Suy thận cấp là gì? Cách nhận biết kịp thời và điều trị hiệu quả

Suy thận cấp tính xảy ra khi thận đột nhiên không thể lọc các chất thải ra khỏi máu. Khi thận mất khả năng lọc, lượng chất thải nguy hiểm có thể tích tụ và thành phần hóa học trong máu có thể mất cân bằng.

Tổng quan bệnh suy thận cấp
Tổng quan bệnh suy thận cấp. (Nguồn Internet)

1. Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp là gì? Bệnh suy thận có hai trường hợp là cấp tính và mạn tính. Suy thận cấp còn có tên gọi khác là suy thận cấp tính, là hiện tượng hai quả thận bị suy giảm, không có khả năng hoạt động bình thường. Trong thời gian ngắn, nếu các tác nhân khiến bệnh khởi phát được loại trừ thì thận sẽ được phục hồi và hoạt động trở lại như cũ. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, những nguyên nhân không được loại bỏ sớm sẽ làm giảm mức lọc cầu thận, ứ đọng các sản phẩm chuyển hóa nitơ và các sản phẩm của quá trình chuyển hóa nitơ. Lâu ngày dẫn đến biến chứng khó lường, thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Ai cũng có nguy cơ đối diện với bệnh thận nhưng người cao tuổi mang trong mình một trong những căn bệnh mãn tính như: suy gan, đái tháo đường, cao huyết áp hoặc người thường xuyên sử dụng các chất kích thích cũng có nguy cơ mắc bệnh suy thận cấp cao hơn người bình thường.

khái niệm bệnh suy thận cấp
Khái niệm bệnh lý. (Nguồn Internet)

2. Các cấp độ và triệu chứng của bệnh suy thận cấp

Bệnh suy thận cấp tiến triển theo 4 cấp độ. Ở mỗi cấp độ, bệnh có những triệu chứng khác nhau, có thể khởi phát chưa rõ ràng hoặc có thể phát triển nghiêm trọng dần lên. Cụ thể:

  • Suy thận cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu của bệnh suy thận cấp. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện. Lúc này, nồng độ urê ở trong máu và chỉ số creatinin cao hơn so với bình thường một chút. Do đó, người bệnh sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu có màu vàng. Suy thận cấp độ 1 nếu không phát hiện và có biện pháp xử lý dứt điểm bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. 
  • Suy thận cấp độ 2: Suy thận cấp độ 2, nồng độ kali bắt đầu cao hơn mức bình thường và không thể kiểm soát. Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh đã rõ ràng hơn. Mức lọc cầu thận chỉ được giữ ở mức 60 đến 89ml/phút/173m2. Cùng với đó, nhịp tim của bệnh nhân sẽ bị rối loạn và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Cho nên, người bệnh cần phải thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhằm ngăn chặn bệnh phát triển.
  • Suy thận cấp 3: Đây là giai đoạn khá nguy hiểm của bệnh thận. Mức độ lọc cầu thận khi chuyển sang cấp độ 3 chỉ giữ được ở mức từ 30 đến gần 60ml/phút/1,73m2. Vai trò của thận cũng bị suy giảm một cách đáng kể. Ngoài các triệu chứng ở giai đoạn 1 thì người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng điển hình khác như: đi tiểu thất thường, nước tiểu có màu sẫm, thắt lưng đau nhức dữ dội, da dẻ xanh xao, mất ngủ thường xuyên, tay chân phù nề, khó thở…
  • Suy thận cấp độ 4: Trong các cấp độ của bệnh thận thì suy thận cấp độ 4 là nguy hiểm nhất. Lúc này, người bệnh sẽ bị buồn nôn, cơ thể mệt mỏi không đủ sức khỏe và tinh thần để học tập hoặc làm việc, tay chân bị phù nề nghiêm trọng. Không chỉ vậy, người bệnh không muốn ăn uống hoặc ăn không ngon miệng. Nếu bệnh kéo dài dai dẳng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm bao gồm tăng các tỉ lệ mắc bệnh tim mạch, thiếu máu, các bệnh liên quan đến xương. Nếu người bệnh không được đội ngũ y tế chăm sóc chu đáo (chạy thận) thì nguy cơ tử vong rất cao.
triệu chứng của bệnh suy thận cấp
Mỗi cấp độ, bệnh có những triệu chứng khác nhau. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân chính gây suy thận cấp 

