Các cách chữa tê đầu ngón tay hiệu quả nhanh chóng tại nhà

Tê các đầu ngón tay là một triệu chứng không mấy xa lạ với mỗi chúng ta. Nó có thể xảy ra bất chợt và tự hết không lâu sau đó, nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngón tay, từ đó ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập, công việc,… của người bệnh. Để “thoát khỏi” tình trạng này, độc giả có thể tham khảo các cách chữa tê đầu ngón tay hiệu quả và dễ thực hiện trong bài viết sau đây.

Tê đầu ngón tay là gì?

Tê đầu ngón tay, tê ngón tay trong y học có tên tiếng anh là Numbness là tình trạng khi cảm giác tại các đầu ngón tay chúng ta bị rối loạn như bị tê buốt như kim châm hay buồn buồn như kiến bò, có thể đi đôi với chuột rút, mất cảm giác, thậm chí còn gây rối loạn xúc giác, giảm khả năng vận động, cầm nắm của các đầu ngón tay.

Bị tê đầu ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì?

Tê đầu ngón tay có thể chỉ là phản ứng sinh học bình thường của cơ thể, chủ yếu do sự tắc nghẽn lưu thông máu tại các ngón tay trong một khoảng thời gian khi bạn vừa thực hiện các hoạt động mạnh như mang vác vật nặng, làm việc quá sức, tập thể dục cường độ cao,… hay có thể do bạn có lối sống, sinh hoạt không khoa học, thường xuyên mệt mỏi, stress, ăn uống thiếu chất, ngủ không đủ giấc,… và ở trường hợp này, tình trạng tê đầu ngón tay xảy ra chỉ trong giây lát rồi kết thúc, bạn không cần điều trị, chỉ cần tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống thì ắt bệnh sẽ tự khỏi. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng tê đầu ngón tay xuất hiện thường xuyên, liên tục trong thời gian dài, gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, thì rất có thể bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe nào đó và cần được thăm khám, chữa trị càng sớm.

nguyên nhân gây tê đầu ngón tay

Tê đầu ngón tay có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm

Tê đầu ngón tay có thể là một trong các triệu chứng cảnh báo các bệnh lý dưới đây:

  • Cơ thể suy nhược: khi các rễ thần kinh, các mách máu, tế bào xương khớp,… không được đáp ứng đủ hàm lượng dưỡng chất gồm Canxi, Sắt, Kali, các loại vitamin B1, B12, … sẽ gây ra tình trạng yếu cơ, suy nhược và tê .bì chân tay, tê đầu ngón tay.
  • Viêm khớp dạng thấp: Khi bị bệnh này, các khớp và rễ thần kinh cũng bị sưng viêm nên ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh nói chung.
  • Hẹp ống sống: thường do bẩm sinh hoặc mắc các bệnh lý về cột sống dẫn đến tình trạng các dây thần kinh đi qua khu vực ống sống bị chèn ép bị cản trở, gây hiện tượng tê bì và gây khó khăn khi vận động cho bệnh nhân.
  • Thoái hóa cột sống: là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, do hệ thống xương khớp yếu dần đi
  • Đa xơ cứng: là tình trạng khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn, gây tổn thương đến các màng bọc Myelin, gây ra tình trạng co thắt cơ bắp và tê bì chân tay, tê các đầu ngón tay.
  • Viêm đa rễ thần kinh: 
  • Thoát vị đĩa đệm: đây là một trong những bệnh lý cột sống phổ biến nhất hiện nay, và là nguyên nhân thường gặp chủ yếu gây nên chứng tê đầu ngón tay. Khi cột sống vùng cổ bị thoái hóa, các nhân nhày sẽ thoát ra ngoài đĩa đệm và chèn ép lên các rễ thần kinh vận động, gây ra chứng đau nhức ở nhiều vị trí, trong đó có đau đầu ngón tay. Nếu không điều trị sớm bệnh thoát vị đĩa đệm này có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ, bại liệt hoàn toàn nếu bệnh tiến triển xấu đi.
  • Tiểu đường: một trong những hậu quả của bệnh tiểu đường là khiến các mạch máu kém lưu thông do bị chèn ép bởi các mảng xơ vữa và dẫn đến tình trạng tê tay chân, tê đầu ngón tay.
  •  Bệnh Raynaud: Bệnh lý này khiến động mạch nhỏ tại các đầu ngón tay bị co thắt nhanh và dữ dội, gây ra các cơn tê đầu ngón tay, cản trở hoạt động các ngón tay và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.
  •  Chèn ép thần kinh trụ: Khác với các dây thần kinh giữa là ảnh hưởng đến ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa, thì dây thần kinh trụ bị chèn ép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngón áp út. Dây thần kinh trụ bị chèn ép khiến đầu ngón tay áp út bị tê, đôi lúc cảm giác châm chích đau buốt khó chịu.
  • Ngoài ra các bệnh lý như: Đột quỵ, u nang hạch, HIV/AIDS, hội chứng Sjogren, chấn thương vai, cánh tay, bàn tay, bệnh Hansen hay còn gọi là bệnh phong,… cũng gây ra tình trạng tê đầu ngón tay.

