Xương khớp kêu lục cục khi co duỗi là bệnh gì? Nguyên nhân & Cách chữa trị

Các khớp nối phát ra nhiều loại tiếng ồn, bao gồm bốp, lách, rắc rắc, lách cách, mài, nghiến và kêu lục cục. Thuật ngữ kỹ thuật cho những tiếng ồn này là “crepitus”, từ tiếng Latinh “to rattle”. Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị crepitus, mặc dù nó trở nên phổ biến hơn khi về già.

1. Nguyên nhân xương khớp kêu lục cục

nguyên nhân xương khớp kêu lục cục

Phần lớn nguyên nhân xương khớp kêu lục cụ do các bóng Nitơ trong chất lỏng hoạt dịch bị mắc kẹt

Xương khớp kêu lục cục xuất phát từ các bong bóng Nitơ trong chất lỏng hoạt dịch bị mắc kẹt sau đó được giải phóng trong các chuyển động cụ thể. Vô hại khi không phải do chấn thương, tình trạng sức khỏe hoặc bệnh tật gây ra. Nhưng, có những lúc tiếng ồn báo hiệu một vấn đề lớn hơn.

1.1 Sụn và xương dưới sụn bị tổn thương

Sụn khớp là một lớp đệm giữ vị trí bao bọc xung quanh đầu xương, ngăn không cho các đầu xương cọ xát với nhau và điều chỉnh áp lực trong khoang khớp để khớp vận động ổn định. Khi sụn khớp bị tổn thương do một trong những tác nhân: chấn thương, va đập mạnh, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể…sẽ làm lộ ra phần xương dưới sụn. Các đầu xương một khi đã không còn sụn bọc sẽ va chạm vào nhau làm phát ra tiếng kêu lục cục. Ngoài ra, người bệnh còn bị đối diện với cơn đau buốt, nhức mỏi, sưng to ở các đầu xương gây khó khăn trong việc vận động và đi lại.

1.2 Viêm khớp dạng thấp 

Xương khớp kêu lục cục có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Căn bệnh này thường phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 20 – 40, phụ nữ mang thai là đối tượng mắc bệnh cao hơn người bình thường. Không may mắc phải bệnh lý này, người bệnh sẽ bị tổn thương sụn và xương quanh khớp gây sưng tấy, viêm, khó cử động các khớp (khớp gối, khớp chân, ngón tay, khớp lưng) và không thể di chuyển nhịp nhàng.

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh xương khớp mạn tính rất nguy hiểm, có thể phá hủy, làm tổn thương đến hệ thống xương khớp và các bộ phận khác như: da, mắt, phổi, mạch máu,…

1.3 Thoái hóa khớp

Hiện tượng thoái hóa khớp thường phổ biến ở những bộ phận như: gót chân, ngón chân, ngón tay, khớp gối, khớp háng, cột sống cổ…Nguyên nhân là do các khớp này liên quan trực tiếp đến tất cả cử động, vận động của cơ thể. Người càng lớn tuổi càng có nguy cơ bị thoái hóa khớp rất cao và gặp phải tình trạng tiếng kêu lục cục phát ra từ những bộ phận này. Bởi vì khi bị thoái hóa khớp, sụn khớp sẽ bị tổn thương đầu tiên, sau đó đến xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và dịch khớp. 

Ngoài tiếng kêu lục cục, bệnh thoái hóa khớp còn có triệu chứng đau âm ỉ, sưng tấy ở khớp; người bệnh gặp khó khăn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, ngồi xổm, ngồi khoanh chân. Căn bệnh này nếu không chữa trị đúng phương khớp sẽ làm hạn chế vận động, cứng khớp và biến dạng khớp.

1.4 Vô hóa ổ khớp

Đây là tình trạng lắng đọng canxi ở các mô sụn và xương dưới sụn, phổ biến ở khớp gối. Bệnh gây ra các đợt viêm khớp cấp ở đầu gối do tinh thể canxi pyrophosphate lắng đọng được giải phóng vào ổ khớp. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến đầu sụn khớp bị tổn thương. Nhất là khi vận động mạnh, người bệnh sẽ cảm nhận được khớp gối kêu lạo xạo. Một số bệnh nhân còn bị sốt cao. 

Nhóm đối tượng: người cao tuổi, vận động viên, người tập luyện thể theo ở cường độ cao, người thừa cân béo phì, người làm việc chân tay thường xuyên…dễ bị vôi hóa ổ khớp.

1.5 Khô khớp

Hiện tượng khô khớp cũng là tác nhân khiến xương khớp phát ra tiếng kêu lục cục. Khô khớp do nhiều tác nhân gây ra, cụ thể là: lười vận động, tuổi cao, béo phì, thừa cân, thiếu chất dinh dưỡng…Khi gặp tình trạng khô khớp sẽ khiến cho khớp hoạt động yếu, đầu sụn khớp va chạm với nhau liên tục phát ra tiếng kêu lục cục hoặc lao xao. 

