Cách chữa thoái hóa khớp cổ tay không cần phẫu thuật & Cách ngăn ngừa

Thoái hóa khớp cổ tay có thể phát triển do khớp ở vùng cổ tay bị tổn thương, sụn hư hỏng và “hao mòn”, đặc biệt ở những người có tiền sử gia đình bị viêm khớp. Đây là một vấn đề phổ biến đối với nhiều người sau khi họ bước vào tuổi trung niên, mặc dù nó cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi.

1. Thoái hóa khớp cổ tay là gì?

Thoái hóa khớp cổ tay hiện nay đang trở thành nỗi lo của nhiều người với tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng nhanh chóng. Đây được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm với khả năng để lại những biến chứng về xương khớp rất cao. Thoái hóa khớp cổ tay thường gặp ở nhiều độ tuổi và hiện tại đang có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bệnh lý này ở bài viết sau để có phương pháp phòng tránh kịp thời và điều trị hiệu quả.

Thoái hóa khớp cổ tay được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm
Thoái hóa khớp cổ tay được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm

Thoái hóa khớp cổ tay là hiện tượng lớp sụn khớp bị tổn thương hoặc bào mòn trong thời gian dài gây ra tình trạng lão hóa. Lúc này, các đầu khớp thường va chạm với nhau hoặc khi cầm nắm vật dụng nặng, các xương tiếp xúc sẽ chà sát làm cho khớp cổ tay kêu lục cục, tê cứng, sưng mỏng, ê mỏi… Khi ở giai đoạn lão hóa, hoạt động tiết dịch sụn khớp bị giảm, ma sát tăng lên gây ra những cơn đau nhức mỏi rất khó chịu.

Người bệnh thoái hóa khớp cổ tay rất dễ gặp phải các vấn đề về xương khớp. Bởi lẽ, lúc này mật độ canxi giảm đáng kể, xương yếu, không có khả năng chịu được áp lực cao. Bị thoái hóa khớp cổ tay nếu không phát hiện và điều trị nhanh chóng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống hàng ngày, thậm chí dẫn đến tê yếu cơ hoặc tê chi trên.

2. Một số nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay

Theo các bác sĩ chuyên ngành xương khớp, thoái hóa khớp cổ tay không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà ngày nay nhiều người trẻ tuổi cũng gặp phải. Căn bệnh này có thể phát sinh do tác động chấn thương bên ngoài gây ra hoặc do bệnh lý. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để điều trị kịp thời là rất cần thiết. Thống kê khoa học chỉ ra những nhóm tác nhân chính gây bệnh thoái hóa khớp cổ tay như sau:

2.1. Đặc thù công việc

Đối tượng lao động thực hiện những công việc nặng nhọc, thường xuyên sử dụng máy vi tính, dân văn phòng…rất dễ mắc bệnh thoái hóa khớp tay. Bởi lẽ, tay thường phải làm việc liên tục, ít có thời gian nghỉ ngơi gây tổn thương khớp, viêm khớp. Nếu không được chữa trị kịp thời gây thoái hóa xương cổ tay.

2.2. Giới tính 

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, phụ nữ thường mắc bệnh thoái hóa khớp cổ tay nhiều hơn nam giới.

thoai-hoa-khop-co-tay
 Phụ nữ dễ mắc bệnh đau khớp cổ tay

Trong cuộc sống của phái nữ thường phải làm việc nhiều hơn. Sau khoảng thời gian sinh con, nội tiết tố trong cơ thể rối loạn, thay đổi dinh dưỡng cũng là những yếu tố gây nên bệnh  thoái hóa khớp cổ tay ở nữ.

Đọc thêm về: Viêm khớp cổ tay sau sinh – Những lưu ý quan trọng cho Mẹ

2.3. Môi trường và thời tiết

Thời điểm giao mùa sẽ tạo điều trị thuận lợi cho các bệnh xương khớp tấn công con người, trong đó có triệu chứng thoái hóa khớp cổ tay. Những người không thích nghi kịp với điều kiện thay đổi thời tiết thường cảm thấy nhức mỏi, đau dữ dội, vận động bị hạn chế, cổ tay sưng tấy.

2.4. Do các chấn động bên ngoài

Những va chạm mạnh do bị tai nạn, chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân khiến khớp cổ tay bị đau nhức. Tình trạng này sẽ kéo dài nếu không có sự can thiệp của bác sĩ lành nghề.

