Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh có nguy hiểm không ? Có phải mổ không ?

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai là tình trạng khi bạn mang thai, nồng độ hormone kích thích giữ nước, có thể gây sưng tấy ống cổ tay. Vết sưng này có thể đẩy lên dây thần kinh giữa trong ống cổ tay – làm tăng áp lực trong ống cổ tay và đôi khi gây đau cổ tay và bàn tay của bạn.

Như chúng ta đã biết, hội chứng cổ tay là trạng thái dây thần kinh giữa của tay bị chèn ép ở ống cổ tay. Ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.

Lý do chính là cổ tay phụ nữ nhỏ hơn, dây thần kinh và cơ gân cổ tay cũng dễ bị chèn ép hơn. Hội chứng này gặp phổ biến ở cả phụ nữ khi mang thai và sau sinh.

hoi-chung-ong-co-tay-khi-mang-thai
Hội chứng ống cổ tay khi mang thai là hiện tượng bà bầu cảm thấy tê, ngứa, đồng thời đau cánh tay.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai là hiện tượng bà bầu cảm thấy tê, ngứa, đồng thời đau cánh tay. Cơn đau và tê này bắt đầu khi mang thai, xảy ra ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2 hoặc thứ 3. Ở lần mang thai này bạn mắc phải hội chứng thì lần mang thai sau bạn cũng có nguy cơ gặp lại bệnh.

Hội chứng ống cổ tay sau sinh cũng có biểu hiện y như hội chứng ống cổ tay khi mang thai. Sau khi con chào đời, bạn cảm thấy đau và tê, nóng ran phần ngón tay hoặc tay. Cơn đau có thể như kiến cắn, dần dà khiến bạn mất cảm giác.

1. Nguyên nhân của Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh

Nguyên nhân bệnh xảy ra liên quan đến trực tiếp đến việc mang thai. Các yếu tố khiến bạn có khả năng cao mắc phải hội chứng bao gồm: 

  • Trước khi mang thai bạn gặp phải tình trạng thừa cân.
  • Trong thời gian mang thai, ngực bạn phát triển quá mức hoặc tăng cân quá nhanh.
  • Bạn gặp vấn đề về đau lưng, đau cổ vai, đau vị đĩa đệm, hoặc gặp phải chấn thương.
  • Tiền sử gia đình từng có người thân bị hội chứng ống cổ tay, các những bệnh lý xương khớp liên quan khác.
  • Tình trạng phù và sưng, viêm do viêm khớp dạng thấp hoặc chấn thương khớp cổ tay gây ra hẹp ống cổ tay, kích thích dây thần kinh giữa cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng đau ống cổ tay sau sinh và khi mang thai.
  • Khi mang thai, bạn phải đối mặt với tình trạng phù nề nên sẽ gây áp lực đến các dây thần kinh trong cơ thể, bao gồm cả dây thần kinh cổ tay và gân. Đồng thời, nếu bạn ngồi lâu hoặc làm việc lâu không vận động sẽ khiến tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn. 

Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay mà chưa xác định được nguyên nhân là gì.

2. Biểu hiện của Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai sẽ xảy ra vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ. Ngoài ra, các biểu hiện của bệnh có thể xảy ra vào ban đêm gây ra cảm giác đau, nóng ran và các triệu chứng rối loạn cảm giác khác. Điều này khiến bạn bị giảm chức năng vận động, đồng thời cũng gây ra mất ngủ, khó ngủ.

hoi-chung-ong-co-tay-khi-mang-thai-3
Hội chứng ống cổ tay khi mang thai sẽ xảy ra vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ

Những biểu hiện chính của hội chứng ống cổ tay sau sinh và khi mang thai là:

  • Xảy ra cơn đau ở tay và ngón tay, đặc biệt đau rõ ràng nhất là ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa, ½ ngón áp út. 
  • Đi kèm với cơn đau là cảm giác rát bỏng, tê rần ở các đầu chi. Có thể có bất chợt những cơn đau nhói ở gan bàn tay và ngón tay.
  • Mức độ đau tăng lên vào ban đêm, và cả không gian phòng nhiệt độ thấp hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Một số trường hợp nặng hơn sẽ có sự xuất hiện đau rát ở bắp tay và vai.
  • Chức năng vận động giảm, hiệu suất làm việc rõ rệt, hoạt động cầm nắm không linh hoạt như bình thường.

