Tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em và cách khắc phục ngay từ bé

Bệnh vẹo cột sống ở trẻ em tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn về mặt ngoại hình, đồng thời hạn chế phát triển thể chất lẫn trí tuệ ở trẻ. Nếu bậc phụ huynh không quan tâm và chữa trị đúng cách, trẻ có thể mang di chứng đáng tiếc cả đời.

tìm hiểu chung về bệnh vẹo cột sống ở trẻ em
Tìm hiểu chung về bệnh gù vẹo cột sống ở trẻ em. (Nguồn Internet)

1. Vẹo cột sống ở trẻ em là gì?

Vẹo cột sống ở trẻ em là hiện tượng thân đốt sống của trẻ bị xoay hoặc vẹo khiến cột sống cong sang một bên (trái hoặc phải) hoặc cả hai bên. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể, song phần thắt lưng và phần ngực là những vị trí có thân đốt sống dễ bị vẹo nhất.

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh vẹo cột sống, tuy nhiên bệnh chủ yếu khởi phát ở trẻ em trong độ tuổi từ 10 đến 18. Theo thống kê của các chuyên gia y tế, trong 25 trẻ em gái ở độ tuổi vị thành niên sẽ có 1 trẻ bị cong vẹo cột sống; còn đối với bé trai trong trong tuổi vị thành niên có tỷ lệ là 1/2000.

Bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em được chia làm 3 cấp độ:

  • Cấp độ 1: Thân đốt sống có biểu hiện xoay nhẹ, cột sống vẹo sang một bên nhưng chưa ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan hay bộ phận nào của cơ thể. Ở cấp độ này, bậc phụ huynh không nhìn thấy rõ những triệu chứng của bệnh ở con mình, chỉ các bác sĩ chuyên ngành hoặc chuyên gia y tế mới có thể phát hiện bằng các kỹ thuật y khoa tiên tiến.
  • Cấp độ 2: Khi quan sát bằng mắt thường từ phía sau, có thể thấy trẻ bị cong vẹo cột sống, đôi vai mất cân đối.  Ở cấp độ này, bệnh đã có những triệu chứng bất thường, tác động tiêu cực đến chức năng hô hấp.
  • Cấp độ 3: Tình trạng gù, cong, vẹo cột sống có thể nhìn thấy rõ ràng từ phía sau. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể nhìn thấy xương sườn ngực, khớp háng, khung xương chậu ở trẻ bị biến dạng; thắt lưng và chiều dài tổng thể của lưng ngắn bất thường. Đây được xem là những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, những cơ quan bên trong khung xương sườn và ổ bụng. Từ đó khiến trẻ bị khó thở; hình thành bệnh tim, phổi và suy hô hấp mãn tính.
bệnh vẹo cột sống ở trẻ em được phân thành 3 cấp độ
Bệnh được phân ra thành 3 cấp độ. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Tổng hợp về bệnh vẹo cột sống lưng và cách điều trị hiệu quả

2. Nhận biết dấu hiệu bệnh vẹo cột sống ở trẻ em?

Ở giai đoạn phát triển của trẻ, bậc phụ huynh nên để ý nhận biết dấu hiệu cong vẹo cột sống và có cách xử lý trong trường hợp trẻ có những biểu hiện bất thường:

  • Đốt sống cong, cột sống vẹo sang một bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai bên
  • Vùng lõm đối diện với bên ụ gồ xuất hiện
  • Cột sống ưỡn về phía trước hoặc gù ra sau
  • Ụ gồ ở lưng xuất hiện khi đứng cúi lưng
  • Khung xương sườn bị biến dạng theo cột sống khiến lồng ngực nhô ra một bên
  • Khi đứng, thân người nghiêng sang một bên
  • Xương bả vai không cân bằng, một bên bả vai cao hơn bên còn lại
  • Khi nằm gập gối sẽ thấy khớp gối không cân đối
  • Chân thấp chân cao, một chân có thể ngắn hơn
  • Khung chậu bị nghiêng/ lệch hoặc bị xoay sang một bên

Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sau:

  • Thở không đều
  • Dáng đi thay đổi
  • Khả năng di chuyển hạn chế
  • Đau lưng kèm theo một số triệu chứng khác
dấu hiệu nhận biết bệnh vẹo cột sống ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết bệnh gù lưng ở trẻ em. (Nguồn Internet)

3. Tại sao trẻ em lại bị vẹo cột sống?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây vẹo cột sống ở trẻ em. Tuy nhiên, đa phần trường hợp gù vẹo cột sống ở trẻ em đều bắt nguồn từ những yếu tố dưới đây:

3.1 Bẩm sinh

Tình trạng vẹo cột sống ở trẻ em xuất hiện do yếu tố bẩm sinh. Đây là hiện tượng cột sống ở trẻ sơ sinh bị biến dạng hoặc cong sang một bên hoặc cả hai bên từ khi trẻ chào đời, có thể do dị tật trong giai đoạn hình thành bào thai. Cụ thể:

  • Bào thai phát triển nhanh quá mức và không hợp tác với cơ thể mẹ khiến bào thai chịu áp lực hoặc bị chèn ép dẫn đến xương sống bị cong vẹo. 
  • Thai phụ tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sử dụng chất kích thích hoặc dị ứng thực phẩm gây dị tật thai nhi.
  • Trong suốt thời gian mang thai, bào thai không dịch chuyển hoặc bào thai bị tác động mạnh cũng là tác nhân gây vẹo cột sống ở trẻ.
  • Trong quá trình sinh con, cổ tử cung của người mẹ quá hẹp gây áp lực lên cột sống của đứa bé.

