dù ở giai đoạn nào cũng rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Ở giai đoạn cấp tính, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp để cải thiện tình trạng đau nhức và ngăn chặn không cho bệnh tiến triển nặng.

Bệnh gout cấp tính có chữa được không
Tìm hiểu về bệnh lý gout cấp tính. (Nguồn Internet)

4. Cách chữa trị bệnh gout cấp tính an toàn tại nhà

Sau khi lý giải bệnh gout cấp tính là gì ở nội dung trên, chắc hẳn người bệnh đã nắm được một số thông tin hữu ích liên quan đến bệnh. Để đẩy lùi căn bệnh này nhanh nhất, người bệnh có thể tuân theo phác đồ điều trị bệnh gout cấp tính của bác sĩ đồng thời kết hợp với các phương pháp chữa bệnh tại nhà như sau:

4.1. Chườm lạnh

Phương pháp này có tác dụng giảm sưng đau và viêm gout rất tốt. Người bệnh có thể bọc đá trong một miếng vải hoặc khăn mềm rồi chườm vào khớp bị viêm. Mỗi lần chườm khoảng 10 – 15 phút để xoa dịu cơn đau. 

Triệu chứng của gout cấp tính là gây đau đớn và sưng tấy chủ yếu ở bàn chân, đầu gối, mắt cá chân, bàn tay. Bạn có thể nâng cao chỗ khớp bị sưng bằng cách chườm một túi đá lạnh lên vùng bị sưng để tăng cường lưu thông máu và dịch từ khớp về tim, giảm các triệu chứng của bệnh.

4.2. Uống nhiều nước

Một trong những cách làm giảm tình trạng, sưng và viêm khớp hiệu quả đó chính là uống nhiều nước mỗi ngày. Việc tăng lượng nước có tác dụng thúc đẩy thận loại bỏ các chất dư thừa trong cơ thể và làm giảm sưng đau ở bệnh nhân gout. 

Ngoài nước lọc thì người bệnh có thể tiêu thụ các loại chất lỏng khác như: trà thảo mộc, trà xanh, các loại nước ép hoa quả (nước ép quả đào, chanh, bưởi, nước cam)… để kiềm hãm nồng độ acid uric trong máu.

4.3. Bổ sung cá vào thực đơn

Trong các loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thì cá mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi trong cá có chứa các hợp chất chống viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra những loại cá như: cá rô đồng, cá lóc, cá diêu hồng, cá trê… hữu ích trong việc giảm lượng acid uric đáng kể.

chữa trị bệnh gout cấp tính
Những cách điều trị an toàn, hiệu quả. (Nguồn Internet)

4.4. Bổ sung lượng vitamin C 

Việc bổ sung lượng vitamin C có khả năng làm giảm độ axit uric trong máu, điều trị và ngăn ngừa bệnh gout tiến triển nặng hiệu quả. Vì vậy, người bệnh nên cân nhắc các loại thực phẩm giàu vitamin C như: bông cải xanh, bắp cải, dưa lưới, bưởi…vào thực đơn hằng ngày. 

Để tránh lạm dụng hoặc dùng quá chất vitamin C, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng chất bổ này.

4.5. Ngâm chân vào nước ấm

Đây là cách chữa bệnh gout cấp tính an toàn, giảm các triệu chứng của bệnh được các chuyên gia đánh giá cao. Ngoài ra, phương pháp này còn có tác dụng thúc đẩy quá trình hòa tan axit uric đang lắng đọng trong máu, giúp chúng nhanh chóng được đào thải ra bên ngoài. Điều này không chỉ giúp cơ thể bệnh nhân được thư giãn mà còn làm cho những cơn đau của bệnh gout được cải thiện đáng kể.

Theo các chuyên gia, mỗi ngày bệnh nhân dành khoảng 10 – 15 phút ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ sẽ ngăn ngừa cơn đau tiến triển nặng ở bàn chân, mắt cá chân và ngón chân.

4.6. Thực hiện các bài tập cho người bệnh gout

Việc thực hiện các bài tập đúng cách và đều đặn không chỉ thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các khớp, bôi trơn khớp mà còn chặn đứng nguy cơ tích tụ acid uric tại khớp. Ngoài ra, các bài tập còn có khả năng ngăn chặn hiệu quả các cơn đau gout cấp tính.

