Thoái hóa cột sống có chữa được không? Nguyên nhân gây thoái hóa thường gặp từ thoái quen!

Tình trạng thoái hóa cột sống liên quan đến việc mất dần cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống theo thời gian. Chúng thường do lão hóa gây ra, nhưng cũng có thể là kết quả của khối u, nhiễm trùng hoặc viêm khớp. Áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh do thoái hóa do thoát vị đĩa đệm.

tìm hiểu chung về bệnh thoái hóa cột sống
Tìm hiểu về bệnh lý xương khớp mãn tính. (Nguồn Internet)

1. Định nghĩa bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa, thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa được dùng để mô tả hiện tượng viêm xương khớp tại cột sống. Lúc này, vùng xương cột sống mất dần cấu trúc và vai trò của nó gây ra tình trạng đau đớn, khó chịu.  

Thoái hóa cột sống là một trong những căn bệnh xương khớp mãn tính, có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh thường bị thoái hoá cột sống cổ và lưng. Bởi cổ và lưng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh vận động quan trọng.

Nhiều người nghĩ rằng, thoái hóa cột sống chỉ phổ biến ở người trung niên và người lớn tuổi, nhưng theo số liệu thống kê hiện nay người trẻ mắc phải căn bệnh này chiếm tỉ lệ rất cao. Đặc biệt là những người thừa cân – béo phì; người có tiền sử chấn thương, viêm xương khớp; người có lối sống thụ động….

khái niệm bệnh thoái hóa cột sống
Khái niệm về bệnh lý. (Nguồn Internet)

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh lý nguy hiểm, tác động tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu để phát hiện và tiếp nhận điều trị kịp thời là việc nên làm. 

Có rất nhiều dấu hiệu bất thường của cơ thể phản ánh xương khớp bị thoái hóa. Việc nắm rõ những dấu hiệu này sẽ giúp bạn dễ dàng cảnh giác với tình trạng sức khỏe của mình tốt hơn.

2.1 Biểu hiện chung của bệnh thoái hóa cột sống

  • Cơn đau nhức ở vùng cơ lưng, cổ, vai gáy xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc mỗi khi di chuyển
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt, khó thở kèm theo co thắt dạ dày
  • Vùng cột sống đau âm ỉ
  • Tay, chân tê bì và không có sức
  • Một số trường hợp còn bị đau đầu, đau ở vai, thắt lưng, chóng mặt, mệt mỏi

2.2 Biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Dấu hiệu thường gặp nếu không may bị thoái hóa cột sống cổ là:

  • Cơn đau xuất hiện ở vùng gáy, sau đó lan xuống vai và cánh tay kèm theo hiện tượng tê bì
  • Khả năng cử động vùng cổ rất thấp; khó có thể cúi, ngửa hoặc xoay cổ
  • Người bệnh thường bị đau đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, giảm trí nhớ, mất ngủ
  • Trong một số trường hợp gai xương khởi phát sẽ chèn ép lên các dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác cứng vùng vai gáy, vùng cổ, nhất là vào mỗi buổi sáng khi thức dậy

2.3 Biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Người bệnh có thể nhận biết bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thông qua các triệu chứng dưới đây:

  • Cơn đau buốt xuất hiện ở vùng đốt sống lưng phía dưới, sau đó lan đến mông, hông, chân. Người bệnh thường bị đau nhiều vào ban đêm gây khó ngủ và suy nhược cơ thể. Tình trạng này có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng
  • Mỗi khi cúi cổ hay gập lưng cơn đau sẽ khởi phát
  • Tê cứng vùng cơ lưng vào mỗi buổi sáng thức dậy
triêu chứng của bệnh thoái hóa cột sống
Tổng hợp triệu chứng của bệnh. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa cột sống

Bên cạnh triệu chứng thì nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề: Vì sao bị thoái hoá cột sống? Theo các chuyên gia, có rất nhiều tác nhân dẫn đến bệnh lý xương khớp này, cụ thể: 