3. Phương pháp điều trị Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh

Tình trạng đau ống cổ tay sau sinh và hội chứng ống cổ tay khi mang thai có cùng các biểu hiện, chính vì thế các phương pháp điều trị cũng có phần giống nhau.

Đa phần bệnh sẽ tự hết sau sinh 3 – 6 tháng. Do vậy, điều trị hội chứng này ở bà bầu chưa cần đến can thiệp các biện pháp y tế. Các phương pháp sử dụng với mục đích chính là hỗ trợ và giảm áp lực lên dây thần kinh giữa, kiểm soát triệu chứng lâm sàng, duy trì cải thiện chất lượng công việc, cuộc sống.

Để làm giảm cơn đau, các bà bầu có những phương pháp sau:

3.1. Thay đổi thói quen

Tính chất công việc liên quan đến đánh máy thường xuyên, mang vác vật nặng hay phải gập – duỗi cổ tay liên tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đau ống cổ tay sau sinh.

Để giảm nhẹ cơn đau, kiểm soát bệnh, phụ nữ mang thai và sau sinh cần loại bỏ các thói quen xấu ngay:

  • Đối với công việc văn phòng, thường xuyên ngồi nhiều hoặc đánh máy, cứ sau 1- 2 giờ bạn hãy nghỉ ngơi 5 – 10 phút.
  • Tránh các hoạt động gập – duỗi cổ tay nhiều như mang vác, lái xe, cầm nắm vật nặng…
  • Hạn chế kê tay trong lúc ngủ, ngủ đúng tư thế để giảm khả năng dây thần kinh bị chèn ép.
  • Chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế ăn mặn. Đồng thời, bạn cũng cần xây dựng chế độ ăn khoa học để tránh tình trạng tăng cân đột ngột, không kiểm soát được.

3.2. Sử dụng nẹp cổ tay

Ngoài thay đổi các thói quen để giúp cải thiện tình trạng hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh, có thể sử dụng nẹp cổ tay.

Đeo nẹp cổ tay là cách điều trị giúp giữ ống cổ tay ở trạng thái cân bằng, hạn chế tối đa khả năng dây thần kinh giữa chịu áp lực hay bị chèn ép. Từ đó, đeo nẹp cổ tay giúp giảm nhẹ cơn đau, giảm rối loạn cảm giác trong thời gian bệnh nhẹ.

3.3. Giữ ấm cho tay

Việc giữ ấm bàn tay giúp giảm bớt các tác động của hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh đến mẹ.

3.4. Xoa bóp tay

Việc nắm lấy cổ tay và xoa bóp theo chuyển động tròn giúp giảm tắc nghẽn. Duỗi thẳng tay và cánh tay nhưng không dùng quá sức để cổ tay không bị tổn thương thêm.

3.5. Sử dụng Thảo mộc

Để giảm các cơn đau do tình trạng Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh đem lại, mẹ bỉm sữa có thể sử dụng thảo mộc như trà hoa cúc để giảm viêm và thư giãn tinh thần. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều và sử dụng đúng giờ giấc vì có thể gây nên tình trạng mất ngủ.

3.6. Thuốc kê đơn

Nếu tình trạng bệnh nặng, cần đến sự hỗ trợ của thuốc thì các mẹ nên tìm đến các cơ sở chuyên môn để khám. Cortisone có thể được sử dụng cho mẹ sau sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.

3.7. Bấm huyệt

Bấm huyệt được xem là phương pháp tác động trực tiếp đến việc điều trị hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh. Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bỉm nên kết hợp bấm huyệt cùng các phương thức điều trị khác cùng chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ.

