Đau nhức cánh tay (Trái – Phải) dấu hiệu bệnh gì & Cách giảm đau nhức tại nhà

Đau nhức cánh tay thường do chấn thương hoặc viêm ảnh hưởng đến cấu trúc của cánh tay. Các hoạt động hàng ngày – bao gồm đánh máy, viết, làm việc với các công cụ, chơi thể thao, nâng vật nặng hoặc tập thể dục là nguyên nhân chủ yếu.

Đau nhức cánh tay là một trong những bệnh lý phổ biến có thể bắt gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, hầu hết những người bị đau nhức cánh tay thường chủ quan xem nhẹ, đợi tự khỏi mà không có các phương pháp chữa trị kịp thời dẫn đến bệnh tình tiến triển nặng, một số chức năng của tay suy giảm.

Vậy nguyên nhân gây ra đau nhức cánh tay là gì và có những phương pháp điều trị đau nhức cánh tay tại nhà hiệu quả nào, hãy cùng Diễm Châu tìm hiểu ở bài viết này nhé.

1. Đau nhức cánh tay là bệnh gì ? 

Đau nhức cánh tay là bệnh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm câu trả lời trong thời gian gần đây. 

Đau nhức cánh tay đã trở thành bệnh lý dễ gặp phải, gây ra những cơn đau nhức, mỏi tay, đau âm ỉ hoặc mỏi cơ, khớp ở trên cánh tay. Người mắc có thể chỉ đau nhức tại một tay nhưng cũng có khi đau nhức cánh tay trái và cả đau nhức cánh tay phải. Khi ấy, cơ bản việc sinh hoạt và công việc hàng ngày đã bị ảnh hưởng nhiều, vì tay không thể hoạt động như bình thường được. 

Đau nhức cánh tay là bệnh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Đau nhức cánh tay là bệnh gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Người có mắc các bệnh về xương khớp hoặc người làm việc sử dụng bàn tay thường xuyên là những đối tượng dễ gặp phải đau nhức hai cánh tay nhất. Điều đáng lưu ý là khi đã bị đau nhức chúng ta cần tìm những phương pháp để nhanh chóng điều trị nhằm hạn chế tối đa cơn đau và khống chế ngăn không cho tình trạng nặng hơn. 

Đối với trường hợp đau hai cánh tay xuất phát từ các va chạm đột ngột trong hoạt động hàng ngày như va chạm bàn ghế, thể dục thể thao, tiếp xúc vật quá lạnh hoặc quá nóng… thì không gây nguy hiểm quá nhiều và có khả năng tự phục hồi cao. 

Tuy nhiên, nếu sau va chạm, tình trạng đau tiếp diễn quá lâu và không tự hồi phục, đồng thời đau cánh tay không thể nhấc lên được, đau từng cơn lặp đi lặp lại hoặc trên cánh tay xuất hiện các vết bầm tím, sưng đỏ… thì bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này người đau nên đi đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra tránh chủ quan, coi thường.

2. Triệu chứng đau nhức cánh tay trái – phải

Người mắc phải đau nhức cánh tay do nhiều nguyên nhân
Người mắc phải đau nhức cánh tay do nhiều nguyên nhân

Người mắc phải đau nhức cánh tay do nhiều nguyên nhân dẫn đến, vì thế mà biểu hiện đi kèm với bệnh cũng đa dạng và tùy mức độ ở mỗi người. Để nhận biết người đang gặp phải tình trạng đau nhức cánh tay có thể dựa vào các biểu hiện sau

  • Cánh tay giảm khả năng vận động, gặp khó khăn khi xoay cánh tay.
  • Đau nhức tay khi làm việc hoặc xảy ra tê buốt cánh tay.
  • Da ở vùng cánh tay nổi đỏ, khác lạ so với bình thường.
  • Cánh tay bị cứng hoặc sưng, nổi hạch bên dưới cánh tay.
  • Đau dữ dội ở vùng vai gáy,  sau đó lan xuống vùng cánh tay.
  • Có biểu hiện chóng mặt, cầm đồ vật không vững.
  • Gặp các chấn thương ở cánh tay, có chảy máu hoặc biến dạng ở cánh tay.