  • Tư thế sinh hoạt xấu: Thường xuyên nằm và ngồi một chỗ quá lâu; gập cổ; nằm kê gối quá cao; không vận động hoặc vận động sai cách…là những yếu tố khiến bệnh thoái hóa cột sống hình thành.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống không hợp lý cũng được xem là nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện. Cụ thể: bạn dung nạp quá nhiều thực phẩm gây hại hoặc không cung cấp những chất dinh dưỡng thiếu yếu cho xương như: canxi, magie, glucosamine, vitamin…Hiện nay tỉ lệ người trẻ bị thoái hóa cột sống do chế độ ăn uống thiếu khoa học rất phổ biến.
  • Tính chất công việc đặc thù: Những người thường xuyên làm việc văn phòng, thường xuyên mang vác vận dụng có trọng tải quá lớn, lao động sai tư thế….dần dần khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý làm cho cả cơ thể bị gập cong về phía trước. Từ đó gây ra một số bệnh lý xương khớp, trong đó có thoái hóa cột sống thắt lưng và gai cột sống.
  • Chấn thương: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh thoái hóa cột sống ở tuổi già.  Với những người từng bị chấn thương do tại nạn giao thông, chơi thể thao, trong quá trình lao động nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây biến chứng thoái hóa cột sống.
  • Thừa cân: Dư thừa cân nặng gây áp lực lên vị trí cột sống dẫn đến hiện tượng đau nhức và cơn đau xuất hiện mỗi khi di chuyển, vận động. Vì vậy, kiểm soát cân nặng tốt là biện pháp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến hệ thống xương khớp hiệu quả.
  • Giới tính: Theo mộ số nguồn tài liệu, nam giới mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ và lưng cao hơn nữ giới. Lý giải về điều này, các chuyên gia cho rằng do nam giới thường xuyên làm những công việc nặng nhọc như: bưng bê, khuân vác vật dụng nặng…khiến bộ phận xương khớp dễ bị tổn thương.
  • Hậu quả của một số bệnh lý: Với những người có bệnh sử thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm đa khớp…có nguy cơ bị thoái hóa cột sống cao hơn người bình thường. Chính vì thế, khi mắc một trong các bệnh lý này, người bệnh nên có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn để tránh nguy cơ thoái hóa.
nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống. (Nguồn Internet)

4. Thoái hóa cột sống nguy hiểm như thế nào?

Dù là nguyên nhân nào gây thoái hóa cột sống thì căn bệnh này cũng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không thăm khám và chữa trị bệnh ngay khi phát hiện ra các triệu chứng ban đầu.

Bệnh thoái hóa cột sống càng để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng sau: 

  • Tác động tiêu cực đến khả năng di chuyển: Khi bị thoái hóa cột sống, cụ thể là thoái hóa cột sống thắt lưng việc cử động, di chuyển của người bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn, chẳng hạn: mỗi khi đi, đứng đều bị đau nhức; tay chân tê cứng khó cử động…Dần dần gây ra tình trạng teo cơ, không có khả năng vận động, thậm chí là bị bại liệt hoàn toàn.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là bệnh lý xương khớp nguy hiểm xảy ra do bao xơ tại đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và gây áp lực lên hệ thống dây thần kinh. Căn bệnh này có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố thoái hóa cột sống và thường phát triển nhanh trong thời gian ngắn nếu không có biện pháp ngăn cản kịp thời.
  • Tiềm ẩn các bệnh lý xương khớp khác: Cột sống là bộ phận thiết yếu, chịu áp lực lớn trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Khi cột sống bị thoái hóa, những áp lực này sẽ phân tán lên hệ thống khung xương, tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý như hẹp cột sống, nguy hiểm hơn là dẫn đến tình trạng gù lưng.
  • Chèn ép dây thần kinh: Bệnh lý này kéo dài có thể gây chèn ép lên hệ thống dây thần kinh. Từ đó khiến cơn đau lan rộng theo hướng đi của dây thần kinh và nhiều vị trí khác. Ngoài ra, cơn đau nặng kèm theo cảm giác nóng, tê buốt tại vị trí bị chèn ép.
  • Gai cột sống xuất hiện: Một khi cột sống bị bào mòn và thoái hóa, cơ thể sẽ có xu hướng lắng đọng canxi tại các đốt sống. Hiện tượng này có thể hình thành các gai xương, chèn ép lên hệ thống dây thần kinh, các mô mềm và dây chằng xung quanh.
  • Một số biến chứng khác: Bên cạnh những biến chứng kể trên, người bệnh còn gặp một số vấn đề như teo cơ, cong vẹo cột sống, rối loạn khả năng bài tiết…

Nhằm hạn chế những biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để nhờ bác sĩ thăm khám. Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị hợp lý. Ngoài ra, bạn cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt xấu để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tiến triển nặng.

biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống
Biến chứng nguy hiểm của bệnh lý xương khớp. (Nguồn Internet)

5. Chẩn đoán thoái hóa cột sống bằng cách nào?

Căn bệnh mãn tính thoái hóa cột sống không thể tự khỏi hay có thể điều trị tại nhà, vì vậy ngay khi nhận thấy các triệu chứng điển hình của bệnh, bạn cần chủ động tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra để tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ phát triển của bệnh.

