Nguyên nhân dẫn đến viêm quanh khớp vai & Cách điều trị

Viêm quanh khớp vai xảy ra khi có hiện tượng sưng và tấy đỏ giữa đầu xương cánh tay và mỏm cùng vai, đau âm ỉ, đau nhói hoặc đau nhẹ, cứng vai khi chuyển động.

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý do rất nhiều tác nhân gây ra. Căn bệnh này nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và tăng gánh nặng kinh tế gia đình. Chính vì vậy, bài viết hôm nay Diễm Châu sẽ tổng hợp nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm quanh khớp vai để giúp bạn phát hiện bệnh kịp thời và có hướng điều trị tốt nhất. 

1. Viêm quanh khớp vai là gì?

Chỏm xương cánh tay, xương đòn và xương bả vai kết hợp lại với nhau thông qua dây chằng, gân, cơ, bao khớp để tạo thành khớp vai. Đây là một khớp lớn của cơ thể đảm nhận nhiệm vụ giúp cử động vai diễn ra linh hoạt hơn. Các rễ dây thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng đều liên quan đến khớp vai.

Viêm chóp xoay vai hay viêm khớp xoay vai đều nằm trong nhóm bệnh viêm quanh khớp vai
Viêm chóp xoay vai hay viêm khớp xoay vai đều nằm trong nhóm bệnh viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là một thuật ngữ mà Y học dùng để chỉ các loại bệnh lý có liên quan cấu trúc phần mềm cạnh khớp vai gồm bao khớp, gân, cơ, dây chằng… Viêm chóp xoay vai hay viêm khớp xoay vai đều nằm trong nhóm bệnh viêm quanh khớp vai. Các tổn thương liên quan đến đầu xương, sụn khớp và màng bao hoạt dịch quanh vai không thuộc nhóm bệnh này.

Y học chia viêm quanh khớp vai thành 4 thể lâm sàng để thuận tiện trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Cụ thể:

  1. Thể đau vai thông thường
  2. Thể đau vai cấp
  3. Thể giả liệt khớp vai
  4. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng

Trong 4 thể trên, viêm quanh khớp vai thể đông cứng là phổ biến nhất. Mức độ đau nhức và vị trí đau nhức ở mỗi người bệnh là khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của từng người.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai phổ biến hơn ở người lớn tuổi, thường trên 50. Những người trẻ hơn có thể bị sau chấn thương hoặc các chấn thương khác ở vai như gãy xương, trật khớp hoặc nhiễm trùng. Viêm quanh khớp cũng có thể di truyền, có nghĩa là nó có thể di truyền trong gia đình.

  • Tổn thương chóp xoay: Chóp xoay là bộ phận gắn kết chỏm xương cánh tay và xương bả vai. Các tổn thương xảy ra ở bộ phận này là nguyên nhân chính hình thành nên viêm quanh khớp vai. Một số tổn thường gặp là viêm gân chóp xoay, đứt gân chóp xoay…
  • Bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai bị viêm, viêm gân đầu cơ nhị đầu cánh tay
  • Lão hóa tự nhiên: Tuổi tác càng cao thì hệ thống xương khớp càng dễ bị thoái hóa. Do vậy, nguy cơ mắc viêm quanh khớp vai ở độ tuổi trung niên, người già rất cao.
  • Ảnh hưởng của công việc: Các công việc thường xuyên phải giơ tay cao hơn 90 độ có thể gây ra bệnh viêm quanh khớp vai.
  • Hoạt động thể thao: Các động tác của golf, tennis, ném lao… có thể gây ra bệnh do gân cơ khớp vai bị căng giãn quá mức.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý mãn tính: Viêm quanh khớp vai có thể là biến chứng/triệu chứng của một số bệnh lý mãn tính như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đái tháo đường, đột quỵ não…

3. Biểu hiện của bệnh viêm quanh khớp vai

Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh viêm quanh khớp vai là đau nhức tại vùng bị tổn thương và khu vực xung quanh. Ngoài đau nhức, ở mỗi giai đoạn tiến triển bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác. Cụ thể như sau:

3.1. Giai đoạn đóng băng

Ở giai đoạn này, người mắc viêm quanh khớp quanh vai cảm thấy đau nhức dữ dội ở vai, đặc biệt là khi có đụng chạm xảy ra. Người bệnh cảm thấy đau hơn vào buổi tối hoặc khi nằm nghiêng về bên vai đang tổn thương.

Các cơn đau sẽ trở lên trầm trọng hơn nếu không can thiệp điều trị. Các cử động liên quan đến vai khó thực hiện. Giai đoạn đóng băng thường kéo dài từ 6 tuần – 9 tháng.