Các biểu hiện đi kèm khi gặp phải bệnh khá rõ ràng tuy nhiên lại có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh về xương khớp khác như: ống cổ tay, thoái hóa xương khớp… Chính vì thế cần phải tìm hiểu những nguyên nhân gây đau nhức cánh tay. Việc xác định được nguyên nhân một phần sẽ có phương pháp điều trị dứt điểm, một phần có thể giúp tình trạng đau không trở nên quá nặng.

3. Nguyên nhân gây đau nhức cánh tay

Để cơn đau nhức cánh tay nhanh chóng thuyên giảm nhất là đau cánh tay không nhấc lên được thì trong quá trình điều trị cần phải truy vết, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn để có phương pháp điều trị thích hợp.

Theo các chuyên gia, đau nhức cánh tay có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

3.1. Đau nhức cánh tay do vận động sai cách

Đau nhức cánh tay do vận động sai cách là nguyên nhân cơ bàn và phổ biến nhất. Các hoạt động như bưng bê vật nặng, tập luyện thể dục sai tư thế được chỉ dẫn và các chấn thương để lại trong quá trình vận động chính là cơ sở gây ra đau nhức.

Các chấn thương nguy hiểm và các di chứng cụ thể đó bao gồm:

  • Bong gân: Bong gân là chấn thương xảy ra ở bả vai hoặc cổ tay bởi quá trình tập luyện không đúng cách hay tập luyện quá sức. Đồng thời bong gân do các va chạm trong công việc, bưng bê vật nặng, chấn thương từ thể thao, tai nạn… khi không chữa trị khỏi dứt điểm sẽ để lại những tổn thương cho vùng sụn dưới khớp, lâu dần sẽ dẫn đến thoái hóa khớp xương cánh tay, khó khăn khi chuyển động và hạn chế phạm vi chuyển động của cánh tay. Cơn đau nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ chấn thương của người đau.
  • Gãy xương: Xuất hiện các triệu chứng sưng, bầm tím… hoặc tình trạng nặng hơn là khả năng vận động cánh tay giảm đi nhiều lần là các biểu hiện của gãy xương cánh tay. Gãy xương cánh tay sẽ gây ra những cơn đau đớn và sau đó dẫn đến hàng loạt những bệnh xương khớp nếu xem nhẹ bệnh và chăm sóc khu vực xương gãy không cẩn thận.

3.2. Đau nhức cánh tay do bệnh lý

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức cánh tay mà có thể dễ dàng nhận ra là do các loại bệnh lý về xương khớp mà ai trong chúng ta cũng có thể dễ dàng mắc phải như: thoái hoá đốt sống cổ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng chóp xoay vai

Hầu hết các loại bệnh lý này thường có tác động trực tiếp lên các dây thần kinh gây ra cảm giác đau nhức, tê tay và mỏi ở bả vai, khuỷu tay và vùng cổ. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

3.3. Người mang thai và sau khi sinh 

Không chỉ phụ nữ đang mang thai mà cả sau khi sinh con cũng dễ mắc phải đau nhức cánh tay. Việc mang thai và sau sinh thường xuyên bị thay đổi nội tiết tố, dễ bị tích tụ chất lỏng ở các khớp tay khiến đau thần kinh bị chèn ép gây tê tay và đau nhức. Bên cạnh đó thiếu các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin B12 cũng là nguyên nhân. 

3.4. Ngủ sai tư thế

Việc nằm ngủ sai tư thế khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức cánh tay sau khi ngủ dậy. Theo một số nghiên cứu chỉ ra, 30% người ngủ sai tư thế như ngủ nghiêng, người đè lên 1 chân và 1 tay… bị mắc phải bệnh đau nhức này. Nằm sai tư thế khiến cơ bắp và các mạch máu sẽ bị chèn ép hay khiến gân cơ bị căng quá lâu. Dẫn đến tuần hoàn máu và thiếu oxy cho tế bào vùng cánh tay.

Đau nhức sẽ dẫn đến hàng loạt những bệnh lý khác và bệnh này dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh. Chính vì thế, cần phải nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị sớm để tránh được hậu quả.

4. Phương pháp chẩn đoán Đau nhức cánh tay

Bệnh nhân cần nhớ lại những thông tin cụ thể về các hoạt động và chấn thương đã gặp phải thời gian qua, đồng thời cung cấp thông tin về triệu chứng bệnh cũng như đã mắc các bệnh về xương khớp nào rồi. Các động tác kiểm tra chuyển động như nâng, hạ cánh tay, cầm đồ vật, các chuyển động để đánh giá phạm vi chuyển động của cánh tay. Dựa vào những cơ sở này bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm để chẩn đoán chính xác. 