Theo đó, một số bộ môn thể thao hữu ích dành cho người bị bệnh gout được chuyên gia khuyến khích thực hiện như: bơi lội, khiêu vũ, dưỡng sinh, đạp xe, đi bộ…Song người bệnh cần luyện tập từ cơ bản đến nâng cao. Mỗi ngày tập luyện với khoảng thời gian hợp lý (30 – 45 phút) và cảm nhận sự thay đổi của cơ thể để điều chỉnh các bài tập phù hợp.

4.7. Dùng thuốc giảm đau gout cấp tính

Các loại thuốc giảm đau gout cấp tính có khả năng tiêu diệt các triệu chứng: đau nhức, sưng viêm của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thuốc theo liệu trình và hướng dẫn của y, dược sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất.

4.7.1. Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid

Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid: Mobic, Indomethacin, Felden, Meloxicam…là nhóm thuốc quen thuộc thường được dùng để chữa bệnh xương khớp, trong đó có gout cấp tính.

4.7.2. Corticosteroid

Một số loại thuốc Corticosteroid như: Solumedrol, Dexamethason, Prednisone…có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất nhanh. Tuy nhiên chỉ được dùng để điều trị bệnh gout cấp tính trong những trường hợp bệnh nhân không thích ứng với Solumedrol, Dexamethason, Prednisone…

4.7.3. Colchicine

Cũng giống như Corticosteroid, trong một số trường hợp bệnh nhân uống thuốc chống viêm không chứa steroid không mang lại hiệu quả cao thì sẽ được chỉ định Colchicine thay thế. Loại thuốc này không phải thuốc giảm đau gout hữu hiệu nhưng thuộc nhóm ngăn ngừa các dấu hiệu bệnh gout cấp tính.

Tham khảo ngay các cách chữa bệnh gout tại: Bỏ túi ngay cách chữa bệnh gout tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất

Phương pháp điều trị bệnh gout cấp tính là gì
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

5. Chế độ sinh hoạt, ăn uống dành cho người bệnh gout cấp tính là gì?

Sau khi nhận được câu trả lời cho câu hỏi bệnh gout cấp tính là gì? Nhiều bệnh nhân cũng thắc mắc chế độ sinh hoạt, ăn uống như thế nào để nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh phiền toái này?

5.1. Chế độ sinh hoạt dành cho người bệnh gout cấp tính là gì?

  • Tránh mệt mỏi, căng thẳng kéo dài; hạn chế thức quá khuya. Người bệnh nên đi ngủ trước 23h khuya để đảm bảo giấc ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
  • Người bệnh nên duy trì tập luyện thể dục thể thao (đi bộ, yoga, bơi lội…) mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, lựa chọn trang phục, giày tất thoải mái, phù hợp khi tập luyện thể dục để tránh gây áp lực lên các xương khớp bị bệnh.
  • Người bệnh nên duy trì lối sống tích cực, thoải mái, vui vẻ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Để thư giãn đầu óc, tinh thần cũng như “tạm quên” những cơn đau, bệnh nhân có thể nghe nhạc, đọc sách và xem phim khi có thời gian.

5.2. Chế độ ăn uống dành cho người bệnh gout cấp tính là gì?

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa ít hàm lượng purin như: lườn gà, trứng, sữa, thịt nạc lợn…Đồng thời nên tiêu thụ các loại rau tốt cho sức khỏe như: rau ngót, cà tím, măng tây…
  • Không nên dung nạp các loại thực phẩm như: thịt chó, thịt bò, óc, gan, thịt mỡ, nội tạng động vật…gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh.
  • Hạn chế lượng muối (không quá 5g) trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Không dung nạp các thức uống chứa chất cồn như: bia, rượu,…và chất kích thích (thuốc lá, ma túy…) trong thời gian điều trị bệnh gout cấp tính.

Đọc thêm về: Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Chế độ ăn uống cho bệnh gout cấp tính
Thực phẩm tốt cho sức khỏe. (Nguồn Internet)

Sau khi tham khảo bài viết mà Diễm Châu chia sẻ, hi vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh gout cấp tính là gì cũng như phương pháp chữa bệnh an toàn hiện nay. Khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, cách tốt nhất là người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và áp dụng cách điều trị phù hợp

trac-nghiem-suc-khoe