Tê đầu ngón tay là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không&Cách điều trị tức thời

Các dây thần kinh bị thương hoặc bị chèn ép có thể dẫn đến tê các ngón tay. Vì vậy, có thể các vấn đề về lưu lượng máu hoặc một loạt các tình trạng y tế khác. Cảm giác này có thể vô hại và tự biến mất. Nhưng nếu nó quay trở lại, đó là điều bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình.

1.Vì sao bị tê đầu ngón tay

nguyên nhân gay tê đầu ngón tay

Máu lưu thông không được là nguyên nhân chủ yếu của tê đầu ngón tay

Nguyên nhân gây tê đầu ngón tay có thể do tổn thương, kích ứng hoặc chèn ép một trong các dây thần kinh hoặc một nhánh của một trong các dây thần kinh ở cánh tay và cổ tay. Các bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, cũng có thể gây tê, mặc dù với bệnh tiểu đường, các triệu chứng tương tự thường xảy ra đầu tiên ở bàn chân.

1.1 Hội chứng ống cổ tay

Tê đầu ngón tay có thể là dấu hiệu điển hình của hội chứng ống cổ tay. Cụ thể là các ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út) có cảm giác tê đau rần rần hoặc như kiến bò. Cơn đau tăng nhiều mỗi khi lái xe, cầm điện thoại, đọc báo và lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Ngoài ra, cơ lực bàn tay bị yếu và người bệnh dễ đánh rơi đồ vật khi đang cầm. 

Bệnh lý này tuy không đe dọa đến tính mạng, song nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời bệnh sẽ dẫn đến tàn tật do tổn thương thần kinh, teo cơ gò cái, nghẽn mạch máu và có nguy cơ bàn tay bị liệt vĩnh viễn rất cao.

1.2 Bệnh tiểu đường

Thật nguy hiểm khi tê đầu ngón tay là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lượng đường trong máu tăng cao, không kiểm soát đúng cách  khiến vi mạch bị tổn thương. Từ đó, các dây thần kinh không nhận được đầy đủ dưỡng chất sẽ gây ra hiện tượng tê bì. Và dây thần kinh từ cột sống đến ngón nhất bàn chân sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây chính là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường thay vì những bộ phận khác trong cơ thể.

Như chúng tôi đã nói ở trên, tê bì chân tay do bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, đây chính là dấu hiệu ban đầu của những biến chứng khó lường như: lở loét, nhiễm trùng, hoại tử nặng…Không chỉ vậy, một số trường hợp còn xuất hiện các biểu hiện khác như: loét da, khô ngứa, lớp chai sần dày cũng có thể gây nhiễm trùng, thậm chí phải loại bỏ chi bị tổn thương để bảo vệ những cơ quan còn lại.

1.3 Bệnh Raynaud

Tê đầu ngón tay, ngón chân; màu do thay đổi chuyển từ hồng sang trắng là những triệu chứng thường gặp của bệnh Raynaud. Đây là căn bệnh mãn tính, người ở độ tuổi 15 – 40 rất dễ gặp phải. Tác nhân chủ yếu gây bệnh là do phơi nhiễm lạnh, stress kéo dài không có hướng khắc phục. 

Bệnh sẽ tiến triển mạnh và nặng dần khi trời lạnh, các ngón tay, ngón chân lần lượt bị tổn thương nhưng không gây lở loét và hoại tử. Ở một số trường hợp đặc biệt, các triệu chứng này sẽ biến mất hoặc thuyên giảm sau vài năm hoặc khi nữ giới mang thai.

1.4 Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn mạn tính, phổ biến chủ yếu ở nữ giới trong độ tuổi trung niên với những triệu chứng rất rõ rệt như: mệt mỏi, đau sưng khớp đối xứng, tê ngón tay chân…Nếu không có biện pháp điều trị sớm nhất, người bệnh sẽ bị dính, biến dạng các khớp viêm do tổn thương phá hủy các bộ phận có liên quan như: khớp, gân, dây chằng…Từ đó gây bán trật khớp dẫn đến tàn phế rất cao. 

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh không nên lơ là trong quá trình quan sát các triệu chứng cũng như tìm cách điều trị bệnh. Điều này tránh được tình trạng bệnh nặng, tốn kém thời gian và chi phí chữa trị, nguy hiểm hơn là các khớp bị bại liệt.

1.5 Dây thần kinh Ulnar

Dây thần kinh Ulnar bị tổn thương cũng có thể gây tê và đau ở ngón áp út, ngón út. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chấn thương đột ngột trong quá trình chơi thể thao, căng thẳng lặp đi lặp lại (gõ máy tính, tennis, gold, bóng chày…) nhiều lần khiến dây thần kinh Ulnar bị tổn thương. Nếu tình trạng tê đầu gối tay do dây thần kinh ulnar sẽ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

1.6 Nhiễm trùng

Tê đầu ngón tay có cảm giác như kiến bò có thể xuất phát từ một số bệnh nhiễm trùng như giang mai, lyme…Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh còn đối diện với các triệu chứng khác như: dây thần kinh đau âm ỉ kèm theo nóng rát, yếu cơ, mồ hôi ra nhiều.