Các xét nghiệm tổng quan sẽ được tiến hành tùy theo đánh giá từ bác sĩ bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu: được thực hiện để xác định bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm khớp hoặc tiểu đường nào có liên quan đến đau cánh tay không.
  • Chụp  X – quang: phương pháp chụp X- quang được sử dụng mục đích để xác định tình trạng chấn thương vùng cánh tay như gãy xương.
  • Xét nghiệm đánh giá chuyên sâu hoạt động của tim mạch: thực hiện khi bác sĩ có những nghi ngờ chấn thương cánh tay có liên quan đến tim.
  • Siêu âm: hình thức này có thể giúp quan sát hình ảnh bên trong khớp, kiểm tra sức khỏe của hệ thống gân, dây chằng.
  • Chụp MRI hoặc CT: Phương pháp này sẽ cho kết quả hình ảnh chi tiết hơn giúp quan sát được chi tiết hình ảnh xương và mô mềm. Từ đó xác định nguyên nhân dẫn tới đau nhức cánh tay trái và đau nhức cánh tay phải.

5. Cách giảm đau nhức cánh tay tại nhà

5.1. Chườm lạnh

Chườm đá lạnh là một trong những phương pháp điều trị đau nhức cánh tay được nhiều người sử dụng nhất. Với việc chườm đá lạnh lên các khu vực bị đau nhức sẽ giúp tê chấn thương, làm giảm cảm giác đau đớn và có thể làm tan dịch viêm tích tụ ở vùng chấn thương.

dau-nhuc-canh-tay-2
Chườm đá lạnh là một trong những phương pháp điều trị đau nhức cánh tay được nhiều người sử dụng

Tuy nhiên, việc chườm lạnh chỉ có tác dụng trong vòng 48h sau chấn thương nếu kết hợp với xoa bóp, sau đó thì sẽ mất tác dụng nên đây chỉ là một trong những phương pháp điều trị tạm thời.

5.2. Massage cánh tay

Massage cánh tay là cách giảm đau nhức cánh tay hữu hiệu, tác động trực tiếp lên khu vực đau. Việc massage cánh tay giúp máu ở khu vực cánh tay được lưu thông và tuần hoàn dễ dàng, đồng thời giúp giảm đau hiệu quả.

Hiện nay, có nhiều bài tập hướng dẫn massage đơn giản bạn có thể tìm kiếm trên internet và tập luyện 20 phút mỗi ngày là đã có thể hạn chế cơn đau cánh tay, tê tay.

5.3. Thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn

Làm việc với cường độ cao là nguyên nhân gây ra đau nhức và ảnh hưởng sức khỏe nhiều. Đặc biệt với những người có công việc sử dụng cánh tay nhiều, thường xuyên bưng vác vật nặng quá sức không chỉ dễ gặp phải những chấn thương mà còn dễ gặp phải đau nhức cánh tay. Cần phải có những khoảng thời gian nghỉ ngơi trong quá trình làm việc này.

Trong quá trình nghỉ giao lao, bạn có thể áp dụng những bài tập xoa bóp sẽ vừa giúp thoải mái vừa giúp cánh tay khỏe mạnh hơn, giảm thiểu được vấn đề đau nhức cánh tay khi làm việc nặng

5.4. Áp dụng các bài tập trị liệu

Những bài tập trị liệu cũng làcách giảm đau nhức cánh tay hiệu quả và đơn giản. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng khi người bệnh mắc phải những bệnh lý về xương khớp cần giảm đau và hồi phục lại chức năng của cánh tay. 

5.5. Sử dụng thuốc

Một phương pháp điều trị khác có thể áp dụng ngay tại nhà là người bệnh có thể sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc hoặc thuốc chống viêm chỉ nên dùng khi đã áp dụng các phương pháp điều trị trên nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm. Đặc biệt là cần sử dụng thuốc theo kê đơn từ bác sĩ hoặc chuyên gia

Sử dụng thuốc có thể giảm đi đau nhức sẽ tạm thời, nhưng thuốc có chứa nhiều thành phần dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe nên theo khuyến cáo thì không được lạm dụng thuốc. 