2.5. Do biến chứng từ bệnh lý

Thoái hóa khớp cổ tay có thể là biến chứng của một số bệnh lý sau đây:

  • Bệnh gout: Thoái hóa khớp ngón tay phát sinh từ biến chứng của bệnh gout. Căn bệnh này là tình trạng tổn thương khớp xảy ra do axit uric máu tăng cao. Lượng axit uric quá nhiều có khả năng đọng lại trong huyết tương, đồng thời gây tích tụ một số muối ở khớp ngón chân, ngón tay, mắt cá nhân, cổ tay và cổ chân. Bệnh gout xuất hiện đột ngột với những dấu hiệu điển hình như sưng đau, nóng đỏ ở khớp tay. Khi bệnh trở nặng, axit uric đọng ở các khớp làm cho chúng biến dạng gây nhiều đau đớn và kéo theo những biến chứng nguy hiểm hơn.
  • Viêm khớp dạng thấp: Căn bệnh này xảy ra khi hệ miễn dịch tạo ra kháng thể nhằm tấn công và gây tổn hại những đầu khớp khỏe mạnh. Từ đó dẫn đến tổn thương ở vùng cổ tay và các khớp ngón. Bệnh có biểu hiện khá dễ nhận dạng như đau nhức, ê mỏi và khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
nguyên nhân thoái hoá khớp cổ tay
Thoái hóa khớp cổ tay có thể phát sinh từ các bệnh lý
  • Thoái hóa khớp: Bệnh thường xuất hiện ở người trung niên và người già do hệ quả của quá trình lão hóa. Người mắc phải bệnh lý này, sụn khớp có xu hướng bị bào mòn, xơ hóa và giảm khả năng đàn hồi. Những biểu hiện điển hình của thoái hóa khớp là khớp cổ tay sưng, viêm đỏ, đau đớn khó thể xoay và khớp phát ra âm thanh lạo xạo.
  • Hội chứng ống cổ tay: Cũng giống như thoái hóa khớp, hội chứng này thường xuất hiện ở người cao tuổi. Khi cổ tay và bàn tay gặp bắt buộc những rối loạn làm cho một số tiết dịch ở quanh dây thần kinh cổ tay tăng lên. Từ đó dẫn đến khớp cổ tay bị sưng, viêm, đau nhức và tê bì.
  • Một số bệnh lý khác: Bên cạnh những căn bệnh trên thì những bệnh lý liên quan đến xương khớp như: lão hóa xương khớp, loạn sản xương khớp, lão hóa xương khớp, chấn thương, thấp khớp…Những căn bệnh này gây cơn đau dữ dội, khiến cổ tay bị sưng tấy, khó vận động, cầm nắm. Trong trường hợp bệnh trở nặng, khớp cổ tay có thể bị đứt dây chằng, rách màng bao hoạt dịch, khiến người bệnh bị liệt chi trên.

2.6. Do một số yếu tố khác

Do tính chất công việc, hoạt động, vận động tay liên tục trong thời gian dài mà khớp cổ tay không có thời gian để nghỉ ngơi cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp cổ tay. Nhân viên văn phòng, công nhân, người giúp việc, thợ nề, thợ sơn….là những đối tượng có nguy cơ bị thoái hóa khớp cổ tay cao hơn người bình thường.

3. Triệu chứng của thoái hóa khớp cổ tay

Triệu chứng thoái hoá khớp cổ tay thường có những biểu hiện rõ rệt. Tùy vào giai đoạn của bệnh mà mức độ đau nhẹ hoặc nặng khác nhau. 

3.1. Giai đoạn đầu

  • Xuất hiện cảm giác ê ẩm, đau nhức ở khớp cổ tay và càng đau đớn hơn nếu cử động mạnh
  • Cơn đau thường xuất hiện trong buổi sáng và ban đêm khi người bệnh ngủ. Ban ngày cơn đau thường gián đoạn, chủ yếu vào lúc tay đã làm việc liên tục.
  • Cổ tay cứng, khó cử động hay xoay gập cổ tay, vận động khớp không linh hoạt.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp cổ tay
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp cổ tay

3.2. Giai đoạn sau

  • Khi vận động khớp cổ tay kêu lục cục, đôi khi có tiếng nứt gãy đi kèm.
  • Cơn đau thường bùng phát khi vận động mạnh, cầm nắm mạnh, dùng lực từ tay nhiều…
  • Khớp cổ tay bị sưng to do tích tụ chất lỏng trong khớp; khớp cổ tay biến dạng; teo ổ khớp, lệch khớp khiến người bệnh không thể cầm nắm.
  • Ngoài ra, khi khớp cổ tay đau nhức nhiều người bệnh còn có triệu chứng ớn lạnh, mệt mỏi, sốt cao.

Một số chuyên gia y tế cảnh báo, nếu gặp những dấu hiệu trên, người bệnh cần tiến hành thăm khám kịp thời. Để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả, hạn chế dẫn đến những biến chứng nguy hiểm mà bệnh thoái hóa khớp cổ tay gây ra.

