Nguyên nhân thoái hoá khớp ngón tay & Cách chữa trị dứt điểm

Thoái hóa khớp ngón tay là một quá trình bệnh phá hủy sụn giữa các ngón tay và dẫn đến đau, sưng, giảm cử động ngón tay, biến dạng khớp và khó thực hiện các hoạt động cầm nắm…

1. Thoái hoá khớp ngón tay là tình trạng là gì?

Tình trạng thoái hoá khớp ngón tay có thể diễn ra ở bất kì ngón tay nào trên bàn tay, thường gặp nhất là ngón cái. Tình trạng khớp ở gốc ngón tay bị lão hóa hay mô sụn bị mòn gây ra đau nhức được gọi là thoái hoá khớp ngón tay.

thoai-hoa-khop-ngon-tay-1

Thoái hóa khớp ngón tay dẫn đến tình trạng đau, sưng ở các khớp tay

Bệnh hay gặp ở người cao tuổi, bởi lẽ ở độ tuổi này thì xương và khớp đã có sự lão hóa. Độ tuổi gặp phải của bệnh thường là từ 60 – 65 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi 55 là tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu của bệnh. Nữ giới dễ mắc phải hơn nam giới gấp 3 lần.

Bệnh gây ra những cơn đau âm ỉ sau đó là dữ dội, gây sưng, giảm khả năng di chuyển cầm nắm và làm việc của bàn tay. Khi cơ thể có lượng máu không đủ di chuyển đến nuôi dưỡng vùng khớp ngón tay hoặc do sụn kém khả năng chịu đựng với những yếu tố có hại tác động lên khớp là những nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Không nên để tình trạng này kéo dài, khi phát hiện những dấu hiệu bệnh cần phải điều trị sớm, hạn chế được bệnh trở nên nghiêm trọng dẫn đến phẫu thuật.

2. Dấu hiệu của thoái hoá khớp ngón tay

thoai-hoa-khop-ngon-tay-2
Đau nhức khớp ngón tay, khớp tay bị sưng phình to là các dấu hiệu dễ nhận biết của thoái hóa khớp tay

Thoái hóa khớp ngón tay rất dễ nhận biết. Các biểu hiện chính bao gồm:

  • Đau nhức khớp ngón tay

Cơn đau đầu tiên sẽ chỉ xuất hiện khi bàn tay của người bệnh hoạt động, sau hoạt động cơn đau sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, qua một thời gian hoặc nghỉ ngơi, cơn đau nhức và cứng khớp sẽ tăng lên và càng rõ rệt hơn.

Khi tình trạng thoái hóa khớp ngón tay nặng hơn, cơn đau khớp ngón tay sẽ xuất hiện ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi và không làm gì.

Đọc thêm về Viêm khớp ngón tay: https://diemchau.net/canh-bao-cua-co-the-tu-tinh-trang-viem-khop-ngon-tay/

  • Biến dạng ngón tay

Khi bệnh tiến triển, ngón tay của bạn thường biến dạng. Các khớp ngón tay dần dần hướng về một bên thường là hướng về phía ngón út. Đây là hiện tượng lệch về phía xương trụ, có thể gây yếu tay và đau, gây khó khăn trong việc sử dụng bàn tay làm việc hay trong những hoạt động thường ngày.

  • Sưng tấy vùng quanh khớp

Đây là một dấu hiệu dễ nhận biết và chỉ gặp ở thoái hóa khớp ngón tay. Sự hình thành các nốt Heberden ở khớp ngón tay gần móng và cục Bouchard ở khớp giữa ngón tay gây sưng to và đau. Chính vì chúng có mọc những gai xương nhỏ quanh khớp nên bạn có thể nhìn thấy hoặc sờ cảm nhận được chúng qua da.

  • Lực ngón tay và bàn tay trở nên yếu

Khi gặp phải tình trạng bệnh, lực ở ngón tay và bàn tay sẽ yếu đi. Đây là một dấu hiệu dễ hiểu, bởi vì những cơn đau đã ảnh hưởng, tác động đến bàn tay của bạn.

3. Nguyên nhân gây thoái hoá khớp ngón tay

Tình trạng hao mòn mô sụn và xương dưới sụn do tuổi tác được xem là nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp ngón tay. Hai thành phần chính cấu tạo nên khớp bị hư hỏng là do những yếu tố chính như:

  • Lão hóa: tình trạng lão hóa tự nhiên do tuổi tác dẫn đến cấu trúc và chức năng của mọi cơ quan, hệ thống trong cơ thể đều bị suy yếu và khớp ngón tay cũng như vậy.
  • Tính chất công việc: Các công việc đòi hỏi sự linh hoạt của ngón tay và thường gây áp lực lên ngón tay nhiều như gõ bàn phím máy tính, giặt đồ, cắt tỉa cây, hoa lá… dễ tác động đến khớp ngón tay, nguy cơ bị thoái hóa khớp ngón tay cũng cao hơn.
  • Chấn thương xương khớp: Những chấn thương, gãy xương hay trật khớp ngón tay dù ít nhiều sẽ để lại những tổn thương tại vùng sụn và xương dưới sụn. Điều này khiến tiến trình thoái hóa khớp bị đẩy nhanh sẽ gây ra thoái hóa khớp ngón tay.