Có 3 nguyên nhân gây suy thận cấp: nguyên nhân trước thận, nguyên nhân tại thận và nguyên nhân sau thận.

3.1 Nguyên nhân trước thận

Suy thận cấp trước thận khá phổ biến cũng là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tử vong cao nhất. Một số yếu tố làm giảm dòng máu hiệu dụng tới thận, đồng thời gây áp lực lọc cầu thận dẫn đến hiện tượng thiểu niệu hoặc vô niệu như:  

  • Sốc phản vệ
  • Sốc do chấn thương mất máu quá nhiều
  • Sốc do hiện tượng nhiễm khuẩn do phá thai hoặc sản giật
  • Sốc do nhiễm khuẩn hoặc sốc do hiện tượng nhồi máu cơ tim và xuất huyết

3.2 Nguyên nhân tại thận

Các nguyên nhân tại thận bao gồm những tổn thương thực thể tại thận, thường gặp trong các bệnh lý liên quan đến thận.

  • Bệnh ống thận: Nhiễm độc thận do nhiều yếu tố như: thuốc, kim loại nặng, dung môi hữu cơ, mật cá lớn hoặc mật động vật, nấm độc, nọc ong, nọc độc của rắn, thuốc thảo mộc, bệnh thận chuỗi nhẹ, tăng calci máu…
  • Bệnh mô kẽ thận: Viêm thận kẽ do thuốc, viêm thận kẽ do nhiễm khuẩn, sự xâm nhập của các tế bào ác tính vào mô kẽ thận.
  • Bệnh cầu thận và bệnh của các mạch máu bé trong thận bao gồm: Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn bán cấp gây viêm các mạch máu trong thận, viêm cầu thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn, viêm mạch máu thận trong các bệnh mạch máu hệ thống, tăng huyết áp ác tính, hội chứng tan máu urê máu, đông máu rải trong trong lòng mạch, nhiễm độc thai nghén…

3.3 Nguyên nhân sau thận

Bao gồm các yếu tố gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu của thận.

  • Tắc niệu quản: Sỏi niệu quản do chèn ép từ ngoài vào chẳng hạn như: sau phúc mạc, u tử cung, u niệu đạo, bàng quang, buộc nhầm niệu quản trong quá trình sinh nở, u xơ tiền liệt tuyến…
  • Tắc niệu đạo: Bệnh lý khối u bàng quang, co thắt niệu đạo, tuyến tiền liệt… 
  • Tắc nghẽn tại thận: Cục máu đông, hoại tử nhú, sỏi
  • Tắc ống thận: axit uric, acyclovir, methotrexate, canxi oxalat, protein Bence Jone trong bệnh đa u tủy xương.
nguyên nhân gây suy thận cấp
Nguyên nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Suy thận cấp có nguy hiểm không? Có chữa được không?

4.1 Suy thận cấp có nguy hiểm không?

Suy thận cấp có nguy hiểm không? Câu hỏi này được các bác sĩ chuyên khoa thận giải đáp cụ thể như sau: Phụ thuộc vào mỗi cấp độ khác nhau và nguyên nhân gây suy thận cấp mà mức độ nguy hiểm của bệnh cũng khác nhau. Trong quá khứ, nếu ai không may mắc bệnh suy thận cấp sẽ rất lo lắng, bởi đây là một trong những căn bệnh gây biến chứng và nguy cơ tử vong rất lớn (>80%). Căn bệnh này xảy ra đột ngột và tiến triển chóng vánh trong thời gian ngắn. Lúc này, người bệnh sẽ có những biến chứng như: phù phổi, lượng kali trong máu tăng xuất huyết tiêu hóa, các vấn đề liên quan đến tim mạch. Song với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, thiết bị y tế hiện đại như hiện nay thì tỉ lệ tử vong do bệnh suy thận cấp gây ra giảm đáng kể.