Đối với trường hợp bị vẹo cột sống bẩm sinh, các biểu hiện cũng như đường cong bất thường sẽ trở nên tồi tệ hơn khi trẻ trưởng thành.

3.2 Bàn chân bẹt

Có đến 30% trẻ em châu Á mắc bệnh vẹo cột sống do bàn chân bẹt. Đây là hiện tượng bàn chân không có lõm hoặc vòm khiến chân bị xoay đổ vào bên trong. Bàn chân bẹt có thể khiến xương ở cẳng chân của trẻ bị xoay khi di chuyển khiến khớp đầu gối cùng xoay lệch gây đau nhức, viêm, thậm chí là thoái hóa khớp gối. Không chỉ vậy, sự lệch trục này còn dẫn đến bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em. Nếu không chữa trị sớm, bệnh sẽ gây ra những rắc rối trong đời sống sinh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ.

Đọc thêm về: Hội chứng bàn chân bẹt do đâu và cách điều trị hữu hiệu

3.3 Tư thế sinh hoạt xấu

Gù vẹo cột sống ở trẻ em do nguyên nhân này gây ra chiếm khoảng 15%. Một số tư thế sinh hoạt xấu như: mang balo một bên, thường xuyên chơi máy tính bảng, ngồi học quá lâu hoặc nằm ngủ sai tư thế trong thời gian dài.

Ngoài các yếu tố trên thì tình trạng hai chân phát triển không đều cũng khiến cột sống bị lệch sang một bên khi trẻ em di chuyển.

nguyên nhân gây vẹo cột sống ở trẻ em
Tổng hợp nguyên nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Vẹo cột sống ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh vẹo cột sống ở trẻ em sẽ phát triển liên tục theo thời gian và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:

  • Đau lưng
  • Hội chứng suy lồng ngực
  • Tổn thương đến các bộ phận như tim, phổi
  • Khó thở
  • Chèn ép rễ thần kinh và tủy sống
  • Cột sống có nguy cơ bị dị tật vĩnh viễn
  • Ngoại hình thay đổi theo chiều hướng xấu
  • Chậm phát triển chiều cao

Để ngăn ngừa những biến chứng của bệnh, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu vẹo cột sống ở trẻ em, bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị cho trẻ.

5. Cách chữa bệnh vẹo cột sống ở trẻ em hiệu quả

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh vẹo cột sống ở trẻ em có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên cũng có trường hợp, bệnh tồn tại vĩnh viễn nếu không điều trị. Chính vì thế, khi phát hiện các triệu chứng bất thường ở vùng cột sống của trẻ, cha mẹ nên quan tâm và tìm hướng xử lý kịp thời. Với những trường hợp thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Việc điều trị bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ cần cân nhắc kỹ lưỡng. Phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nặng hoặc nhẹ và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn hoặc can thiệp chỉnh sửa đốt sống xoay. 

5.1 Kiểm tra đánh giá

Đối với trường hợp bị vẹo cột sống nhẹ và trẻ còn quá nhỏ, bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra và áp dụng kỹ thuật chụp X-quang 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng bệnh và cân nhắc điều trị. Hầu hết, các cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em sẽ được áp dụng khi đường cong không tự điều chỉnh hoặc cột sống cong vẹo hạn chế không gian phát triển của những cơ quan bên trong.

5.2 Nẹp lưng

Phương pháp này được áp dụng đối với trẻ bị vẹo cột sống ở mức độ 2 và trẻ trên 4 tuổi có đường cong cột sống ngày càng xấu đi. Thông thường, cách điều trị này sẽ được sử dụng kết hợp với các bài tập điều chỉnh tư thế. Nẹp lưng không có khả năng chữa khỏi bệnh nhưng có thể ngăn chặn đường cong phát triển tồi tệ hơn. 

Trên thực tế, nẹp lưng chỉnh đường cong cột sống được làm bằng nhựa dẻo, vừa vặn với cơ thể của trẻ. Cách đeo nẹp lưng như sau:

  • Đeo nẹp lưng cả ngày lẫn đêm
  • Khi mang nẹp lưng không nên vận động hoặc chơi thể thao
  • Nẹp lưng chỉ được tháo ra khi tắm, chơi những môn thể thao tiếp xúc với lưng và bơi lội
  • Trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên có thể ngừng đeo nẹp

5.3 Các bài tập chữa vẹo cột sống ở trẻ em

Phương pháp này có khả năng điều chỉnh đường cong bất thường của cột sống và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Hiện nay, quý phụ huynh có thể bắt gặp rất nhiều loại bài tập chữa vẹo cột sống dành cho trẻ xuất hiện trên tivi, internet. Tuy nhiên không phải bài tập nào cũng được đánh giá cao về độ hiệu quả.