Một số loại thuốc giảm đau được khuyên là có thể dùng trong trường hợp đau nhức cánh tay bao gồm: như paracetamol, aspirin hay ibuprofen… Mặc dù vậy, thuốc giảm chỉ mang lại tính hiệu quả tạm thời cho bệnh nhân. Điều này có nghĩa là tình trạng đau sau khi ngưng dùng thuốc vẫn có khả năng tái phát bất kỳ lúc nào.

Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung thêm thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhất là các nhóm thực phẩm chứa canxi và vitamin tăng sức mạnh cho xương khớp, giúp sản sinh các mô sụn.

5.6. Xông hơi

Đối với những người đau nhức chân tay sau khi ngủ dậy thì phương pháp xông hơi sẽ rất hiệu quả. Cách làm này giúp giãn cơ, giãn mạch. Đồng thời kích thích hô hấp và tăng nồng độ oxy trong máu, làm giảm đau nhức tốt. 

5.7. Xoa bóp – bấm huyệt

Bên cạnh xông hơi thì xoa bóp – bấm huyệt cũng là phương pháp hỗ trợ giãn cơ, tăng tuần hoàn máu đến cánh tay. Và được áp dụng để cải thiện cơn đau nhức sau khi ngủ dậy và đặc biệt là đau nhức cánh tay khi mang thai cho mẹ bầu.

xoa bóp bấm huyệt giảm đau nhức cánh tay
Xoa bóp – bấm huyệt cũng là phương pháp hỗ trợ giãn cơ, tăng tuần hoàn máu đến cánh tay

5.8. Ngâm chân tay 

Ngâm chân tay là cách đơn giản áp dụng giảm tê cánh tay hiệu quả. Đồng thời những người hay đau nhức cánh tay về đêm, người đau nhức cánh tay sau sinh nên áp dụng phương pháp này mỗi tối giúp thư giãn xương khớp. Có thể kết hợp ngâm chân tay với các loại tinh dầu, thảo dược tự nhiên.

6. Điều trị đau nhức cánh tay bằng phương pháp y khoa

Phương pháp chữa trị bằng y khoa được thực hiện khi tình trạng đau nhức của bệnh nhân kéo dài và ngày một nặng thêm dù đã thực hiện các phương pháp chữa đau tạm thời tại nhà.

Nếu đau nhức cánh tay xuất phát từ nguyên nhân chấn thương, đứt dây chằng hoặc gãy xương cánh tay thì phương pháp y khoa áp dụng là phẫu thuật. Nhằm giải quyết bệnh dứt điểm cơn đau, định vị lại đúng vị trí của cấu trúc xương, khớp xương bị sai lệch, giải phóng áp lực lên dây thần kinh gây đau. Đồng thời, tránh để tình trạng nghiêm trọng hơn. 

Trường hợp đau nhức xuất phát từ các bệnh lý xương khớp, bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp và ngày càng trở nên nặng hơn, các cách điều trị nội khoa không còn tác dụng thì phẫu thuật là phương pháp được sử dụng để điều trị. Đặc biệt, là khi khả năng vận động hạn chế và khớp bị biến dạng nghiêm trọng.

Với các trường hợp đau nhức cánh tay do tình trạng bong gân, viêm gân… thì tập các bài tập trị liệu là phương pháp để cải thiện cơn đau tốt.

Những trường hợp đau nhức cánh tay trái, phải do viêm gân, bong gân, chấn thương vòng bít xoay… có thể sử dụng các bài tập vật lý trị liệu để cải thiện bệnh lý.

7. Biện pháp phòng ngừa Đau nhức cánh tay

Để tránh được những cơn đau nhức cánh tay xảy ra do vận động sai cách gặp chấn thương hay bong gân bạn nên lưu ý những biện pháp sau: 

  • Lựa chọn chơi những môn thể thao hoặc thực hiện các bài tập có cường độ nhẹ, vừa phải. Vừa để nâng cao sức khỏe vừa để tránh những chấn thương xảy ra.
  • Thực hiện khởi động tay chân kĩ trước khi tập thể dục để thư giãn các dây chằng, gân, khớp, cơ và các xương tránh được đau nhức xảy ra đột ngột. Đồng thời tăng độ linh hoạt cho máu lưu thông dễ dàng.
  • Lựa chọn mặc trang phục phù hợp và kèm đồ bảo hộ đầy đủ khi chơi các môn thể thao đối kháng. Cách làm này giúp giảm thiểu những nguy cơ dẫn đến chấn thương và gãy xương.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý: tăng cân, béo phì là lí do dẫn đến một số bệnh xương khớp như hội chứng ống cổ tay là một trong các nguyên nhân chính gây ra đau nhức cánh trái, phải, đau nhức cánh tay khi mang thai và sau khi sinh. Chính vì vậy cần phải điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lí nhất.
  • Mang vác các vật nhẹ, tránh nâng vật nặng chỉ bằng sức tay. Sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như xe đẩy, xe kéo… nếu cần thiết có thể ngăn ngừa tình trạng đau nhức cánh tay khi làm việc nặng.