3.3. Cách chẩn đoán thoái hóa khớp cổ tay

Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp cổ tay, người bệnh cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Ban đầu, bác sĩ sẽ thu thập dấu hiệu lâm sàng, kiểm tra cổ tay và khai thác bệnh lý cũng như lịch sử dùng thuốc. Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cử động cổ tay với mục đích kiểm tra phạm vi chuyển động của bộ phận này. Sau đó sẽ đánh giá khả năng cầm nắm của bàn tay và tình trạng sức khỏe của cánh tay. Cuối cùng, để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cổ tay, các y bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng các phương pháp sau:

  • Chẩn đoán qua hình ảnh: Dựa vào những xét nghiệm hình ảnh như X-Quang, CT, MRI…được thực hiện nhằm đánh giá, quan sát dây chằng, các cấu trúc khớp, mô sụn và một số bộ phận cấu thành khớp cổ tay. Bằng việc nhìn qua hình ảnh từ những xét nghiệm này, các y bác sĩ sẽ khoanh vùng các chức năng có khả năng gây viêm đau khớp cổ tay.
  • Chọc hút dịch khớp: Cách chẩn đoán này có khả năng xác định được chính xác lý do gây ra bệnh lý thoái hóa khớp cổ tay, chẳng hạn: nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout hay do chấn thương từ tai nạn…
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa cổ tay hiện nay
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa cổ tay hiện nay

4. Các phương thức điều trị thoái hóa khớp cổ tay

Trước khi điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ tay, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân cũng như tìm được phương pháp chữa bệnh hợp lý nhất. Trong bài viết chuyên mục sẽ giới thiệu đến người bệnh một số cách giảm đau tại nhà và thuốc đặc trị bệnh.

4.1. Giảm đau thoái hóa khớp cổ tay tại nhà

  • Với những trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp cải thiện triệu chứng khó chịu tại nhà như:
  • Thiết lập thời gian nghỉ ngơi phù hợp: Người bệnh không nên vận động liên tục, hãy cho tay nghỉ ngơi sau 1-2h làm việc.
  • Sử dụng nhiệt lạnh: Bạn có thể sử dụng túi chườm đá lạnh, sau đó trực tiếp xia trên bề mặt sưng tấy của cổ tay. Chỉ nên duy trì từ 10-15 phút chườm lạnh để tránh bị bỏng da.
  • Dùng nẹp hoặc bó bột: Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bó bột hoặc băng cố định khớp tay để giảm đau.
  • Tập thể dục giãn cơ: Nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng, đơn giản, hạn chế cầm nắm mạnh, tránh va chạm cổ tay. Các bài tập giúp cải thiện mức độ linh hoạt của cẳng tay. Người bệnh lưu ý nên khởi động trước khi tập để hạn chế chấn thương.

4.2. Điều trị bằng thuốc tân dược

Một số loại thuốc Tây y có tác dụng điều trị bệnh thoái khớp cổ tay hiệu quả bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen, paracetamol, aspirin, tramadol,…
  • Thuốc chống viêm: Naproxen, Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen,…
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống: Corticosteroid

Những loại thuốc trên có tác dụng kiểm soát được triệu chứng đau nhức, sưng tấy, cứng khớp do thoái hóa khớp cổ tay. Tuy nhiên, người bị thoái hóa khớp cổ tay nên lưu ý, thuốc tân dược có một số tác dụng phụ không mong muốn, dùng quá liều có thể gây ngộ độc.

Thuốc tân dược giảm đau tình trạng thoái hoá khớp cổ tay nhanh chóng
Thuốc tân dược giảm đau tình trạng thoái hoá khớp cổ tay nhanh chóng

4.3. Sử dụng một số phương pháp trị liệu

Trị liệu có thể giúp xua tan nhanh những cơn đau thoái hóa khớp cổ tay. Người bệnh có thể đến những cơ sở y tế uy tín để thực hiện một số liệu pháp sau:

  • Kích thích dòng điện qua da
  • Liệu pháp siêu âm
  • Massage giảm đau
  • Liệu pháp nhiệt

Người bệnh không nên áp dụng các bài tập trị liệu tại nhà. Thay vào đó, cần có sự hướng dẫn tận tình từ kỹ thuật viên để phòng tránh các biến chứng.