Dưới đây là những bài tập chữa vẹo cột sống ở trẻ em phổ biến, được các chuyên gia y tế khuyến khích phụ huynh hỗ trợ và hướng dẫn cho trẻ tập luyện.

Bài tập thở sâu:

  • Bước 1: Đặt bản thân vào tư thế nửa ngồi nửa nằm, sau đó đặt hai tay dưới cơ hoành
  • Bước 2: Hít sâu vào rồi thở ra đều đặn
  • Bước 3: Thực hiện lại bài tập này 10 lần

Bài tập đứng chỉnh cong vẹo cột sống

  • Bước 1: Đứng thẳng lưng dưới một thanh xà ngang
  • Bước 2: Bám tay bên vai thấp lên xà ngang rồi dùng lực nâng người lên sao cho vai đối diện hạ thấp xuống
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế này khoảng 10 -15 giây
  • Bước 4: Lặp lại động tác này 10 – 15 lần/ ngày

Bài tập tư thế quỳ bốn điểm chỉnh cong vẹo cột sống

  • Bước 1: Trẻ quỳ 4 điểm
  • Bước 2: Tay bên lõm của đường cong đưa lên phía trước, chân đối diện đưa lên theo nhưng vẫn giữ nguyên vị trí thân mình
  • Bước 3: Cố gắng giữ tư thế này chừng 10 giây
  • Bước 4: Thực hiện lại động tác 10 lần 

Bài tập tăng tầm vận động của cột sống lưng

  • Bước 1: Ngồi xuống sàn, hai chân duỗi thẳng và áp sát, 2 tay đưa ra phía trước 
  • Bước 2: Hai tay ra trước chạm các ngón, lưng gập
  • Bước 3: Duy trì tư thế này vài giây rồi làm lại 10 lần

Bài tập điều chỉnh cong vẹo cột sống ở tư thế ngồi

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng trên ghế
  • Bước 2: Xoay người với đồ vật ở bên đối diện với phía lõm của đường cong cột sống
  • Bước 3: Giơ cao tay bên vai thấp, tay bên kia bám vào mép ghế
  • Bước 4: Giữ tư thế này vài giây rồi thực hiện lại
các bài tập chữa bệnh vẹo cột sống ở trẻ em
Một số bài tập chữa gù lưng dành cho trẻ. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Top 10 bài tập chữa vẹo cột sống hữu hiệu không phải ai cũng biết

5.4 Phẫu thuật

Với những trường hợp bệnh tiến triển nặng, không thể chữa khỏi bằng các phương pháp trên thì bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật.

Đối với trẻ dưới 10 tuổi sẽ được bác sĩ phẫu thuật đặt thanh nẹp. Đây là phương pháp phẫu thuật sử dụng thanh nẹp chèn vào bên trong, dọc theo cột sống. Nó có khả năng ngăn chặn đường cong cột sống trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian cột sống phát triển. Sau khoảng 6 tháng, “bệnh nhân nhí” sẽ được thực hiện một thủ thuật nhỏ để điều chỉnh các thanh nẹp cho phù hợp với sự phát triển của trẻ. Thời gian đeo nẹp phụ thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của trẻ.

Đối với trẻ ở độ tuổi 10 -18, đội ngũ y bác sĩ sẽ sử dụng thanh kim loại, dây, móc, đinh vít để kéo thẳng cột sống. Phương pháp này được thực hiện ở 2 hoặc 3 đốt sống liền kề. Sau khi hợp nhất, những đốt sống này sẽ phát triển và cùng nhau giúp đường cong điều chỉnh. Tuy nhiên, ở đoạn cột sống hợp nhất bị hạn chế khả năng vận động. 

Sau khi thủ thuật, bố mẹ nên có kế hoạch chăm sóc trẻ đúng cách nhằm hạn chế biến chứng sau hậu phẫu như: nhiễm trùng vết thương, chảy máu hoặc dây thần kinh cột sống tổn thương.

Như vậy, có thể nói rằng gù vẹo cột sống ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xương khớp sau này của trẻ.

cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em
Những cách chữa vẹo cột sống ở trẻ em hiệu quả. (Nguồn Internet)

Mong rằng, nội dung bài viết mà Diễm Châu chia sẻ sẽ cung cấp cho quý phụ huynh những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh vẹo cột sống ở trẻ em. Căn bệnh này không quá nguy hiểm nếu quý phụ huynh quan tâm, theo dõi và có cách điều trị sớm và phù hợp.

Có thể Bạn quan tâm:

Các bài tập chữa gù lưng dễ thực hiện, mang hiệu quả lâu dài

Gợi ý những bài tập chữa đau cột sống lưng đơn giản, dễ thực hiện

trac-nghiem-suc-khoe