5.1 Thăm khám lâm sàng

Sau khi nắm được những thông tin thiết yếu như: tên tuổi, tính chất công việc, lối sống của bệnh nhân thông qua các dấu hiệu lâm sàng bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cung cấp thêm thông tin liên quan đến bệnh, bao gồm:

  • Cơn đau xuất hiện khi nào
  • Vị trí đau đớn
  • Mức độ đau
  • Khi di chuyển hay cử động có nghe âm thanh hay không

Ngay khi nhận được câu trả lời của người bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ nguyên nhân gây bệnh, mức độ đau nhức và hiện tượng thoái hóa.

5.2 Chẩn đoán cận lâm sàng

Để xác định chính xác mức độ thoái hóa và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng một số cách chẩn đoán dưới đây:

  • Chụp X-quang: Phương thức chẩn đoán phổ biến này có thể đánh giá về mức độ tổn thương cột sống và những vị trí xung quanh như: địa đệm, sụn khớp, vùng xương dưới sụn…
  • Chụp MRI: Đây là một trong những cách chẩn đoán cho hình ảnh rõ nét, chi tiết. Căn cứ vào hình ảnh, bác sĩ có thể nhìn thấy rõ khu vực bị thoái hóa, mức độ tiến triển của bệnh và những biến chứng tiềm ẩn. 
  • Xét nghiệm máu: Biện pháp này được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ thoái hóa cột sống với các bệnh lý xương khớp khác.
cách chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống
Cách chẩn đoán bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

6. Phác đồ điều trị bệnh thoái hóa cột sống

Điều trị có thể bao gồm liệu pháp vận động, vật lý trị liệu hoặc cả hai, các bài tập đặc biệt, thuốc, giảm cân và phẫu thuật. Các lựa chọn y tế bao gồm tiêm steroid vào các khớp bên cạnh đĩa đệm bị tổn thương và gây tê cục bộ. Chúng được gọi là các mũi tiêm khớp.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ y học, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống.

Dưới đây là những phương pháp chữa trị bệnh lý này hiệu quả nhất. 

6.1 Điều trị nội khoa

Thuốc Tây là cách chữa bệnh nội khoa hiệu quả, ít tốn kém chi phí được người bệnh sử dụng phổ biến để đẩy lùi căn bệnh phiền toái thoái hóa cột sống.

Một số loại thuốc như: thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid, Paracetamol và một số loại thuốc hỗ trợ như: Glucosamine Sulfate, tiêm corticoid tại chỗ có khả năng xoa dịu cơn đau nhức tạm thời chứ không có khả năng phục các cấu trúc cột sống đã bị thoái hóa. 

Trên thực tế, không ít bệnh nhân mong muốn nhanh khỏi bệnh đã sử dụng thuốc quá liều gây hậu quả nghiêm trọng đến gân, thận, nguy cơ chảy máu dạ dày rất cao. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng thuốc để hạn chế những biến chứng khó lường.

6.2 Vật lý trị liệu

Đây cũng là cách chữa thoái hoá cột sống lưng mang lại hiệu quả cao. Một số bài tập vật lý có khả năng kéo giãn cột sống, phục hồi các tổn thương ở đốt sống giúp hệ thống xương khớp trở nên dẻo dai, linh hoạt. Không chỉ vậy, tập luyện đều đặn, thường xuyên cũng là phương pháp giúp người bệnh có tinh thần minh mẩn, cảm thấy khỏe và tươi tắn hơn.

Lưu ý: Trước khi tập luyện, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để họ tư vấn các bài tập phù hợp với bản thân và tình trạng bệnh, đồng thời hạn chế gây áp lực lên cột sống khiến bệnh trở nên nặng nề hơn khiến cơn đau kéo dài nghiêm trọng.