3.8. Thực hiện phẫu thuật

Phẫu thuật là phương án cần nhiều cân nhắc, được áp dụng trong trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm, các phương pháp khác không hiệu quả và bệnh thường xuyên tái phát.

Trong phương án này, bác sĩ sẽ tạo một vết rạch nhỏ trong lòng bàn tay để cắt dây chằng ngang cổ tay – đây chính là yếu tố tác động đến dây thần kinh giữa, khiến cổ tay sưng lên. Sau khi dây chằng được cắt, dây thần kinh sẽ hoạt động bình thường trở lại. Người thực hiện phẫu thuật cần 6 – 8 tuần để hồi phục.

Sau hậu phẫu, người bệnh cần được chăm sóc tốt, ăn đầy đủ dưỡng chất để giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. Đồng thời mẹ cần kết hợp vật lý trị liệu để tránh đau, dính sẹo, thần kinh hồi phục, tránh teo cơ.

4. Cách phòng ngừa Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày. Để ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay khi mang thai và đau ống cổ tay sau sinh, bạn nên thực hiện các cách sau:

  • Kiểm soát cân nặng: hãy theo dõi và kiểm soát cân nặng bằng một chế độ ăn uống điều độ. Theo các chuyên gia, người mang thai chỉ nên tăng từ 10 – 12kg.
  • Từ tháng thứ 4 trở đi, người mang thai nên giảm khối lượng công việc, thời gian làm việc ít lại để tránh gặp phải bệnh và sức khỏe em bé.
  • Ngồi đúng tư thế, có các khoảng thời gian nghỉ giải lao.
  • Tạo chế độ ăn nhạt, hạn chế ăn đường và chất béo, bổ sung đủ nước, cung cấp cho cơ thể các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B6. Tuy nhiên, việc bổ sung thêm vitamin B6 hàng ngày chỉ áp dụng cho mẹ nào thiếu vitamin B6. Nếu không thiếu thì có thể bổ sung qua bữa ăn hàng ngày.
  • Không kê đầu khi ngủ bằng tay.
  • Tập thể dục: thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng là cách vô cùng hữu ích, không chỉ giúp phụ nữ mang thai và sau sinh giảm đau mà còn giúp kiểm soát cân nặng, cân bằng điện giải, tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng. Nên áp dụng các bài tập Yoga, bơi lội 3 – 4 buổi/ tuần.
hoi-chung-ong-co-tay-khi-mang-thai-4
Tập thể dục nhẹ nhàng là cách vô cùng hữu ích để phòng ngừa Hội chứng ống cổ tay khi mang thai và sau sinh

Hội chứng ống cổ tay gây ra những đau đớn, cản trở làm việc và hoạt động của phụ nữ mang thai và sau sinh. Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm

Phụ nữ mang thai và sau sinh phải chịu nhiều ảnh hưởng từ quá trình mang thai và những cản trở do mang thai và sau sinh gây ra. Do đó, họ rất dễ gặp phải hội chứng ống cổ tay sau sinh. Vì vậy, cần có những phương pháp phòng tránh, ngăn ngừa hiệu quả để hạn chế can thiệp bằng phẫu thuật.

Kem thoa nóng Arthritis Hot Cream được sản xuất tại Mỹ, giúp giảm các cơn đau nhức, tê buốt ở các ngón tay, bàn tay, vai, lưng, gáy… Đặc biệt phù hợp người làm Nail. Diễm Châu thân tặng FREE 100 Kem Thoa Đau Nhức cho Bạn làm Nail.

ĐĂNG KÝ NHẬN KEM THOA FREE TẠI ĐÂY!

, ,

trac-nghiem-suc-khoe

Về diemchau

Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn tốt nghiệp Doctor of Pharmacy tại trường đại học Temple University, USA. Sau khi ra trường, Dược sĩ Diễm đã làm việc cho nhiều công ty Pharmaceuticals và Pharmacy của Mỹ trong nhiều năm .
Xem tất cả các bài viết của diemchau →