3.2. Giai đoạn đông cứng

Ở đoạn này, các cơn đau nhức vai được cải thiện nhưng tình trạng cứng khớp vẫn xảy ra. Các cơ vai có dấu hiệu teo lại do không được thường xuyên vận động. Từ 4 đến 6 tháng của giai đoạn này, người bệnh thường khó khăn khi thực hiện cử động liên quan đến vai.

3.3. Giai đoạn tan băng

Bước sang giai đoạn tan băng, người bệnh có thể thực hiện các cử động vai. Sức mạnh cơ vai dần được phục hồi. Sau 6 tháng đến 2 năm, bạn có thể thực hiện các chuyển động gần như bình thường.

4. Các đối tượng dễ bị viêm quanh khớp vai

Độ tuổi, tính chất công việc, giới tính… là những yếu tố có thể khiến bạn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh viêm quanh khớp vai rất cao. Nếu như trước đây, căn bệnh viêm quanh khớp vai thường gặp ở độ tuổi trung niên trở lên thì nay tỉ lệ trẻ hóa theo độ tuổi ngày càng chiếm phần lớn. 

  • Nhóm trung niên: Viêm chóp xoay vai là căn bệnh có những triệu chứng âm thầm và thường gặp ở đối tượng từ 40 – 50 tuổi. Nhất là nhóm đối tượng hưu trí như giáo viên, cán bộ, bác sĩ…
  • Nhóm đối tượng lao động nặng: Những người thường xuyên mang vác nặng hay lao động chân tay nhiều như thợ xây, thợ sơn… cũng nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh viêm quanh khớp vai cao hơn người bình thường.
  • Nhóm người có tiền sử chấn thương, tai nạn: Theo các y bác sĩ, những người có tiền sử bị chấn thương, tai nạn do lao động hay giao thông, đặc biệt là chấn thương vùng khớp vai, xương bả vai, xương đòn, gãy xương cánh tay…cũng dễ mắc bệnh viêm khớp xoay vai do chấn thương cũ tái phát.
  • Nhóm người có bệnh lý liên quan đến xương khớp: Những người có bệnh lý liên quan đến viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, cơn đau thắt ngực, đột quỵ não…có khả năng bị viêm quanh khớp vai rất cao.
  • Phụ nữ: Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm quanh khớp vai cao hơn so với nam giới mà phần lớn là phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh. Nguyên nhân là do đặc trưng cấu tạo cơ thể của phụ nữ yếu hơn nam giới nên rất dễ tổn thương khi vận động. Ngoài ra, do nhiều yếu tố như sinh lý, sinh nở nhiều lần, nội trợ, thói quen sinh hoạt khiến phụ nữ trở thành “miếng mồi ngon” của căn bệnh xương khớp, đặc biệt là viêm quanh khớp vai.
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm quanh khớp vai cao hơn so với nam giới
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh viêm quanh khớp vai cao hơn so với nam giới

Ngoài ra, những đối tượng mắc bệnh viêm quanh khớp vai chiếm tỷ lệ khá lớn hiện nay như: vận động viên, người mắc bệnh khớp mãn tính, nhân viên văn phòng. Bệnh lý này nếu không điều trị sớm sẽ tiến triển nặng nề và gây ra những biến chứng phiền phức. Vì vậy, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám viêm quanh khớp vai khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh.

5. Phương pháp chẩn đoán viêm quanh khớp vai

Bệnh viêm quanh khớp vai có thể khám và chẩn đoán theo nhiều cách tùy vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo.

Cũng giống như nhiều bệnh lý xương khớp khác, người mắc viêm quanh khớp vai cũng thực hiện chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng. Dựa trên các triệu chứng ban đầu mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khẳng định, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số xét nghiệm được chỉ định gồm:

  • Thu thập triệu chứng bệnh: Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, việc thu thập những dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh kết hợp với các xét nghiệm khác sẽ giúp chẩn đoán bệnh chi tiết và chính xác hơn.
  • Siêu âm: Đây là cách chẩn đoán hình ảnh, không xâm lấn vào vùng vai giúp các y bác sĩ phát hiện ra những bất thường ở vùng vai như: các nốt tăng âm kèm bóng lưng ở gân; nốt tăng âm kèm bóng lưng ở vôi hóa (nếu có); dịch quanh bao gân nhị đầu trong đau khớp vai đơn thuần…
  • Chụp X-quang: Vai trò của việc chụp phim X-quang vai giúp các bác sĩ phân biệt giữa các bệnh lý tại khớp vai. Dựa vào hình ảnh chụp được các bác sĩ sẽ phân tích chi tiết bệnh nhân đau vai đơn thuần, đau vai cấp hay giả liệt khớp vai. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị bệnh hợp lý và mang lại hiệu quả cao.
chụp phim X-quang vai giúp chẩn đoán bệnh khớp vai
Chụp phim X-quang vai giúp các bác sĩ phân biệt giữa các bệnh lý tại khớp vai
  • Nội soi khớp vai: Ưu điểm của cách chẩn đoán này là vừa có tác dụng chẩn đoán bệnh nhanh chóng vừa có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Nội soi khớp vai là cách xâm lấn chỉnh hình đưa ống nội soi vào vai khớp bệnh nhân.