có nhiều bệnh trong cơ thể dẫn đến tê đầu ngón tay

Có rất nhiều bệnh lý gây tê đầu ngón tay

Các cách chữa tê đầu ngón tay hiệu quả

Nếu chứng tê đầu ngón tay chỉ là triệu chứng sinh lý không quá nghiêm trọng thì có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu đó là dấu hiệu của những bệnh lý kể trên thì người bệnh cần được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt, giúp giảm thiểu rủi ro, tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm, giảm sự ảnh hưởng xấu đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Dưới đây là các phương pháp hiệu quả chữa tê đầu ngón tay mà bạn có thể áp dụng:

Xoa bóp bấm huyệt

Đây là phương pháp được bắt nguồn từ y học cổ truyền, với tác dụng chính là tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy hoạt động của các tế bào hạch bạch huyết, đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương,… không chỉ khiến người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có thể hiệu quả với chứng tê đàu ngón tay.

Cách thực hiện:

Sử dụng một loại dầu tự nhiên có tính ấm nóng như: ngải cứu, sả, bạc hà, oải hương, quế, khuynh diệp,… xoa trong lòng 2 bàn tay cho nóng lên, sau đó massage đều từ cánh tay đến từng đầu ngón tay.

Sau khi phần cần điều trị mềm và nóng lên, thì tiến hành bấm huyệt. Ấn và day nhẹ tại vị trí các huyệt đạo: Dương Trì, Khúc Trì, Nội Quan, Hợp Cốc, Ngoại Quan, Bát Tà. Chú ý tại vị trí mỗi huyệt đạo cần ấn một lực vừa phải, ấn trong thời gian khoảng 1-2 phút.

Lưu ý, với phương pháp này, bạn cần thực hiện chính xác các huyệt đạo nên cần sự giúp đỡ của người có chuyên môn y học cổ truyền thực hiện.

Chườm nóng

Đây cũng là một phương pháp chữa tê đầu ngón tay đơn giản, dễ thực hiện, với cơ chế chung là tác động nhiệt để các khí huyết, mách máu được lưu thông tốt hơn, người bệnh có thể tự thao tác ở nhà.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị một túi chườm ấm có nhiệt độ chừng 60-70 độ C, tiến hành áp trực tiếp túi chườm lên các vị trí bạn bị đau mỏi, tê bì, lưu lại chừng 15-20 phút rồi chuyển vị trí. Khi túi chườm nguội đi có thể làm nóng và thao tác tiếp. Thực hiện đều 2 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả giảm đau tức thì.

Châm cứu

Đây là phương pháp dùng các cây kim dài, mảnh tác động trực tiếp lên các huyệt đạo trên cơ thể, đả thông kiinh mạch, tăng tuần hoàn mạch máu, giảm đau, giảm sưng viêm,… từ đó giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn với chứng đau đầu ngón tay của mình.

Tuy nhiên đây là phương pháp bạn cần sự hỗ trợ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chuyên sâu về y học cổ truyền như thầy thuốc Đông y, bác sĩ y học cổ truyền được cấp phép hành nghề, nên người bệnh hãy đến các bệnh viện, cơ sở Đông y uy tín để thực hiện.

Thực hiện các bài tập

Ngoài các phương pháp ở trên, bệnh nhân cũng cần tự thực hiện các bài tập ngón tay tại nhà để tránh cơ căng cứng, tăng tính linh hoạt cho các đầu ngón tay, giảm tình trạng tê bì khó chịu. 

Cách thực hiện:

Xòe bàn tay, duỗi căng các ngón tay hết mức và giữ nguyên trong khoảng 10 giây.

Sau đó chuyển động bàn tay đang duỗi căng như vậy theo hướng kim đồng hồ khoảng 10 lần, sau đó đổi chiều để giảm căng cơ.

Nắm các ngón tay lại ở trạng thái thả lỏng, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, mỗi chiều 15-20 lần.

Đảo vai về phía trước và phía sau khoảng 5 lần để thư giãn, giúp tăng sự linh hoạt, dẻo dai cho khớp vai.