Tình trạng khô khớp khiến đời sống sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn, đau nhức xương khi vận động. Nếu không chữa trị sớm, khô khớp gối có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: teo cơ, biến dạng khớp, đi đứng khập khiễng do cơn đau hoành hành, thậm chí là liệt khớp.

1.6 Dây chằng bị tổn thương

Khi dây chằng bị tổn thương do luyện tập thể thao quá sức, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông, người bệnh sẽ nghe tiếng kêu lục cục phát ra từ xương khớp (đặc biệt là khớp gối). Căn bệnh này không chỉ tạo ra tiếng kêu ở các khớp mà còn khiến người bệnh đối diện với hiện tượng viêm nhiễm. Trong trường hợp này, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ bị đau nhức nghiêm trọng, xương khớp liên tục phát ra tiếng kêu lạo xạo hoặc lục cục.

1.7 Một số tác nhân khác

Xương khớp kêu lục cục cũng có thể là triệu chứng của bệnh gout, viêm gân, tăng cân trong lúc mang thai, viêm khớp nhiễm khuẩn….Phụ thuộc vào từng bệnh lý cụ thể mà tiếng kêu lục cục phát ra ít hoặc nhiều, liên tục hay thỉnh thoảng. Dù là nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này, người bệnh cũng không được chủ quan. Bởi khi xương khớp gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại và nguy cơ tàn phế rất cao.

2. Triệu chứng đi kèm với hiện tượng xương khớp kêu lục cục

  • Đau đớn mỗi khi cử động
  • Khó duỗi chân, đứng lên ngồi xuống; ngồi xổm, khoanh tay hoặc khoanh chân
  • Sưng to tại các khớp
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt cao
  • Co thắt bên trong
  • Cứng khớp vào buổi sáng

3. Cách điều trị khi xương khớp kêu lục cục

điều trị xương khớp kêu lục cục

Đa số trường hợp điều trị xương khớp kêu lục cục sẽ thực hiện tại nhà, trường hợp nặng cần đến cơ sở y tế

Nhiều nguyên nhân gây ra tiếng kêu lục cục ở xương khớp được cải thiện bằng các biện pháp khắc phục tại nhà, như dùng thuốc chống viêm hoặc sử dụng phương pháp RICE (nghỉ ngơi, chườm đá, chườm và nâng cao). Các nguyên nhân khác có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

3.1 Điều trị tại nhà

3.1.1 Thay đổi thói quen sinh hoạt

Như chúng tôi vừa nói ở trên, một trong những nguyên nhân chính khiến xương khớp kêu lục cục là do thói quen quen sinh hoạt xấu. Nếu bạn thay đổi hoặc loại bỏ thói quen xấu,  tình trạng xương khớp sẽ được cải thiện đáng kể. Cụ thể bạn cần:

  • Hạn chế hoặc ngừng hút thuốc
  • Không sử dụng thức uống có cồn; thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều thành phần có hại như đường, muối, chất béo không lành mạnh
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai của xương khớp
  • Tránh thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng/ngày
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày (2 lít nước/ngày)
  • Kiểm soát cân nặng, tăng và giảm khi cần thiết một cách khoa học
  • Tránh bưng bê, mang, vác vận dụng có trọng lượng lớn
  • Hạn chế thực hiện các động tác bất ngờ, lặp đi lặp lại liên tục

3.1.2 Thường xuyên vận động

Khi xương khớp phát ra tiếng kêu lục cục, bạn nên tập thể dục hoặc vận động. Theo nhiều nhà nghiên cứu, thực hiện các động tác mỗi ngày sẽ giúp duy trì hoạt động tiết dịch, tăng tính dẻo dai và sự chắc chắn cho các khớp. Đồng thời làm giảm nguy cơ thoái hóa khớp, hạn chế khô khớp và giảm đau nhức hiệu quả.

Bên cạnh sự linh hoạt khi thực hiện các bài tập còn giúp phòng tránh hiện tượng cứng khớp, hạn chế các khớp bị tổn thương dẫn đến tiếng răng rắc hoặc tiếng kêu lục cục bất thường.

Khi thực hiện các bài tập hay vận động, bạn cần:

  • Khởi động kỹ càng trước khi tập
  • Chọn bộ môn thể thao phù hợp với cơ thể: đạp xe, tập yoga, ngồi thiền, bơi lội,…là những môn thể thao được các chuyên gia khuyến khích người bệnh thực hiện
  • Thực hiện tất cả bài tập đúng kỹ thuật
  • Tập luyện từ mức độ thấp và tăng tốc theo thời gian. Dành thời gian để hệ thống xương khớp nghỉ ngơi hợp lý. Tránh tình trạng gắng sức thực hiện các bài tập khiến hiện tượng đau đớn nặng dần.