Những bệnh nhân tử vong do bệnh suy thận cấp thường do nguyên nhân trước thận như: suy hô hấp, chấn thương nặng mất nhiều máu, người có bệnh nền, người cao tuổi, sốc nhiễm trùng…Với những trường hợp này nếu điều trị chậm trễ hoặc không đúng phương pháp sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Ngược lại, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, bệnh suy thận cấp có thể được kiểm soát và hạn chế thấp nhất tình trạng tử vong.

4.2 Người bị suy thận cấp có chữa được không? 

Bị suy thận cấp có chữa được không? hay suy thận cấp có phục hồi được không? Cũng là những vấn đề mà người bệnh quan tâm nhất. Theo các chuyên gia ngành y, suy thận cấp nếu phát hiện sớm các dấu hiệu và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi hoàn toàn, thận hồi phục và hoạt động bình thường.

Thời gian hồi phục bao lâu? Điều này còn tùy vào mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh, phác đồ điều trị, chế độ chăm sóc cũng như ăn uống, nghỉ ngơi của từng bệnh nhân cụ thể. Nếu bạn tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ, ăn uống khoa học, tập luyện thể thao đúng cách thời gian chữa bệnh sẽ rút ngắn, đồng thời tiết kiệm chi phí điều trị.

bệnh suy thận cấp có nguy hiểm không
Bệnh suy thận cấp có nguy hiểm không? (Nguồn Internet)

5. Phác đồ điều trị suy thận cấp tốt nhất

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín đều điều trị suy thận cấp theo những cách sau đây:

5.1 Điều trị theo giai đoạn

5.1.1 Giai đoạn đầu

Điều trị bệnh suy thận cấp độ 1 cần phải loại bỏ nhanh chóng nguyên nhân gây suy thận. Ở giai đoạn này, nhận biết các dấu hiệu và loại bỏ sớm các tác nhân gây bệnh rất quan trọng. 

Đối với bệnh nhân áp lực tĩnh mạch trung tâm giảm thì phải cung cấp dịch, máu. Khi đã cung cấp đủ lượng dịch mà huyết áp tâm thu chưa đạt trên 90 mmHg thì nâng huyết áp bằng cách truyền tĩnh mạch dopamin pha vào huyết thanh ngọt 5%.

5.1.2 Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu

  • Đối với những bệnh nhân vô hiệu: Lượng nước cung cấp vào cơ thể cần ít hơn lượng nước bị thải ra ngoài để đảm bảo cân bằng ẩm. Thông thường lượng nước đưa vào là 500ml/ngày. Trong những trường hợp này, người bệnh chỉ cần lọc máu ngoài thận khi hiện tượng vô hiệu kéo dài 4 ngày.
  • Đối với bệnh nhân có triệu chứng đi tiểu nhiều cần chống mất nước và điện giải, đồng thời truyền dịch và ống oresol.
  • Điều chỉnh cân bằng nội môi: Việc cân bằng lượng nước nên giữ ở mức âm tính nhẹ để tránh tăng huyết áp gây phù phổi cấp. Hạn chế tăng kali trong máu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi huyết áp của bệnh nhân và điều chỉnh cho phù hợp. Nếu nhận thấy huyết áp giảm sẽ phải bù dịch, điện giải, máu; nếu huyết áp cao do quá tải thể tích cần điều trị tích cực để phòng phù phổi cấp. Ngoài ra, bác sĩ sẽ hạn chế urê máu tăng, chống viêm loét và nhiễm khuẩn.