Chú ý thực hiện các bài tập duỗi tay và cổ tay mỗi ngày 2-3 lần.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tê đầu ngón tay là cơ thể suy nhược, thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, bổ sung đủ những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày rất quan trọng. Người bệnh cần chú ý:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt,…
  •  Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, kali, magie, omega 3-6-9 tốt cho hệ thần kinh và xương khớp
  •  Bổ sung thêm chất đạm từ thịt bò, lợn, gà, các loại cá và hải sản khác để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng

Ngoài ra, người bệnh cần tránh hấp thụ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như:

  • Đồ ăn sẵn, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nội tạng động vật, bánh kẹo ngọt,…
  • Thực phẩm chứa chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, sử dụng quá nhiều chất phụ gia, gia vị, chất tạo mùi, tạo màu công nghiệp,… 

Tránh vận động nặng

Ngoài ăn uống, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày cũng góp phần không nhỏ trong điều trị bệnh tê đầu ngón tay.

Người bệnh cần lưu ý các điều sau:

  • Không ngồi một chỗ, một vị trí, hay một tư thế quá lâu, không nằm ngủ gối đầu quá cao, hạn chế đị giày cao gót,… vì nó ảnh hưởng đến sự lưu thông máu của cơ thể
  • Quan trọng nhất, người bệnh cần tránh lao động quá sức, mang vác nặng, phải đi bộ, chạy, di chuyển nhiều hoặc lao động sai tư thế có thể gây ảnh hưởng đến cột sống cũng như hệ thống dây thần kinh.
  • Cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya, ngủ thiếu giấc.
  • Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, nên lựa chọn các bộ môn, bài tập phù hợp với thể trạng cơ thể.

tránh vận động nặng khi bị tê đầu ngón tay

Khi bị tê đầu ngón tay cần tránh vận động nặng

Các bài thuốc dân gian

Người bệnh cũng có thể tìm và áp dụng một số bài thuốc Nam dễ tìm theo kinh nghiệm dân gian dưới đây để hỗ trợ giảm đau, khắc phục tình trạng tê đâu ngón tay rất hiệu quả:

  • Ngải cứu trắng

Ngải cứu là loại thuốc Nam, gia vị quen thuộc, có tính nóng ấm, thường được sử dụng điều trị các bệnh về xương khớp. 

Bạn có thể đun sôi một nắm ngải cứu và chút muối hột biển, cho nguội bớt rồi đổ ra chậu và ngâm trực tiếp tay, chân bị đau nhức, tê bì vào chậu cho đến khi chậu nước nguội đi. Hoặc bạn có thể thái nhỏ ngải cứu, và rang nóng trên chảo với chút muối, và bọc lại bàng túi chườm hoặc miếng vải mềm, sau đó chườm trực tiếp các lên vị trí đau, hỗn hợp này sẽ giúp mạch máu giãn nở và lưu thông tốt, ngăn ngừa và khắc phục hiệu quả tình trạng tê đầu ngón tay.

  • Lá lốt

Sử dụng lá lốt tươi hoặc lá lốt phơi khô, rửa sạch và đun sôi với 2 bát nước đến khi cô lại còn khoảng ½ bát. Cho ra bát, uống trước bữa ăn liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ giảm tình trạng tê đầu ngón tay hiệu quả.

Hoặc đơn giản giống như với ngải cứu, bạn đun hỗn hợp lá lốt, muối biển dùng ngâm tay chân cũng rất hiệu quả.

  • Cỏ Trinh nữ (cây xấu hổ)

Cỏ trinh nữ có tính hơi hàn, vị ngọt, là mộ vị thuốc Nam thường được sử dụng trong điều trị tê đầu ngón tay, tê bì chân tay.

Cách dùng cũng rất đơn giản, chỉ cần sắc 20 đến 30gr rễ cỏ trinh nữ khô sắc lấy nước uống mỗi ngày. Sau chùng 1 tháng bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

  • Gừng

Hỗn hợp nước đun muối và gừng dùng để ngâm chân cũng giúp mạch máu giãn nở, tăng cường lưu thông máu, giúp khi huyết lưu thông, đẩy tính hàn, làm ấm nóng các mạch máu,… không chỉ giúp khắc phục tình trạng tê đầu ngón tay tay mà còn giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn nếu thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ.

chữa tê đàu ngón tay tại nhà

Có rất nhiều cách chữa tê đầu ngón tay bạn có thể áp dụng tại nhà

Như đã đề cập ở trên, tê đầu ngón tay có thể là triệu chứng cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi gặp phải tinh trạng này, người bệnh không nên chủ quan, hãy đi thăm khám, chẩn đoán và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Và hãy thử áp dụng các cách chữa tê đầu ngón tay được chỉ dẫn ở trên để sớm thoát khỏi tình trạng bệnh, không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn nhé!

trac-nghiem-suc-khoe