Ống kính nội soi sẽ hiển thị hình ảnh cụ thể bên trong khớp vai lên màn hình, đội ngũ bác sĩ sẽ dựa vào những hình ảnh này để kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm quanh khớp bả vai hiệu quả. 

6. Điều trị viêm quanh khớp vai

Cùng với sự phát triển của Y học, nhiều phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai hiệu quả được ra đời. Trong đó có thể kể đến các phương pháp điều trị sau:

6.1. Massage vùng vai

Người bệnh được thực hiện xoa bóp nhằm đẩy lùi tình trạng đau nhức ở vùng vai. Ngoài ra, trong trường hợp không bị sưng, người mắc viêm quanh khớp vai sẽ được bác sĩ điều trị bằng các liệu pháp nhiệt như sóng siêu âm, sóng ngắn…

Vùng gân quanh khớp vai bị tổn thương sau thời gian dùng nẹp cố định được tiến hành tập phục hồi. Đây là phương pháp nhằm duy trì chức năng của khớp vai.

6.2. Dùng thuốc Tây y

Các y bác sĩ cho rằng, nếu bệnh viêm quanh khớp vai ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc giảm đau như sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường như Idarac, Paracetamol…
  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Piroxicam, Meloxicam, Diclofenac…
  • Tiêm Corticoid tại chỗ
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal…

Lưu ý: Người bệnh cần thăm khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp, tránh dùng thuốc tùy tiện nhằm hạn chế những rủi ro không mong muốn. 

6.3. Phương pháp phẫu thuật

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho đối tượng người trẻ tuổi mắc bệnh ở thể giả liệt. Bác sĩ sẽ thực hiện nối gân bị đứt song song cùng sử dụng thuốc để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Đối với đối tượng lớn tuổi mắc thể giả liệt, phương pháp này không được ưu tiên. Trong trường hợp thực hiện cũng cần hết sức cẩn thận.

6.4. Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp chữa bệnh viêm quanh khớp vai khá phổ biến hiện nay. Vật lý trị liệu viêm quanh khớp vai áp dụng đối với các trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu. Cách điều trị này có thể hạn chế các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do bệnh viêm quanh khớp vai gây ra, đồng thời có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể và cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và oxy cho khớp vai. Từ đó giúp phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai.

viem-quanh-khop-vai-3
Thực hiện vật lý trị liệu và phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai
  • Người bệnh được thực hiện xoa bóp nhằm đẩy lùi tình trạng đau nhức ở vùng vai. Ngoài ra, trong trường hợp không bị sưng, người mắc viêm quanh khớp vai sẽ được bác sĩ điều trị bằng các liệu pháp nhiệt như sóng siêu âm, sóng ngắn…
  • Vùng gân quanh khớp vai bị tổn thương sau thời gian dùng nẹp cố định được tiến hành tập phục hồi. Đây là phương pháp nhằm duy trì chức năng của khớp vai.

7. Các cách phòng ngừa bệnh viêm quanh khớp vai

Ngoài việc sử dụng thuốc và can thiệp phương pháp thủ thuật xâm lấn, người bệnh cần thực hiện đầy đủ những cách phòng ngừa dưới đây nhằm giảm nhẹ các cơn đau vai và hỗ trợ kiểm soát tiến triển bệnh. Đối với trường hợp đã chữa bệnh dứt điểm, người bệnh cần có chế độ tập luyện, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh nhằm phòng ngừa bệnh viêm quanh khớp vai tái phát. Đồng thời hạn chế các vấn đề liên quan đến xương khớp.

  • Thực hiện các tư thế sinh hoạt và vận động đúng cách.
  • Không nên lao động quá sức.
  • Hạn chế các động tác mạnh liên quan đến cánh tay và vai.
  • Không nâng tay lên cao quá vai thường xuyên.
  • Hạn chế tối đa các chấn thương ở vùng khớp vai.
  • Các cơ đau vai thông thường và đau vai cấp cần được điều trị từ sớm.
  • Phát hiện và điều trị từ sớm các bệnh lý mãn tính có thể gây ra viêm quanh khớp vai như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp.

Không chỉ vậy, chúng ta cũng nên tránh dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Đây là những chất độc có hại đến sức khỏe. Nhiều người nghĩ rằng, chất kích thích này chỉ gây tổn hại đến gan và phổi nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lệch. Trên thực tế, rượu, bia, thuốc lá được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh xương khớp.

tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia
Tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá… khi bị đau quanh khớp vai

Hiện nay rất nhiều người chủ quan, coi thường bệnh viêm quanh khớp vai mà không thăm khám sớm. Điều này dẫn đến bệnh tiến triển nặng khiến khớp vai khó có thể trở về vận động như ban đầu và gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh, bệnh nhân nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ khám viêm quanh khớp vai và áp dụng cách chữa bệnh phù hợp, hiệu quả.