Ngoài ra, những vấn đề sau đây cũng dẫn đến khớp ngón tay có nguy cơ bị thoái hóa cao và sớm hơn:

  • Các bệnh xương khớp: một số bệnh về xương khớp bạn từng mắc phải nếu không điều trị sớm, kịp thời và triệt để sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến vùng sụn và xương dưới ngón tay. Bao gồm: Gout, khớp bị biến dạng, viêm khớp dạng thấp.
  • Nữ giới: Ở nữ giới, sẽ gặp trường hợp suy giảm hormone estrogen. Đây là hormone làm cho các tế bào sụn, xương dưới sụn bị biến đổi và suy giảm chất lượng.
  • Thừa cân, béo phì: Người thừa cân và béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
  • Lười vận động hay ít vận động: Đây là nguyên nhân dẫn đến sụn khớp bị lão hóa sớm. Bởi vì khi bạn lười ít hoặc vận động, các dưỡng chất mô sụn nhận được sẽ càng ít.
  • Các thói quen xấu: Các thói quen như bẻ khớp cổ tay, ngón tay sẽ làm hư hại sụn, xương dưới sụn. Vì thế để hạn chế nguy cơ mắc phải bạn hãy từ bỏ thói quen này đi nhé.

4. Các cách chữa trị thoái hoá khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay không nên coi thường, bỏ qua. Đây có thể là biểu hiện ban đầu dẫn đến các bệnh như bị viêm khớp ngón tay, bị thiếu hụt canxi, bị viêm đa khớp dạng thấp…. Cần phải chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị dứt điểm để tránh gây ảnh hưởng đến những vùng khớp xung quanh.

Một số phương pháp chữa trị thoái hóa khớp ngón tay phổ biến như:

4.1. Tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn

Việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm chỉ làm dịu các cơn đau thoái hóa khớp ngón tay chứ chưa thể điều trị khỏi bệnh. Chính vì thế, phải tập trung chữa trị bệnh bằng cách tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn.

4.2. Tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay

Phương pháp này có thể giúp máu ở ngón tay lưu thông dễ dàng, giảm khả năng viêm, sưng ở khớp ngón tay. Tập vật lý trị liệu có thể kết hợp sử dụng cùng thực phẩm chức năng. Đây là cách tăng cường sản xuất chất dinh dưỡng cung cấp cho sụn khớp, giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, đồng thời làm giảm cơn đau nhức.

4.3. Chế độ ăn nhiều đạm, ít mỡ, tăng cường vitamin

Chế độ ăn dinh dưỡng cũng là phương pháp điều trị thoái hóa khớp ngón tay hiệu quả. Theo các chuyên gia nghiên cứu, bổ sung những thực phầm nhiều đạm, ít mỡ và tăng cườngvitamin A, C, D, E vào mỗi bữa ăn sẽ giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả.

4.4. Hạn chế bẻ ngón tay, cầm nắm vật nặng

Khi mắc phải bệnh, để quá trình hồi phục diễn ra thuận tiện và tránh bị ảnh hưởng thì bạn cần hạn chế các thói quen hoạt động. Bao gồm thói quen xấu như bẻ ngón tay hoặc là cầm nắm những vật nặng. Những hoạt động chơi thể thao, lao động nặng hay làm việc nội trợ … cũng cần hạn chế.

Cần phải kết hợp các phương pháp chữa bệnh khác nhau để điều trị thoái hóa khớp ngón tay. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc, nếu sử dụng thuốc cần có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên gia. Bởi vì thuốc có chứa những thành phần giảm đau hay kháng viêm cũng có những tác dụng phụ làm cho tình trạng bệnh trở nên khó điều trị và ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể .

Thoái hoá khớp ngón tay tưởng chừng là bệnh không gây nguy hiểm nhưng sự thật không phải. Hy vọng bài viết của Diễm Châu đã cho bạn những cái nhìn cụ thể hơn.

, , , ,

trac-nghiem-suc-khoe

Về diemchau

Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn tốt nghiệp Doctor of Pharmacy tại trường đại học Temple University, USA. Sau khi ra trường, Dược sĩ Diễm đã làm việc cho nhiều công ty Pharmaceuticals và Pharmacy của Mỹ trong nhiều năm .
Xem tất cả các bài viết của diemchau →