Viêm khớp cổ tay sau sinh có nguy hiểm không & Cách điều trị tại nhà

Viêm khớp cổ tay sau sinh là tình trạng các bà mẹ mới sinh có thể bị đau nhức cổ tay khi vận động, cầm nắm. Điều này là do tay họ phải chịu thêm áp lực khi nâng và bế con. Cơn đau là do sự kích thích của lớp bọc xung quanh gân đến ngón tay cái của bạn.

Viêm khớp cổ tay sau sinh là bệnh lý phổ biến trong đời sống, gây ra nhiều cơn đau nhức dữ dội. Tình trạng này có diễn biến phức tạp và cần điều trị phòng các biến chứng. Các mẹ bỉm sữa hãy theo dõi bài viết để biết về cách điều trị dứt điểm. 

1. Viêm khớp cổ tay sau sinh là gì? 

Viêm khớp cổ tay sau sinh là tình trạng các khớp cổ tay gặp phải tổn thương. Mẹ bỉm sữa thường xuyên cảm thấy cơn đau nhức khi hoạt động và cầm nắm mọi vật. Ngoài ra, khi vận động mạnh, khớp cổ tay thường có tiếng lục cục. Cơn đau thường có mức độ nặng hơn vào ban đêm, mùa đông, thời điểm giao mùa hoặc khi người bệnh tiếp xúc với nước lạnh. 

viem-khop-co-tay-sau-sinh-1
Viêm khớp cổ tay sau sinh là bệnh lý thường gặp 

Chuyên gia y tế cảnh báo, sau sinh bị đau nhức xương khớp kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống của mẹ bỉm sữa. Đặc biệt hơn, nếu bệnh không được chữa trị dứt điểm có thể gây ra một số biến chứng như: 

  • Thoái hóa khớp cổ tay
  • Hội chứng ống cổ tay
  • Viêm khớp cổ tay mãn tính
  • Thấp khớp
  • Có thể dẫn đến liệt chi trên

Để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, người bệnh nên nắm rõ thông tin về triệu chứng. Từ đó nhận biết và thăm khám nhanh chóng.

Đọc thêm về biến chứng Đau khớp cổ tay: https://diemchau.net/dau-khop-co-tay-nguyen-nhan-phuong-phap-dieu-tri/

2. Triệu chứng viêm khớp cổ tay sau sinh ở từng giai đoạn 

Viêm khớp cổ tay hay bị đau cổ tay sau khi sinh sau sinh được chia làm 3 giai đoạn chính. Tùy vào từng thời điểm và thể trạng cơ thể, dấu hiệu bệnh sẽ xuất hiện khác nhau. Người bệnh nên ghi nhớ những thông tin sau: 

  • Viêm khớp nhẹ: Thời điểm này, bệnh lý chưa có triệu chứng rõ ràng. Bởi lẽ, những tổn thương chỉ mới xuất hiện và nằm sâu bên trong ổ khớp. Người bệnh thường cảm nhận được cơn đau nhức vào sáng sớm, kèm theo hiện tượng cứng cổ tay. Cơn đau có thể thuyên giảm nhanh, nhưng sẽ trở lại vào buổi tối.
  • Viêm khớp vừa: Người bệnh cảm giác như có kim châm chích ở các đầu ngón tay. Sau đó lan rộng ra bàn tay và khớp tay. Biểu hiện này thường xuất hiện gián đoạn trong ngày. Cảm giác nhức và buốt trong ngày khiến mẹ bỉm sữa khó khăn khi chơi với con hoặc làm việc nhà.
  • Viêm khớp nặng: Lúc này bệnh có thể diễn ra biến chứng bất cứ lúc nào. Cổ tay thường có dấu hiệu sưng, phù nề, tấy đỏ. Tay không có lực cầm nắm, có thể xuất hiện biến chứng liệt chi trên.

3. Nguyên nhân viêm khớp cổ tay sau sinh 

Đau khớp cổ tay sau khi sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố gây ra cơn đau khớp cổ tay bao gồm:

  • Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể: Sau khi sinh cơ thể phụ nữ thường xuất hiện một số dấu hiệu rối loạn nội tiết tố. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương và mẹ bỉm sữa có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Ngoài ra, nội tiết tố còn gây nên tình trạng da khô, rụng tóc, sạm da ở phụ nữ sau sinh.
viem-khop-co-tay-sau-sinh-2
Rối loạn nội tiết tố không chỉ gây viêm khớp mà còn ảnh hưởng đến cơ thể phụ nữ
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Sau khi sinh con, đặc biệt là ở những tháng đầu, mẹ bỉm sữa thường phải kiêng khem một số loại thực phẩm. Từ đó dẫn đến hệ lụy thiếu chất, làm giảm tiết dịch nhầy ở các khớp, gây khô và tổn thương sụn khớp. Người bệnh nên bổ sung đa dạng thực phẩm để phòng tránh bệnh.
  • Vận động nặng thường xuyên: Bên cạnh việc chăm sóc trẻ nhỏ, đa số mẹ bỉm sữa còn làm rất nhiều công việc nhà. Vì vậy, bàn tay họ hoạt động với tần suất cao, không có thời gian nghỉ ngơi, kể cả ban đêm. Đây là lí do phổ biến nhất dẫn đến đau khớp cổ tay sau khi sinh.
  • Chấn thương: Phụ nữ sau khi sinh thường phải di chuyển nhiều và có phần vội vàng. Vì vậy, việc vấp ngã hay va chạm với đồ đạc trong nhà là điều thường xảy ra. Khi này cánh tay thường đỡ những lực nặng, có thể gây nứt và gãy cổ tay.
  • Các bệnh lý về xương khớp: Loãng xương, thấp khớp, gout,…có thể là một số nguyên nhân gây bệnh ít gặp.

4. Một số phương pháp điều trị viêm khớp cổ tay sau sinh 

Điều trị viêm khớp cổ tay sau sinh là điều mẹ bỉm sữa nên làm ngay lập tức để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Hiện nay có 3 phương pháp chữa bệnh phổ biến: 

  • Thảo dược dân gian
  • Uống thuốc tân dược
  • Áp dụng lý thuốc YHCT

4.1. Bài thuốc dân gian 

Điều trị bệnh viêm khớp cổ tay sau sinh bằng thuốc dân gian là phương pháp được nhiều bà mẹ lựa chọn. Bởi lẽ, cách chữa bệnh này rất tiện lợi, có thể thực hiện ngay tại nhà. Đặc biệt hơn, các bài thuốc có nguyên liệu dễ tìm kiếm, công thức đơn giản, chi phí thấp.

Một số bài thuốc giúp giảm đau khớp cổ tay sau khi sinh người bệnh nên tham khảo: 

  • Trà lá lốt: Loại lá này có khả năng chống viêm, giảm đau hiệu quả. Người bệnh nên sử dụng lá lốt khô, sau đó hãm với nước sôi, dùng thay nước uống mỗi ngày.
  • Rượu gừng: Loại gia vị này có sẵn trong bếp mỗi nhà. Gừng có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm sưng, hạn chế cơn đau. Bạn nên xay nhuyễn gừng và ngâm với rượu. Sau 1 tuần có thể sử dụng để xoa bóp.
  • Đậu xanh và móng giò: Đây được biết đến là món ăn lợi sữa. Tuy nhiên, hai loại thực phẩm này còn cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và canxi giúp người bệnh phòng chống đau xương khớp.

4.2. Sử dụng thuốc Tây

Một số thuốc đặc trị thường được bác sĩ chỉ định có thể kể đến như: 

  • Thuốc chống viêm không chứa Steroid: Ibuprofen, Meloxicam,…
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol…
  • Thuốc giãn cơ: Carisoprodol, Myonal…
  • Thuốc chữa Corticoid: Methylprednisolone, Prednisolone,…

Người bệnh lưu ý, thuốc Tây thường gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, tăng huyết áp…ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh.

4.3. Phương pháp Đông y

Đông y được đánh giá là phương pháp an toàn, ít tác dụng phụ, phù hợp với mọi lứa tuổi. Người bệnh lựa chọn các cách điều trị sau: 

  • Bấm huyệt: Các bác sĩ sẽ tác động vào huyệt đạo của người bệnh, từ đó có tác dụng giảm đau, hạn chế nhức mỏi, kích thích lưu thông lưu thông máu, giúp cổ tay hoạt động dễ dàng hơn.
  • Châm cứu: Biện pháp này giúp kích thích huyệt đạo tại tay, cân bằng âm dương, đả thông kinh mạch để hạn chế đau nhức. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp thư giãn gân cốt và nâng cao tinh thần của chị em.
viem-khop-co-tay-sau-sinh-3
Châm cứu giúp thông kinh mạch lạc, hạn chế cơn đau khớp cổ tay
  • Thuốc uống: Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc cổ truyền có chứa thành phần cây nhọ nồi, bạch thược, kim ngân hoa, dây đau xương, gối hạc…

Viêm khớp cổ tay sau sinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ. Để điều trị dứt điểm, người bệnh nên phát hiện và tham khảo ý kiến bác sĩ sớm. Bên cạnh đó, hãy thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, phòng chống bệnh tái phát.

, , ,

trac-nghiem-suc-khoe

Về diemchau

Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn tốt nghiệp Doctor of Pharmacy tại trường đại học Temple University, USA. Sau khi ra trường, Dược sĩ Diễm đã làm việc cho nhiều công ty Pharmaceuticals và Pharmacy của Mỹ trong nhiều năm .
Xem tất cả các bài viết của diemchau →