Hiện tượng tê đầu ngón tay do nhiễm trùng rất đáng lo ngại, người bệnh không nên chủ quan mà cần có tìm đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tiến hành kiểm tra và có biện pháp khắc phục.

1.7 Các tình trạng ảnh hưởng đến mạch máu hoặc dây thần kinh.

Người bị chèn ép dây thần kinh cổ thường có triệu chứng tê đầu ngón tay rất giống hội chứng ống cổ tay nên rất dễ nhầm lẫn. Khi tắc nghẽn mạch máu xảy ra ở mạch máu đưa đến vùng bàn tay, các ngón tay gây chứng tê tay. 

Thông thường, các tình trạng ảnh hưởng đến mạch máu và dây thần kinh rất khó chẩn đoán. Vì thế, người bệnh nên tìm đến phòng khám hoặc bệnh viện để bác sĩ áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán xương khớp hiện đại nhằm xác định mức độ và nguyên nhân gây tê tay. 

2. Khi bị tê đầu ngón tay nên làm gì?

Tê đầu ngón tay thường có thể điều trị được. Nghỉ ngơi có thể giúp giảm chấn thương do vận động quá mức. Bác sĩ cũng có thể đề nghị các phương pháp điều trị y tế cụ thể hơn tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng tê. Thông thường, điều trị tê ngón tay càng sớm thì các triệu chứng sẽ càng ít vĩnh viễn.

2.1 Biện pháp chữa tê đầu ngón tay tại nhà

massage chữa tê đầu ngón tay tại nhà

Xoa bóp để giúp máu lưu thông tốt hơn giúp giảm cơn tê đầu ngón tay

Khi bị tình trạng tê đầu ngón tay ở mức độ nhẹ có thể áp dụng các biện pháp ngâm tay trong nước ấm, xoa bóp, nghỉ ngơi để giảm cơn đau tức thời, cụ thể như bên dưới:

2.1.1 Ngâm tay trong nước ấm

Đây là cách điều trị tại nhà được nhiều người gặp phải tình trạng tê đầu ngón tay áp dụng. Ngâm tay trong nước ấm đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp bị tê tay do bệnh tiểu đường, rối loạn thần kinh…Phương pháp này có thể làm giảm tê tay, đuổi hàn thấp, thư giãn gân cơ, sát trùng, diệt khuẩn và giải phóng các rễ dây thần kinh đang chịu áp lực và cải thiện tuần hoàn máu.

Bạn chuẩn bị một chậu nước ấm khoảng 50 – 70 độ C, thêm một thìa muối epsom vào khuấy đều lên. Sau đó ngâm tay vào chậu khoảng 15 – 20 phút, thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện bài tập này đều đặn, bạn sẽ cảm thấy tình trạng tê tay thuyên giảm đáng kể.

2.1.2 Xoa bóp

Xoa bóp cũng là biện pháp khắc phục hiện tượng tê đầu ngón tay tại nhà dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Xoa bóp thường xuyên có tác dụng giảm đau nhức, tê bì, thư giãn các ngón tay sau một ngày làm việc, học tập vất vả và kích thích tăng cường tuần hoàn máu. Mỗi ngày, bạn có thể dành 10 – 15 phút, dùng bàn tay bên này xoa nắn bàn tay bên kia và ngược lại.

2.1.3 Vật lý trị liệu

Để cải thiện tình trạng tê tay người bệnh có thể tập vật lý trị liệu. Một số bài tập như thư giãn duỗi tay và cổ tay tại nhà có khả năng làm giảm tình trạng tê đồng thời tăng tính linh hoạt, dẻo dai cho ngón tay. Cụ thể:

  • Các ngón tay duỗi thẳng tối đa và duy trì trong 10 giây
  • Chuyển động bàn tay theo hướng kim đồng hồ trong 10 lần, song song với vận động khớp vai
  • Thực hiện các bài tập duỗi ngón tay và cổ tay mỗi ngày để giải phóng áp lực nặng nề trong cơ bắp

Tham khảo chi tiết tại bài viết: Các cách chữa tê đầu ngón tay hiệu quả nhanh chóng tại nhà

2.2 Điều trị tại cơ sở y tế

cách điều tri tê đầu ngón tay

Cách điều trị tê đầu ngón tay tại cơ sở y tế

Nếu tình trạng tê đầu ngón tay thường xuyên lặp lại, cơn tê dữ dội kéo dài từ ngón tay đến bàn tay lan ra cánh tay cần lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để có các biện pháp điều trị phù hợp.

