Hiểu trọn vẹn về bệnh viêm đa khớp và cách chữa trị hiện nay

Viêm đa khớp là căn bệnh xương khớp không hề xa lạ đối với tất cả chúng ta. Thế nhưng nhiều người còn khá mơ hồ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh. Hiểu được điều này, hôm nay Diễm Châu sẽ gửi đến bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến bệnh viêm đa khớp để bạn hiểu trọn vẹn về bệnh lý này cũng như cách ngăn ngừa bệnh kịp thời, hiệu quả.

tổng quan về bệnh lý viêm đa khớp
Tổng quan về bệnh lý viêm đa khớp. (Nguồn Internet)

1. Viêm đa khớp là gì?

Viêm đa khớp là gì? Đây là câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm và mong muốn có câu trả lời thỏa đáng. Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, viêm đa khớp là hiện tượng viêm, sưng, đau ở nhiều khớp trên cơ thể (thông thường 4 ngón trở lên). Bệnh thường xảy ra ở những khớp nhỏ như: khớp khuỷu, khớp vai, khớp đầu gối, khớp bàn tay, khớp cổ tay…

Đọc thêm về: Viêm quanh khớp vai: Khái quát nguyên nhân, cách điều trị

Ai cũng có nguy cơ bị viêm đa khớp nhưng nhóm đối tượng: người trung niên, người cao tuổi, đặc biệt là tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Không may mắc phải căn bệnh phiền toái này, người bệnh phải “sống chung” với những cơn đau đớn dữ dội, không thể cử động khớp gây trở ngại lớn đến chất lượng cuộc sống và làm giảm hiệu suất công việc.

khái niệm bệnh viêm đa khớp
Khái niệm bệnh lý. (Nguồn Internet)

2. Triệu chứng nhận biết bệnh viêm đa khớp?

Triệu chứng của bệnh viêm đa khớp tương đối giống với những căn bệnh xương khớp khác, đặc biệt là bệnh viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu đặc trưng của từng giai đoạn, cụ thể như sau:

2.1 Giai đoạn đầu

  • Các khớp bị đau đớn, tình trạng đau đớn sẽ dữ dội hơn khi vận động hoặc di chuyển quá nhiều.
  • Cứng khớp, khó khăn trong việc cử động khớp vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy.
  • Các khớp sưng tấy, nóng rát.
  • Ở giai đoạn này, một số trường hợp còn bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, sụt cân, toát mồ hôi nhiều và tê các đầu chi…Hiện tượng này sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn nặng (nếu không kịp thời chữa trị).

2.2 Giai đoạn nặng

  • Các khớp ngón tay, bàn tay, gối, cổ chân, vai…bị viêm, sưng to, đau nhức. Những khớp này thường có khuynh hướng đau đối xứng hai bên, khớp này bị đau kéo theo khớp kia.
  • Những vùng da xung quanh khớp sẽ có màu đỏ hoặc hồng nhạt.

2.3 Một số triệu chứng khác

  • Mụn đỏ xuất hiện trên vùng da khớp bị tổn thương nhưng không gây đau.
  • Đau tim.
  • Đỏ mắt hoặc đau mắt (trường hợp này chiếm khoảng 5%).

Viêm đa khớp nằm trong top căn bệnh xương khớp nguy hiểm, vì vậy khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc này sẽ nâng cao hiệu quả chữa trị và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hại đến sức khỏe.

triệu chứng của bệnh viêm đa khớp
Một số triệu chứng điển hình của bệnh. (Nguồn Internet)

3. Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm đa khớp?

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, viêm đa khớp có thể phát sinh từ nhiều yếu tố. Có thể điểm một số tác nhân chính gây bệnh như sau:

  • Giới tính: Như chúng tôi đề cập sơ lược ở trên, nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh viêm đa khớp cao hơn nam giới. Cụ thể: Nữ giới chiếm 70 – 80% tỉ lệ mắc bệnh, chủ yếu là đối tượng trên 30 tuổi.
  • Di truyền: Nhiều chuyên gia y khoa cho biết, trong gia đình có người mắc bệnh viêm đa khớp thì các thành viên còn lại có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Tuổi tác: Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên người ở độ tuổi trung niên (40 – 60 tuổi) thường gặp phải căn bệnh này.
  • Thừa cân – béo phì: Thừa cân chính là một trong những tác nhân gây bệnh viêm đa khớp. Lý giải điều này, các bác sĩ cho rằng, trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lên các khớp gây đau nhức, sưng viêm.
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích: Việc thường xuyên sử dụng chất kích thích, nhất là rượu, bia, thuốc không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể mà còn tổn thương đến hệ thống xương khớp.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh tự miễn liên quan đến viêm đa khớp có thể kể đến như: bệnh viêm khớp Juvenile, bệnh gout, viêm khớp phản ứng, viêm khớp do vảy nến, viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh các căn bệnh này thì viêm đa khớp khởi phát có thể là do: viêm mạch máu, viêm khớp tế bào; các bệnh lý liên quan đến nội tiết; nhiễm trùng parvovirus, virus viêm gan…
nguyên nhân chính gây viêm đa khớp
Nguyên nhân chính gây bệnh. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Bệnh gout: Triệu chứng, tác nhân, cách chẩn đoán và chữa bệnh