Trừ những cơn đau nhức xảy ra do các bệnh lý mãn tính hoặc do mang thai thì bạn có thể phòng ngừa cơn đau nhức sau khi ngủ dậy bằng cách nằm đúng tư thế khoa học. Ngoài ra, kê gối êm và tránh dùng tay để kê đầu. 

Ngoài ra, để phòng ngừa đau nhức cánh tay khi mang thai và đau nhức cánh tay sau khi sinh, người phụ nữ cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, và nạp thêm các chất vitamin B12, canxi… sẽ giúp tăng sức khỏe cho xương khớp, cơ tay.

8. Một số bài tập giúp giảm đau nhức cánh tay

8.1. Bài tập giãn căng cánh tay

Bài tập giãn căng cánh tay là một trong các cách chữa đau nhức cánh tay tại nhà tốt mà người bệnh nên áp dụng. Bài tập giúp các dây chằng, các cơ khớp trên cánh tay được căng giãn và thả lỏng. Thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến khu vực này.

giãn căng cánh tay là một trong các cách chữa đau nhức cánh tay
Bài tập giãn căng cánh tay là một trong các cách chữa đau nhức cánh tay tại nhà

Các bước thực hiện:

  • Ở tư thế bắt đầu có thể thực hiện với một trong hai cánh tay
  • Giơ thẳng cánh tay trái về phía trước, lòng bàn tay hướng lên.
  • Tay phải đặt lên tay trái, hai lòng bàn tay chạm vào nhau. Dùng lực tay phải ấn tay trái ngược về phía sau.
  • Giữ tư thế trong khoảng 10 – 20 giây.
  • Sau đó đổi hướng, tay trái hướng xuống dưới, bàn tay vuông góc với cánh tay. Dùng tay phải ấn tay trái xuống để căng giãn
  • Giữ tư thế trong khoảng 10 – 20 giây.
  • Tương tự đổi tay. 

8.2. Bài tập tăng sức nắm

Đau khớp tay có thể lan ra đau khắp cánh tay. Chính vì thế những bài tập giúp điều trị khớp tay cũng có tác động lớn, giảm đau đến toàn cánh tay. Với bài tập tăng sức nắm, thường xuyên thực hiện sẽ giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức mạnh các cơ, gân và dây chằng. Đồng thời tăng khả năng cầm nắm đồ vật, hỗ trợ quá trình khắc phục bệnh đau khớp tay và đau nhức cánh tay.

Các bước thực hiện:

  • Giữ một quả bóng mềm trong lòng bàn tay trái
  • Dùng 5 ngón tay ép bóng hết sức, càng chặt càng tốt. 
  • Giữ vài giây. 
  • Mỗi bàn tay lặp lại từ 10-15 lần, 2-3 lần/tuần và không nên tập khi ngón cái bị tổn thương.

Đau nhức cánh tay kéo theo hàng loạt những bệnh lý nguy hiểm đe dọa sức khỏe cho  người mắc. Quan trọng nhất là chức  năng của tay bị giảm mạnh, làm gián đoạn công việc hàng ngày. Chính vì thế, chúng ta cần nắm kĩ những phương pháp phòng ngừa bệnh.

Bên cạnh đó, khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức vùng tay và các biểu hiện của bệnh cần thực hiện các phương pháp giảm đau tại nhà. Trong trường hợp cơn đau ngày một nặng hơn thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ giúp để điều trị dứt điểm cơn đau nhức cánh tay.

, , ,

trac-nghiem-suc-khoe

Về diemchau

Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn tốt nghiệp Doctor of Pharmacy tại trường đại học Temple University, USA. Sau khi ra trường, Dược sĩ Diễm đã làm việc cho nhiều công ty Pharmaceuticals và Pharmacy của Mỹ trong nhiều năm .
Xem tất cả các bài viết của diemchau →