8. Một số bài tập phù hợp người viêm quanh khớp vai

Theo các chuyên gia, những bài tập dành cho bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai rất đơn giản và dễ thực hiện, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai. Để thực hiện các bài tập đúng cách và an toàn, người bệnh nên tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của đội ngũ y bác sĩ vật lý trị liệu. 

  • Bài tập xoay ngoài với gậy: Đầu tiên, bạn dùng tay đau để cầm đầu gậy, tay còn lại cầm đầu kia, giữ hai 2 khuỷu tay vuông góc. Tiếp theo, di chuyển gậy theo chiều dọc sao cho tay đau di chuyển ra bên ngoài tối đa. Bạn nên giữ vững tư thế trong vòng 30 giây. Cuối cùng, thư giãn cơ tay và làm lại một lần nữa. Lưu ý: cần giữ hông thẳng và không xoắn vặn gậy.
  • Bài tập kéo căng tư thế nằm: Bạn nằm nghiêng, vai bị đau ở bên dưới, để cánh tay vuông góc với thân, giữ khuỷu gấp 90 độ và đầu đặt trên gối tư thế dễ chịu. Sau đó, dùng cánh tay không bị đau hỗ trợ xoay tay đau ép xuống giường nhưng không để tay bị đau. Cuối cùng, giữ tư thế này trong vòng 30 giây rồi làm động tác tiếp theo. Lưu ý: tránh đè lên khớp cổ tay và không co cổ tay.
  • Bài tập chèo thuyền: Đây là một trong những bài tập được nhiều bệnh nhân áp dụng bởi dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Bước 1, bạn sử dụng một dây thun hoặc dây lò xo buộc chặt và tường hoặc một vật dụng nào chắc chắn. Sau đó, đứng xa vị trí dây buộc khoảng 3 bàn chân. Tiếp theo, tay đau cầm dây tập và kéo về phía sau với sát thân mình. Lưu ý: giữ chắc vai khi thực hiện bài tập này.
  • Bài tập duỗi khuỷu tay: So với những bài tập trên, bài tập duỗi khuỷu tay tương đối đơn giản. Bạn có thể tập với tư thế ngồi hoặc đứng với tạ tay. Cách tập là giơ tay lên cao và co duỗi khuỷu tay chậm rãi ra phía sau. Sau đó, giữ co khuỷu tay khoảng 2 giây rồi duỗi thẳng. Lưu ý: tạ không đụng chạm vào lưng và giữ chắc cơ bụng.
  • Bài tập xương bả vai: Bước 1, người bệnh nằm sấp, cánh tay xuôi dọc 2 bên thân mình, vai sát với mặt giường. Bước 2, nâng vai nhẹ nhàng lên khỏi mặt giường cao nhất có thể. Bước 3, giữ tư thế này trong khoảng 10 giây, sau đó thư giãn và lặp lại động tác khoảng 10 lần. Lưu ý: không nhún vai về phía tai.
  • Bài tập co duỗi vai: Cũng giống như bài tập xương bả vai, bạn nằm sấp trên giường hoặc ghế sofa, cánh tay đau bên ngoài mép giường có thể vận động thoải mái. Tiếp theo, nâng cánh tay với khuỷu tay thẳng, nếu có thể hãy nâng cánh tay tới ngang mắt. Sau đó, giữ vững tư thế dao động từ 2 – 5 giây rồi trở về vị trí ban đầu một cách nhẹ nhàng. Lưu ý: không dùng tạ cho bài tập này.
bài tập cho viêm quanh khớp vai
Bài tập dành cho người bị viêm quanh khớp vai

Với những bài tập dành cho bệnh viêm quanh khớp vai mà chúng tôi vừa gợi ý ở trên, nếu người bệnh tập luyện đều đặn và thường xuyên sẽ làm dịu những cơn đau nhức do bệnh gây ra và hạn chế bệnh tái phát.

Trên đây là các thông tin Diễm Châu tổng hợp về bệnh viêm quanh khớp vai. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bạn đọc hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh mà bác sĩ khuyến cáo bên trên.

, , , ,

trac-nghiem-suc-khoe

Về diemchau

Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn tốt nghiệp Doctor of Pharmacy tại trường đại học Temple University, USA. Sau khi ra trường, Dược sĩ Diễm đã làm việc cho nhiều công ty Pharmaceuticals và Pharmacy của Mỹ trong nhiều năm .
Xem tất cả các bài viết của diemchau →