Một số phương án điều trị tê đầu ngón tay tại cơ sở y tế:

2.2.1 Sử dụng thuốc Tây y

Tê đầu ngón tay do dây thần kinh bị tổn thương kèm theo cơn đau âm ỉ, khó chịu…người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y để cải thiện tình trạng này. Một số loại thuốc Tây y được sử dụng để điều trị bệnh xương khớp nói chung và hiện tượng tê tay nói riêng phổ biến như: 

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Có khả năng giảm đau, tê tay nhanh, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng từ trẻ em đến người già. 
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Aspirin, Ibuprofen…không chỉ giảm tê cứng ngón tay mà khắc phục nhanh các triệu chứng sưng, viêm đi kèm. Loại thuốc này phù hợp với những người bị đau nhức, tê chân tay, đau đầu, hạ sốt, bong gân…
  • Thuốc giãn cơ: Myonal và Mydocalm…là hai loại thuốc giãn cơ điển hình được nhiều bác sĩ chỉ định đối với người trẻ bị tê tay do nguyên nhân khách quan (lao động nặng, dùng ngón tay liên tục để gõ bàn phím). Loại thuốc này có chức năng cải thiện các triệu chứng của bệnh. Đồng thời giảm liệt cứng do di chứng để lại sau chấn thương, thoái hóa chèn ép rễ thần kinh dẫn đến tê tay.
  • Thuốc bôi ngoài da Voltaren, Emulgel: Đây là thuốc sử dụng ngoài da an toàn, ít gây tác dụng phụ, được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng tê nhức, viêm, sưng khớp xương. Thuốc điều trị hiệu quả đối với bệnh nhân bị tê tay do tổn thương khớp, gân, dây chằng, chấn thương bên ngoài.
  • Nhóm thuốc vitamin B: Bên cạnh các loại thuốc trên thì nhóm vitamin B như B1, B6, B12 cũng được dùng cho người bị tê tay chân. Vitamin B có khả năng xoa dịu cơn đau sâu trong dây thần kinh, phục hồi chức năng cơ, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương ở sợi thần kinh, đồng thời tăng cường hiệu quả khi điều trị.

Lưu ý: Người bệnh nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng tự ý dùng thuốc hay thay đổi liều lượng. Bởi thuốc Tây thường có những tác dụng phụ nhất định như gây đau dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hóa và gan.

2.2.2 Phẫu thuật

Nếu tình trạng tê đầu ngón tay kéo dài từ ngày này qua ngày khác và có biểu hiện tăng dần theo thời gian kèm theo những triệu chứng bất thường khác, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế đảm bảo chất lượng để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ chữa bệnh tốt nhất. Trong trường hợp tê các đầu ngón tay không thể điều trị bằng thuốc Tây y, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. 

Phương pháp này có tác dụng chữa lành các dây thần kinh bị thương tổn nhanh nhất. Tuy nhiên, đây không phải là cách chữa bệnh an toàn. Bởi trong quá trình phẫu thuật có thể xảy ra rủi ro như xuất huyết, nhiễm trùng… Không chỉ vậy, hiện tượng tê đầu ngón ngón tay có nguy cơ tái phát sau tiểu phẫu. 

3. Cách ngăn ngừa bệnh tê đầu ngón tay 

  • Thường xuyên massage tất cả ngón tay sau một ngày sử dụng đôi tay 
  • Thực hiện đúng tư thế khi sử dụng dụng cụ (bàn phím, vô lăng…), cảnh giác với các trường hợp bị chấn thương bàn tay hoặc cổ tay
  • Do tính chất công việc ngồi mãi một chỗ, ít vận động hay tập thể dục, bạn hãy dành thời gian 20 – 30 phút mỗi ngày tập căng duỗi cơ khớp để tăng độ linh hoạt cho khớp, giúp máu lưu thông suôn sẻ và cải thiện tình trạng co cứng cơ

4. Các câu hỏi thường gặp về bệnh tê đầu ngón tay 

Làm cách nào để hết tê ngón tay?

  • Ngâm tay vào nước ấm
  • Tắm nước ấm
  • Thay đổi thực đơn ăn uống hằng ngày, bổ sung thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin B6, B12
  • Điều chỉnh tư thế sử dụng ngón tay
  • Massage ngón tay
  • Vệ sinh các ngón tay thường xuyên
  • Thực hiện các bài tập giãn cơ tay
  • Châm cứu
  • Dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y
  • Phẫu thuật

Tê ngón tay có phải là triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não không?

Tê ngón tay không phải là triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não. Chính xác, tình trạng tê bì ngón tay xuất hiện sau bệnh tai biến mạch máu não. Đây chính là dấu hiệu của tình trạng rối loạn cảm giác và tổn thương bộ não. 

Tê đầu ngón tay có phải do thiếu máu không ?

Theo một số nguồn tài liệu, tê đầu ngón tay không phải là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu. Cụ thể, tê bì ngón tay có thể là do người bệnh thiếu hụt một số loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin B6, B12, canxi và khoáng chất. 

Cách nhanh nhất để hết tê đầu ngón tay ?

  • Cho tay vào nước ấm 70 độ C, ngâm khoảng 15 phút
  • Kéo căng phần chi bị tê
  • Xoa bóp ngón tay thường xuyên
  • Uống hoặc bôi thuốc Tây y

Tê đầu ngón tay là hiện tượng phổ biến, bất kỳ ai có nguy cơ gặp phải. Đây rất có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp và thần kinh nghiêm trọng. Do đó, nếu cảm thấy tê tay trên 1 tuần kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh nên gặp bác sĩ để họ đánh giá mức độ bệnh và hướng dẫn cách điều trị thích hợp. 

trac-nghiem-suc-khoe