5.1.3 Giai đoạn phục hồi

Thông thường, điều trị suy thận cấp ở giai đoạn này bác sĩ chủ yếu là bù nước – điện giải bằng truyền tĩnh mạch các dung dịch đẳng trương: glucoza 5%, natri clorua 0,9%…Đồng thời hạn chế tăng kali máu và tăng urê bằng cách dung nạp thực phẩm và thuốc Tây y. Khi nồng độ urê máu trở về trạng thái bình thường thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân ăn đủ đạm và vitamin. Sau đó thăm dò mức lọc cầu thận và chức năng ống thận để kết luận mức độ hồi phục chức năng của thận.

5.2 Điều trị theo triệu chứng

5.2.1 Dùng thuốc Tây y

Các loại thuốc điều trị bệnh suy thận nói chung và suy thận cấp nói riêng bao gồm: thuốc chống tăng huyết áp, thuốc phòng ngừa rối loạn kiềm natri bicarbonat, thuốc chống tăng allopurinol hoặc aciduri huyết colchicin, thuốc chống tăng huyết áp…Cụ thể:

  • Trong trường hợp suy thận cấp có biểu hiện phù nề tay chân do chất dịch cơ thể quá nhiều, người bệnh nên dùng thuốc lợi tiểu để trục xuất dịch ra ngoài.
  • Trong trường hợp thận không lọc đúng mức kali máu, bác sĩ sẽ kê các toa thuốc phù hợp gồm calcium, glucose hoặc sodium polystyrene sulfonate với mục đích ngăn chặn sự tồn đọng lượng kali trong máu. Bởi nếu kali trong máu lớn có thể gây rối loạn nhịp tim, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
  • Trong trường hợp mức canxi trong máu giảm ở quá thấp, bác sĩ có thể sẽ truyền calcium.

Lưu ý: Việc điều trị suy thận cấp bằng thuốc Tây y kéo dài có thể gây hại đến sức khỏe người bệnh, bởi các loại thuốc này chứa nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên dùng đúng liều lượng theo toa kê của bác sĩ, không nên tự ý hoặc lạm dụng thuốc.

5.2.2 Chạy thận

Phương pháp này có thể loại bỏ tất các các chất độc hại ra khỏi máu. Nếu chất độc tích tụ trong máu, có thể bác sĩ sẽ tiến hành thẩm tách máu tạm thời (chạy thận) để giải phóng các chất độc và dịch cơ thể đang dư thừa. Chạy thận cũng có thể giúp loại bỏ kali quá tải ra ngoài cơ thể.

phương pháp điều trị bệnh suy thận cấp hiệu quả
Thuốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

6. Bị suy thận cấp nên ăn gì?

Bệnh suy thận cấp cần phải điều trị đúng phác đồ, bên cạnh phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng phù hợp, dùng những thực phẩm hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh. Vậy người mắc bệnh suy thận cấp nên ăn gì

Tham khảo chi tiết về chế độ ăn uống cho người bệnh suy thận tại: Chế độ dinh dưỡng tốt nhất dành cho người bệnh suy thận.