4.4. Áp dụng phương pháp Đông y

Hiện nay, trong nhiều tài liệu YHCT còn lưu giữ thông tin của một số loại thảo dược có khả năng đặc trị  xương khớp. Người bệnh có thể tham khảo một số cây thuốc sau đây:

  • Hy thiêm: Có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, thông kinh mạch lạc, giảm đau nhức tại các khớp, ngăn ngừa hình thành vết loét trên cơ thể.
  • Thổ phục linh: Củ của cây thuốc này có vị ngọt, tính bình, có khả năng tăng cường đào thải acid uric trong máu, trừ thấp.
  • Trạch tả: Giúp cân bằng acid uric trong máu, tăng cường chức năng thận, giải độc cơ thể, hạn chế hình thành tinh thể muối urat.
  • Nhọ nồi: Có chứa hoạt chất chống viêm, giảm sưng, giảm sưng tấy gây ra từ bệnh gút cấp và mãn tính.
  • Hoàng bá: Có khả năng hạn chế hình thành tinh chất muối urat tại các ổ khớp. Đồng thời, vị thuốc giúp làm giảm kích thước các hạt tophi, giảm cơn đau gút cấp nhanh chóng.
thảo dược cho thoái hoá khớp cổ tay
Thảo dược không có tác dụng phụ, an toàn với cơ thể con người

4.5. Điều trị phẫu thuật

Nếu tình trạng bệnh diễn biến xấu hoặc thoái hóa khớp cổ tay tiến triển nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống thì phẫu thuật có thể là lựa chọn tiếp theo của bạn. Phương pháp này có thể ngăn ngừa các triệu chứng đau đớn do bệnh gây ra. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một trong hai loại phẫu thuật sau:

  • Phẫu thuật nội soi: Đây là một thủ thuật thăm dò tối thiểu được thực hiện để đánh giá tại chỗ tình trạng xương, sụn, dây chằng bị tổn thương. Nội soi khớp được sử dụng để chữa lành những thương tích hoặc làm sạch các mảnh vụn từ khớp.
  • Phẫu thuật cắt xương: Thủ thuật cắt xương để loại bỏ những mô chết gây áp lực ở vùng ổ tay ra khỏi phần tổn thương của khớp và sửa chữa sự liên kết của xương. Đây là loại phẫu thuật giúp giảm cơn đau và ngăn chặn tổn thương khớp.

Điều trị phẫu thuật là phương pháp chữa bệnh hiệu quả, hạn chế các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị này khá tốn kém chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

phẫu thuật thoái hoá khớp cổ tay
Điều trị phẫu thuật nếu bệnh thoái hóa khớp cổ tay tiến triển nặng

5. Cách phòng tránh thoái hóa khớp cổ tay

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là một trong những tiêu chí mà các chuyên gia, bác sĩ đề xuất, bệnh thoái hóa khớp cổ tay cũng không phải là bệnh lý ngoại lệ. Việc áp dụng những biện pháp phòng tránh phù hợp dưới đây có thể giúp bạn hạn chế mắc phải bệnh lý này một cách hiệu quả.

  • Tránh lao động nặng: Những người hoạt động tay nhiều như nội trợ, nhân viên văn phòng, thợ xây…cần tránh lao động nặng hoặc làm việc liên tục với tay suốt nhiều giờ đồng hồ. Để đôi bàn tay được nghỉ ngơi, thư giãn một cách tốt nhất, bạn có thể ngâm đôi bàn tay vào nước muối sinh lý ấm 2 lần mỗi ngày (sáng sớm và trước khi đi ngủ); mỗi lần 10 phút.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Dành ra 15 phút mỗi sáng thức dậy để vận động, tập thể dục nhẹ nhàng khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay để các khớp được dẻo dai, linh hoạt hơn.
  • Hạn chế chấn thương: Chấn thương là điều không ai mong muốn và khó tránh khỏi. Tuy nhiên ở người lớn tuổi, các khớp cổ tay không còn dẻo dai, khỏe khoắn thì chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến cho khớp bị chấn thương. Vì vậy, bạn cần tập thể dục thường xuyên để giữ xương khớp khỏe mạnh và tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp.

Chế độ ăn uống hợp lý, tránh tăng cân: Đây cũng là một trong những cách phòng tránh căn bệnh thoái hóa khớp cổ tay. Nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý là điều quan trọng có thể giúp bạn hạn chế tối đa các căn bệnh về xương khớp.

Bạn cần lên cho mình thực đơn ăn uống khoa học: hạn chế tinh bột và chất béo, bổ sung chất xơ…áp dụng mỗi ngày để kiểm soát cân nặng của bản thân.

chế độ ăn cho thoái hoá khớp cổ tay
Chế độ ăn uống khoa học là một trong những cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Hy vọng, những thông tin trong bài viết của Diễm Châu đã giúp người bệnh tìm được cách chữa bệnh thoái hóa khớp cổ tay hiệu quả nhất hiện nay. Tốt hơn hết, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

, , ,

trac-nghiem-suc-khoe

Về diemchau

Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn tốt nghiệp Doctor of Pharmacy tại trường đại học Temple University, USA. Sau khi ra trường, Dược sĩ Diễm đã làm việc cho nhiều công ty Pharmaceuticals và Pharmacy của Mỹ trong nhiều năm .
Xem tất cả các bài viết của diemchau →