4. Viêm đa khớp có nguy hiểm không?

Viêm đa khớp có nguy hiểm không? Trong các bệnh liên quan đến hệ thống xương khớp, viêm đa khớp được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm. Nếu ủ bệnh trong thời gian dài, bệnh sẽ tiến triển nặng theo thời gian. Dần dần gây ra những biến chứng nguy hiểm như: dính khớp, teo cơ, các khớp biến dạng, gây đau nhức dữ dội, làm mất đi tính thẩm mỹ, thậm chí gây tàn phế vĩnh viễn.

Chưa dừng lại ở đó, cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh suy nhược cơ thể, mệt mỏi và sụt cân. Nghiêm trọng hơn, căn bệnh này còn tác động tiêu cực đến các bộ phận khác như: tim, phổi…Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, có đến 30% trường hợp viêm đa khớp mắc phải các bệnh lý liên quan đến tim và phổi, cụ thể là: ho mãn tính, suy tim…

Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế đảm bảo uy tín để điều trị bệnh ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu. 

viêm đa khớp là bệnh lý nguy hiểm
Đây là căn bệnh xương khớp nguy hiểm. (Nguồn Internet)

5. Những cách điều trị viêm đa khớp hiện nay

Điều trị bệnh viêm đa khớp sớm là việc làm cần thiết. Bởi vì, với những trường hợp phát hiện sớm, tỉ lệ chữa bệnh thành công rất cao. Ngược lại, nếu điều trị chậm trễ, bệnh sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, đồng thời tiêu hao nhiều thời gian và chi phí.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp hiện nay có thể kể đến như sau:

5.1 Điều trị nội khoa

Viêm đa khớp uống thuốc gì? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người mắc phải căn bệnh này đang trong quá trình tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất. Dưới đây là một số loại thuốc được chuyên gia và người tiêu dùng đánh giá cao, bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc giảm đau: Loại thuốc giảm đau, kháng viêm quen thuộc như: Paracetamol có khả năng giảm đau và giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng.
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: Các loại thuốc như: Ibuprofen, Naproxen và Diclofenac…có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng đau nhức gây ra bởi các tác nhân liên quan đến sụn khớp.
  • Thuốc sinh học: Loại thuốc này được chỉ định trong điều trị các bệnh lý xương khớp, điển hình là bệnh viêm đa khớp. Thuốc có vai trò điều chỉnh hệ thống miễn dịch giúp giảm sưng, viêm.
  • Thuốc chống thấp khớp: Methotrexate là loại thuốc chống viêm đa khớp hữu hiệu được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng.
  • Thuốc Corticosteroid: Loại thuốc này có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp, đồng thời kiềm hãm tình trạng viêm và giảm đau nhanh chóng.
  • Thuốc Glucosamin: Viêm đa khớp uống thuốc gì? thì Glucosamin là sự lựa chọn hoàn hảo. Đây là một trong những sản phẩm được xem là “bảo bối” dành cho người mắc bệnh viêm đa khớp. Bởi loại sản phẩm này có nhiều lợi ích tuyệt vời như: cung cấp Glucosamine cho các mô sụn khớp; thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp; hạn chế tối đa tình trạng đau và kích thích xương khớp hoạt động trở lại.

Lưu ý: Người bệnh nên sử dụng thuốc đúng thời gian và liều lượng mà dược sĩ, bác sĩ hướng dẫn. Không nên lạm dụng thuốc nhằm tránh tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

điều trị viêm đa khớp bằng thuốc Tây y
Điều trị bằng thuốc. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Glucosamine là gì? Công dụng, liều dùng và cách sử dụng hiệu quả

5.2 Điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp bệnh tiến triển nặng, bác sĩ có thể cân nhắc và áp dụng phương pháp mổ. Phương pháp này có khả năng chữa trị bệnh viêm đa khớp hiệu quả, khắc phục tình trạng đau đớn do bệnh gây ra nhưng tiềm ẩn không ít rủi ro. 