6.3 Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật được chỉ định khi người bệnh bị thoái hóa cột sống không thể điều trị bằng các phương pháp trên. Điều trị thoái hoá cột sống bằng phương pháp ngoại khoa có khả năng chấm dứt các triệu chứng nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro như: nhiễm trùng, rối loạn đông máu, buồn nôn, đau họng, ớn lạnh hoặc khô miệng…Vì thế, trước khi quyết định phẫu thuật, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh bị sốc sau khi tiểu phẫu.

phương pháp điều trị thoái hóa cột sống
Phương pháp điều trị bệnh hiện nay. (Nguồn Internet)

7. Bị thoái hóa cột sống nên ăn và uống gì?

Bệnh thoái hóa cột sống còn mang đến cho người bệnh nhiều lo lắng như: thoái hóa cột sống ăn gì, uống gì? Những thắc mắc này cũng dễ hiểu bởi vì thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp.

7.1 Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh là yếu tố quan trọng để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh nên bổ sung một số loại thực phẩm có lợi vào thực đơn hàng ngày hoặc hạn chế những loại thực phẩm nguy cơ khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.

Sau đây là top 6 thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa cột sống.

Rau xanh

Theo nghiên cứu, rau xanh là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng vitamin K dồi dào rất tốt cho cơ thể, bất kỳ ai cũng cần dung nạp. Không ít nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng đáng kể của rau xanh trong việc bảo vệ cơ thể khỏi chứng viêm, thoái hóa, loãng xương. Các loại rau mà người bệnh cần bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày là: cải xoăn, bắp cải, rau bina…

Ngũ cốc

Ngũ cốc bao gồm: yến mạch, hạt diêm mạch, quả óc chó, các loại đậu, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất khổng lồ có khả năng giảm đau và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: tiểu đường, bệnh tim, ung thư…Người bệnh nên dung nạp vào cơ thể một lượng ngũ cốc vừa đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Cá béo

Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì thì cá béo là sự lựa chọn tuyệt vời. Cá béo gồm: cá hồi, cá ngừ, cá mồi, cá cơm, cá thu chứa hàm lượng chất omega 3 và nhiều loại vitamin D, B12 rất tốt cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ cho sự phục hồi của hệ cơ xương khớp bị tổn thương. Người bệnh có thể chế biến các loại cá này thành các món ăn ngon và bổ sung cá 3 lần/tuần là hợp lý.

Đậu nành

Nếu bạn đang lăn tăn bị thoái hóa cột sống nên ăn gì thì đậu nành là thực phẩm cần bổ sung. Trong đậu nành không chỉ chứa canxi mà còn có hoạt chất Genistein có khả năng chống loãng xương và hỗ trợ xương khớp khỏe khoắn mỗi ngày. Đậu nành có thể chế biến thành nhiều dạng khác nhau như: đậu hũ, đậu phụ, sữa đậu nành.

Sữa và một số chế phẩm từ sữa

Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng hay cột sống cổ đều có thể dung nạp sữa và các chế phẩm từ sữa. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra được rằng, trong sữa có chứa 30% canxi hữu ích cho cơ thể. Người bệnh có thể uống một ly sữa mỗi ngày để giúp xương khớp chắc khỏe và chống lại những căn bệnh nguy hiểm.

Các loại nấm

Nấm có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, tim mạch và ung thư phổ biến ở người cao tuổi. Trong các loại nấm thì nấm hương được xem là loại nấm tốt nhất có khả năng chống viêm, giảm tê cứng tay chân và hạn chế tình trạng suy nhược cơ thể cũng như tăng cường miễn dịch rất tốt.

Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung thì nhiều người cũng lăn tăn: Bị bệnh xương khớp, đặc biệt là thoái hóa và gai cột sống kiêng ăn gì

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ hay thực phẩm chứa nhiều chất đạm đều không tốt cho sức khỏe xương khớp. Nếu tiêu thụ chúng vào cơ thể sẽ kích thích gây viêm, khiến các triệu chứng đau nhức, sưng tấy thêm trầm trọng. Do đó, muốn có một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe ổn định, hệ thống xương khớp chắc khỏe bạn nên hạn chế các thực phẩm này.

bị thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp. (Nguồn Internet)

7.2 Bị thoái hóa cột sống uống gì?

Ngoài nước lọc cung cấp vào cơ thể mỗi ngày thì người bị thoái hóa cột sống nên cung cấp các loại nước dưới đây:

Nước ép dứa

Thoái hóa cột sống nên uống gì thì nước ép dứa là gợi ý hay dành cho bạn. Loại nước ép này có tác dụng giảm sưng, viêm và điều chỉnh các chất định giải trong những mô của cơ thể. Dứa có chứa một lượng vitamin, khoáng chất, kali, magie đáng kể có khả năng làm cho cơ thể tuôn ra chất lỏng độc hại để giảm sưng viêm trong các mô.