3.1.3 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Thiếu hay thừa cân đều là yếu tố khiến xương khớp tổn thương theo thời gian. Vì thế, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa các căn bệnh như: khô khớp, thoái hóa khớp,….và cải thiện tình trạng xương khớp kêu lục cục. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm như: thịt nạc, hạnh nhân, trứng, dầu ô liu, các loại hạt và đậu, trái cây tươi, sữa,…vào thực đơn ăn uống mỗi tuần. Chúng có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhức xương khớp, đảm bảo ổ khớp tiết dịch bôi trơn đầy đủ, nuôi dưỡng sụn và ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp.

3.1.4 Nhiệt độ cao

Khi xương khớp kêu lục cục cùng với các triệu chứng đau đớn, mệt mỏi xuất hiện, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, sau đó áp dụng biện pháp chườm nóng sẽ giúp xương, sụn và các mô có thời gian phục hồi, đồng thời hạn chế cơn đau.

Nhiệt độ cao (70 độ C) từ biện pháp chườm nóng có nhiều lợi ích cho xương khớp: 

  • Giảm co cứng khớp
  • Giảm hiện tượng xương khớp phát ra tiếng kêu lạ
  • Tăng khả năng vận động, di chuyển nhịp nhàng cho xương khớp
  • Thư giãn khớp xương
  • Giúp máu lưu thông hiệu quả và đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương…

Bạn có thể dùng chai thủy tinh chứa nước nóng hoặc túi chườm nóng đặt lên vị trí bị tổn thương từ 15 – 20 phút, mỗi ngày 3 lần.

3.2 Điều trị tại bệnh viện

Dùng thuốc Tây y, tiêm corticoid, tiêm dịch chất nhờn, sử dụng thực phẩm chức năng là những cách chữa bệnh tại đơn vị y tế nếu tình trạng xương khớp kêu lục cục không thể chữa trị khỏi tại nhà.

  • Sử dụng thuốc Tây y: Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Thuốc điều trị xương khớp phát ra tiếng kêu thường là thuốc giảm đau (Acetaminophen, NSAID) có tác dụng làm dịu cơn đau và tăng khả năng vận động cho xương khớp.
  • Tiêm corticoid: Đối với bệnh nhân có tình trạng xương khớp kêu lục cục kèm theo cơn đau nặng có thể sẽ được chỉ định tiêm corticoid. Thuốc có tác dụng làm giảm sưng, viêm nhanh chóng.
  • Tiêm dịch chất nhờn: Đây là một trong những cách chữa bệnh phổ biến hiện nay, áp dụng đối với trường hợp khô khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục. Một liệu trình tiêm dịch chất nhờn thường kéo dài 3 tuần đến 3 tháng, số mũi tiêm phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhẹ, nặng của từng bệnh nhân.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng: Một số loại thực phẩm chức năng sẽ cung cấp những dưỡng chất cần thiết giúp nuôi dưỡng xương, sụn khớp; bổ sung dịch khớp và tăng cường củng cố hệ thống xương khớp…

4. Bệnh tiềm ẩn khi xương khớp kêu lục cục

Tình trạng xương khớp kêu lục cục mỗi khi di chuyển, vận động hoặc xoay, duỗi khớp có thể là dấu hiệu của một hoặc nhiều bệnh lý xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm gân, vôi hóa ổ khớp, viêm khớp dạng thấp…Vì vậy, người bệnh cần cảnh giác, nhất là khi xương khớp có tiếng kêu kèm theo các triệu chứng đau mỏi, sưng, viêm, khó khăn khi vận động. Rất khó để xác định đây là hiện tượng cảnh báo bệnh gì. 

Nếu xương khớp kêu lục cục do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra không được chữa trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến hàng loạt những biến chứng, ảnh hưởng đến dây thần kinh trung ương, tim mạch, huyết áp, nguy hiểm hơn là đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Vì thế, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa xương khớp để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nhằm tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn biện pháp điều trị tốt nhất.

5. Lời khuyên khi xương khớp kêu lục cục

  • Hạn chế đi lại, vận động; tránh mang,vác vận dụng nặng hoặc vận động sai tư thế để đảm bảo xương khớp khỏe mạnh
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để trọng lượng cơ thể đè nặng lên các sụn, khớp
  • Tập luyện thể dục đều đặn, tạo sự linh hoạt dẻo dai cho xương khớp
  • Nghỉ ngơi ngay khi nhận thấy xương khớp bị đau hoặc phát ra tiếng kêu.
  • Hạn chế dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn và chất kích thích
  • Nếu tình trạng xương khớp kêu lục cục kéo dài, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ điều trị

Hi vọng, bài viết mà Diễm Châu dành thời gian chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về tình trạng xương khớp kêu lục cục. Từ đó, nếu không may gặp phải hiện tượng này cũng có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách. 

trac-nghiem-suc-khoe