Một số phẫu thuật viêm đa khớp bao gồm:

  • Loại bỏ màng hoạt dịch bị sưng, viêm đặc biệt là các cổ tay, ngón tay và bàn tay.
  • Thay thế các khớp, đồng thời loại bỏ các khớp hư hỏng nặng để thay thế bằng các khớp nhân tạo.
  • Hợp nhất khớp: Một số khớp nhỏ như: khớp mắt cá chân, ngón tay, cổ tay…bác sĩ sẽ loại bỏ hai đầu xương trong ổ khớp và kết nối chúng với nhau cho đến khi hai đầu xương lành lại như ban đầu.

Ngoài các phương pháp trên thì các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các chuyên gia vậy lý cũng có khả năng chống tình trạng đau nhức, teo cơ, dính khớp. 

Nhiều bệnh nhân lo lắng viêm đa khớp có chữa được không? Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay có rất nhiều cách điều trị bệnh viêm đa khớp mang lại kết quả tốt. Tuy nhiên không thể chữa bệnh khỏi hẳn mà chỉ có thể làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng.

điều trị viêm đa khớp bằng phương pháp mổ
Điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật. (Nguồn Internet)

6. Chế độ ăn uống dành cho người bị viêm đa khớp

Người mắc bệnh xương khớp nói chung và bị viêm đa khớp nói riêng cần cẩn trọng trong chế độ ăn uống để hạn chế tối đa các triệu chứng của bệnh tiến triển đột ngột. Theo đó, người mắc phải bệnh lý này nên dung nạp và cần tránh các loại thực phẩm sau:

6.1 Người bị viêm đa khớp nên ăn gì?

6.1.1 Thực phẩm chứa omega-3

Thực phẩm giàu omega -3 có kể thể là cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ…rất tốt cho người mắc bệnh viêm đa khớp. Bởi chúng là một loại dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa rất tốt. Người bệnh nên cố gắng bổ sung loại dưỡng chất này ít nhất 2 lần/tuần.

6.1.2 Trái cây tươi

Người bị viêm đa khớp nên ăn các loại trái cây tươi, đặc biệt ưu tiên cam, chanh, bưởi… Trong chúng có chứa một lượng vitamin C khổng lồ giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó góp phần kiểm soát và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Bên cạnh đó, quả việt quất, mâm xôi, cherry có chứa chất Anthocyanin – Đây là một chất oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm khởi phát. 

6.1.3 Nhà họ đậu

Người bị viêm đa khớp ăn gì thì nhà họ đậu (đậu đỏ, đậu pinto, đậu thận) là câu trả lời cho câu hỏi này. Với hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu có tác dụng làm giảm nồng độ protein phản ứng C, đồng thời cảnh báo hiện tượng viêm của cơ thể. Không chỉ vậy, đậu còn cung cấp một lượng lớn protein giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp. 

6.1.4 Một số loại rau

Một số loại rau như: rau cải xoăn, cải ngọt, súp lơ xanh, cải brussels, cải bó xôi có chứa một lượng lớn vitamin A,C,K. Chúng là những hoạt chất chống oxy hóa có thể chặn đứng tác động xấu của các gốc tự do lên cơ thể. Ngoài ra, các loại rau này rất giàu canxi giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.

6.1.5 Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là gợi ý hay dành cho người bị viêm đa khớp. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, ngũ cốc nguyên hạt tạo cho người ăn cảm giác no lâu với hàm lượng chất xơ đáng kể, từ đó hỗ trợ kiểm soát chứng thèm ăn. Chính điều này giúp người bệnh duy trì cân nặng ở mức ổn định, hạn chế tình trạng thừa cân khiến các khớp bị chèn ép.

viêm đa khớp nên ăn gì
Một số thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

6.2 Người bị viêm đa khớp kiêng ăn gì?

Ngoài những thực phẩm cần tiêu thụ thì người bị viêm đa khớp kiêng ăn gì? 

6.2.1 Thực phẩm nhiều muối

Theo các bác sĩ chuyên gia, nhằm hỗ trợ quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ, các khớp tổn thương nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần kiêng các thực phẩm chứa nhiều muối. Tốt nhất là người bệnh nên ăn nhạt, đồng thời hạn chế dung nạp thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm cay nóng…Bởi chúng khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển nhanh hơn. Chưa hết, nếu người bệnh dung nạp chúng quá mức sẽ gây các bệnh liên quan đến tim mạch, thận, huyết áp và các bệnh xương khớp nguy hiểm.

6.2.2 Nội tạng động vật

Vẫn biết nội tạng động vật chứa một lượng dinh dưỡng, chất khoáng, vitamin dồi dào nhưng không tốt cho người đang trong quá trình điều trị bệnh viêm đa khớp. Vì trong nội tạng có chứa chất Cholesterol. Loại chất này có thể gây rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch và nguyên nhân khiến các bệnh lý liên quan hình thành. 