Nước trà xanh

Trà xanh là một thức uống quen thuộc rất tốt cho cơ thể tổng thể, có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả. Vì vậy, trà xanh và các chế phẩm đồ uống từ trà xanh hỗ trợ rất nhiều cho người mắc bệnh xương khớp nói chung, thoái hóa cột sống và gai cột sống nói riêng.

Nước ép hành tây

Loại nước ép này tuy khó uống nhưng mang đến nhiều lợi ích cho người mắc bệnh thoái hóa cột sống. Nếu bạn uống 2 ly hành tây mỗi tuần không chỉ có tính lợi tiểu mà chất lưu huỳnh trong hành tây có thể thúc đẩy chống oxy hóa của cơ thể.

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành là sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn băn khoăn bị thoái hóa cột sống nên uống gì. Như chúng tôi đề cập ở trên, sữa chứa một lượng canxi dồi dào rất hữu ích việc nuôi dưỡng và bảo vệ sương khớp. Bạn có thể uống 3 – 4 ly sữa đậu nành/tuần để củng cố hệ thống xương khớp đang dần bị bào mòn theo thời gian.

thức uống dành cho người bị thoái hóa cột sống
Những thức uống tốt người bệnh cần bổ sung. (Nguồn Internet)

8. Biện pháp phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả

Mục đích chung của cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống là tập trung vào việc ngăn chặn những tác nhân khiến bệnh phát sinh. 

“Bỏ túi” những biện pháp dưới đây bạn sẽ tránh được căn bệnh rắc rối này.

  • Tư thế sinh hoạt đúng: Đứng dậy vận động nhẹ nhàng sau 1h đồng hồ ngồi một chỗ; không đứng một chỗ quá lâu; không mang vác vật dụng nặng…Nhất là nhân viên văn phòng nên tập thể dục nhẹ từ 5 – 10 phút/1h đồng hồ đứng hoặc ngồi nhằm tránh tình trạng mỏi, đau nhức ở cột sống cổ và thắt lưng.
  • Ăn uống khoa học: Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chẳng hạn như: sữa, cá béo, rau xanh, trà xanh; tránh xa thực phẩm và thức uống gây hại như: rượu, bia, thuốc lá và tình trạng stress kéo dài để ngăn ngừa bệnh lý nguy hiểm này.
  • Tập luyện thể dục đều đặn: Thể dục thể thao không chỉ rèn luyện sức khỏe mà còn tăng cường sức mạnh cho cơ thể. Bạn nên tập luyện các bộ môn nhẹ nhàng và ít xảy ra chấn thương như: dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội, yoga…

Chi tiết cách tập luyện tại: Bị thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào cho đúng cách?

  • Tránh tình trạng tăng cân: Tránh thừa cân, béo phì là cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả nhất. Bởi vì, trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lên cột sống khiến cột sống bị tổn thương. Vì vậy nếu cơ thể tăng cân, bạn nên tìm cách kiểm soát ngay.
  • Uống nhiều nước lọc: Mỗi ngày 1,5 – 2 lít nước là hợp lý để duy trì sức sống cơ thể, đồng thời tiết dịch bôi trơn để xương khớp vận động trơn tru.
  • Tránh mang vác nặng: Với những người thường xuyên làm việc tay chân nên nâng, bưng bê vật dụng đúng tư thế, tránh các tổn thương cột sống.
biện pháp phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống
Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

Như vậy, nội dung bài viết mà Diễm Châu chia sẻ trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống. Nếu độc giả còn thắc mắc hay muốn tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý xương khớp nói chung và thoái hóa cột sống nói riêng thì hãy gửi tin nhắn cho chúng tôi nhé! Xin cảm ơn và chúc các bạn sức khỏe.

trac-nghiem-suc-khoe