  • Chất béo từ thực vật: Dung nạp chất béo vào cơ thể từ nguồn động vật hoàn toàn không tốt cho sức khỏe người bệnh. Bởi lượng chất béo này sẽ khiến thận phải chịu áp lực đào thải và dễ dẫn đến tổn thương. Vì vậy, bạn có thể thay thế chúng bằng chất béo có nguồn gốc thực vật như: dầu phụng, dầu mè, dầu oliu..
  • Rau xanh: Trong rau xanh có chứa một lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ lớn rất tốt cho cơ thể người bị suy thận cấp. Chúng có khả năng hỗ trợ tăng cường hoạt động đào thải. Cho nên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị suy thận cấp nên dung nạp rau xanh trong thực đơn ăn uống mỗi ngày.
  • Chất bột đường: Theo nhiều nguồn tài liệu y khoa đáng tin cậy, người bị suy thận có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao. Do đó, nhóm thực phẩm có chứa một lượng tinh bột dồi dào như gạo trắng, miến, bún, sắn dây, bánh cuốn, các loại khoai là gợi ý hay khi bạn đang lăn tăn suy thận cấp nên ăn gì. 
  • Một số loại trái cây: Táo, dâu tây, dứa, cherry, đu đủ…là các loại trái cây có lượng đường thấp rất thích hợp cho người bị suy thận cấp. Mỗi loại mang lại một lợi ích tuyệt vời cho cơ thể của bạn, cụ thể:
  • Táo: Loại quả này chứa một lượng dinh dưỡng gồm calo khổng lồ, đặc biệt là chúng không hề chứa natri nên đảm bảo an toàn và tốt cho chức năng của thận.
  • Dứa: Trong chứa có chứa nhiều nước và khoáng chất cũng là lựa chọn hợp lý dành cho người bị suy thận cấp nên ăn gì?
  • Cherry: Loại trái cây đắt đỏ này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị bệnh thận cấp tính diễn ra nhanh hơn.
  • Đu đủ: Người bị thận nên ăn đu đủ mỗi tuần hoặc mỗi ngày để bổ sung lượng nước và vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Dâu tây: Trong dâu tây cung cấp lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp chức năng của thận được cải thiện đáng kể.
người bị suy thận cấp nên ăn gì
Thực phẩm tốt cho người bệnh. (Nguồn Internet)

7. Một số điều cần lưu ý trong quá trình điều trị suy thận cấp

Trong quá trình điều trị bệnh suy thận cấp, bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ căn dặn để xác định chính xác bệnh nhân đã khỏi bệnh tuyệt đối hay chưa hoặc nếu không may đã chuyển sang giai đoạn mới – suy thận mạn tính.

Để hỗ trợ điều trị suy thận cấp, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi hợp lý.

7.1 Chế độ ăn uống

Khi bị suy thận cấp, cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường mệt mỏi, chán ăn khiến chức năng của thận suy giảm đáng kể. Vì vậy, lúc này người bện cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học là điều rất cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Ăn uống đầy đủ ba bữa cộng với hai bữa phụ sáng và chiều. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều muối, kali, phốt pho, mỡ động vật, thực phẩm cay nóng…Ngoài ra người bệnh cũng kiêng sử dụng chất kích thích, chất cồn. Không chỉ vậy, các y bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân uống nhiều nước mỗi ngày.

7.2 Chế độ nghỉ ngơi

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi khoa học được xem là cách điều trị bệnh suy thận cấp tính đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Nhằm tăng sức đề kháng cho thể, người bệnh cần tập luyện thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng ít tiêu tốn sức như: đi bộ, bơi lội, đánh golf…Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn các bài tập phù hợp với bản thân. Những bài tập này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật mà còn kiểm soát cân nặng, kìm hãm sự phát triển của bệnh. 

Chưa dừng lại ở đây, người bệnh cũng nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, sắp xếp công việc khoa học và cân bằng cuộc sống để hạn chế tình trạng căng thẳng kéo dài. Quá trình điều trị bệnh suy thận cấp ngắn hay dài phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần và cách thiết lập chế độ nghỉ ngơi của bệnh nhân.

một số điều cần lưu ý trong quá trình điều trị suy thận cấp
Rèn luyện sức khỏe cũng là biện pháp phòng ngừa bệnh. (Nguồn Internet)

Mong rằng, những thông tin mà Diễm Châu đã chia sẻ trong bài viết trên đây, bạn đọc sẽ có cái nhìn sâu hơn về bệnh suy thận cấp cũng như phác đồ điều trị bệnh hiệu quả hiện nay. Diễm Châu USA sẵn sàng tư vấn miễn phí các vấn đề Sức Khoẻ & Sắc Đẹp, hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi khi cần hỗ trợ nhé!

banner-khoe