6.2.3 Thực phẩm nhiều đường

Nếu bạn đang lăn tăn không biết bị viêm đa khớp kiêng ăn gì thì thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo,…nằm trong danh sách cần hạn chế. Các đồ ăn vặt nhiều đường này khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn và cản trở quá trình điều trị bệnh.

6.2.4 Thực phẩm chứa chất béo

Thực phẩm nhiều chất béo như: xúc xích, lạp xưởng, mỡ động vật…đều khiến các triệu chứng sưng viêm, đau nhức của bệnh viêm đa khớp trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, người bệnh càng ít sử dụng càng tốt.

6.2.5 Nguồn đạm động vật

Nguồn đạm động vật rất tốt cho người có sức khỏe ổn định nhưng hoàn toàn không tốt cho người đang mắc bệnh xương khớp, nhất là bệnh viêm đa khớp. Bởi nguồn thực phẩm này có nguy cơ khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn, tình trạng sưng viêm cũng trở nên trầm trọng. Do đó, người bệnh cần hạn chế: hải sản, thịt nạc, gia cầm, măng tây…

6.2.6 Chất kích thích

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, chất kích thích và đồ uống có cồn là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh phát sinh. Vì vậy, người mắc phải căn bệnh rắc rối này không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá…Chúng sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn.

viêm đa khớp nên kiêng gì
Thực phẩm người bệnh cần tránh. (Nguồn Internet)

7. Mách bạn cách phòng ngừa bệnh viêm đa khớp hiệu quả

Mục đích chung của các biện pháp ngăn chặn bệnh viêm đa cấp là tập trung phòng tránh ngay từ đầu những yếu tố khiến bệnh phát sinh. Cụ thể:

  • Tập luyện thể dục chăm chỉ, đúng cách: Tập luyện thể dục thể thao không chỉ tốt cho hệ thống tim mạch mà còn tốt cho cả hệ miễn dịch và hệ cơ xương khớp. Song, người bệnh cần tập luyện chăm chỉ, đúng cách, tránh thực hiện một động tác nhiều lần và tham gia những bộ môn thể thao mạnh không phù hợp với thể trạng. Cách tốt nhất là bạn nên tham gia các bộ môn đơn giản nhưng hữu ích như: bơi lội, đi bộ, yoga…
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định: Thừa cân hay cân nặng vượt quá mức sẽ gây áp lực lên xương khớp gây ra tình trạng đau nhức, sưng viêm. Chính vì vậy, người bệnh cần duy trì cân nặng ở mức ổn định, ăn uống điều độ để cơ thể khỏe mạnh.
  • Hạn chế chấn thương: Người bệnh cần hạn chế khả năng chấn thương của khớp. Trong những trường hợp không may gặp phải chấn thương cần xử lý kịp thời và dứt điểm. Bởi nếu chấn thương kéo dài sẽ tạo điều  kiện thuận lợi cho virus xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.
  • Thiết lập chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên dung nạp những thực phẩm tốt (giàu vitamin C, E canxi…) cho hệ xương khớp, ngăn ngừa lão hóa, thoái hóa xương…giúp xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung về xương khớp nói riêng, chẳng hạn như: thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hòa, thực phẩm nhiều muối, chất bảo quản, phẩm màu…
  • Tránh tiếp xúc với không khí lạnh hoặc ẩm thấp: Một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp là do cơ thể thường xuyên tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, nhiễm khuẩn. Cho nên, người bệnh cần giữ ấm cơ thể và hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh. 
những cách phòng tránh bệnh viêm đa khớp
Tập luyện thể dục đều đặn cũng là cách phòng tránh bệnh. (Nguồn Internet)

Trên thực tế, những cách ngăn ngừa bệnh viêm đa khớp chủ yếu xoay quanh việc tập luyện, chế độ ăn uống và thận trọng trong quá trình sinh hoạt. Chính vì thế, phần lớn mọi người không gặp trở ngại gì khi thực hiện các phương pháp trên.

Việc nắm được những thông tin thiết yếu liên quan đến bệnh viêm đa khớp như: nguyên nhân, các triệu chứng điển hình và cách điều trị sẽ giúp bạn chủ động hơn nếu bản thân hoặc người thân xui rủi mắc bệnh.

Có thể Bạn quan tâm:

Viêm khớp cổ chân: triệu chứng và các lưu ý trong điều trị

Viêm khớp cổ tay sau sinh – Những lưu ý quan trọng cho Mẹ

Viêm khớp dạng thấp và cách đẩy lùi bệnh từ các dấu hiệu ban đầu

Tổng hợp bệnh thoái hóa khớp và cách điều trị không phẫu thuật

trac-nghiem-suc-khoe