Cứng khớp ngón tay là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Cứng khớp ngón tay là tình trạng thường gặp do nhiều tác nhân gây ra. Nhiều người không may gặp phải tình trạng này lo lắng không biết đây là biểu hiện nhất thời hay triệu chứng của bệnh gì và có nguy hiểm hay không? Vậy hãy cùng Diễm Châu theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi này nhé!

tổng hợp tình trạng cứng khớp ngón tay
Tổng hợp tình trạng đau, cứng khớp ở ngón tay. (Nguồn Internet)

1. Cứng khớp ngón tay là bệnh gì?

Cứng khớp ngón tay là hiện tượng tương đối phổ biến, hầu hết ai cũng đã từng gặp phải một lần trong đời. Nhất là khi thời tiết chuyển mùa, hiện tượng này xuất hiện càng nhiều hơn.

Bệnh cứng khớp ngón tay có thể khởi phát ở tất cả ngón tay, sau đó lan rộng ra bàn tay, thậm chí là bàn chân. Người bệnh có thể bị cứng khớp liên tục trong một ngày và kéo dài nhiều ngày nhưng hầu hết các trường hợp đều gặp phải hiện tượng này sau khi ngủ dậy vào buổi sáng sớm. Khi bị cứng khớp ngón tay, mọi việc gần như  “đóng băng”, phần lớn các cử động ở bàn tay kể cả việc cầm/nắm đơn giản nhất cũng trở nên khó khăn.

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có thể bị đau cứng khớp ngón tay do nhiều tác nhân khác nhau, tuy nhiên nhóm đối tượng: nhân viên văn phòng, lao động tay chân, thợ may, công nhân điện tử, người thừa cân…có khả năng dễ mắc bệnh nhất. 

Tình trạng cứng khớp ngón tay có thể xuất hiện đột ngột, sau đó tự biến mất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý liên quan đến hệ thống xương khớp. Nếu là biểu hiện của bệnh lý và không sớm chữa trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: cơ ở bàn tay sẽ bị teo lại, các đốt ngón tay co quắp và chồng lên nhau khiến cho cả bàn tay mất hoàn toàn khả năng cử động.

Chính vì thế, ngay khi gặp tình trạng cứng khớp ngón tay đau nhức dữ dội kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn cần chủ động thăm khám và điều trị.

tìm hiểu chung về bệnh cứng khớp ngón tay
Tìm hiểu chung về bệnh. (Nguồn Internet)

2. Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay

Nắm bắt những nguyên nhân gây đau cứng khớp ngón tay là một việc làm rất cần thiết giúp bạn chủ động trong việc phòng tránh và điều trị kịp thời trong trường hợp xui rủi mắc phải.

Theo giới chuyên môn, hiện tượng đau cứng khớp ngón tay bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau:

2.1 Nguyên nhân cơ học

2.1.1 Chấn thương

Trong một số trường hợp, cứng khớp ngón tay có thể là hậu quả sau chấn thương do: chơi các môn thể thao (bóng rổ, bóng đá, bóng chày); thường xuyên sử dụng máy tính, đánh nhau, tai nạn giao thông hoặc nghề nghiệp…dẫn đến một số trình trạng bong gân, gãy xương, trật khớp ngón tay…dẫn đến tình trạng cứng khớp ngón tay.

2.1.2 Độ tuổi

Khi chúng ta bước sang độ tuổi lão hóa, đồng nghĩa với các sụn khớp bị bào mòn, thoái hóa theo do dịch khớp tiết ít không đủ để bôi trơn sụn khớp dễ gây ra hiện tượng thoái hóa và căng cứng các khớp ngón tay.

2.1.3 Thiếu chất dinh dưỡng

Hiện tượng thoái hóa khớp ngón tay có thể do sụn khớp bị mất dinh dưỡng thiết yếu để hoạt động ổn định. Hệ thống bó cơ, dây chằng, gân, xơ cứng bị tổn thương liên tục gây chèn ép lên các khớp.

2.1.4 Thiếu canxi

Nếu cơ thể thiếu canxi thì cũng có nguy cơ dẫn đến hiện tượng thoái hóa khớp cũng gây triệu chứng cứng khớp ngón tay cái và khó khăn trong quá trình cử động.

2.1.5 Các yếu tố khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì những yếu tố như: căng thẳng quá mức, thời tiết thay đổi, thường xuyên sử dụng chất cồn và chất kích thích, sống và làm việc trong môi trường ẩm thấp…cũng gây ra tình trạng đau cứng khớp ngón tay.

nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay
Nguyên nhân cơ học. (Nguồn Internet)

2.2 Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài tác nhân cơ học, cứng khớp ngón tay có thể là triệu chứng của một số bệnh lý dưới đây:

2.2.1 Viêm khớp dạng thấp

Cứng khớp ngón tay, đặc biệt là cứng khớp ngón tay giữa hoặc ngón tay cái là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp. Căn bệnh này xảy ra khi hệ thống miễn dịch xâm nhập vào các mô khỏe mạnh của cơ thể và sản sinh ra bệnh. Bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị sớm và kịp thời không chỉ khiến ngón tay bị viêm, căng cứng mà còn ảnh hưởng lớn đến bộ phận khác.

2.2.2 Thoái hóa khớp

Cứng khớp ngón tay không loại trừ nguy cơ bị thoái hóa khớp. Bởi vì, bản chất của căn bệnh này là tổn thương xương dưới sụn và mô sụn – Đây là hai bộ phận quan trọng cấu tạo nên khớp. Mô sụn ở khớp cổ tay và ngón tay thoái hóa sẽ bị bào mòn dần theo thời gian, làm cho các đầu xương va chạm với nhau gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy, viêm và căng cứng ở các ngón tay.

2.2.3 Viêm gân và viêm bao gân

Nằm trong top nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay giữa không thể không kể đến hai căn bệnh điển hình là viêm gân và viêm bao gân. Ngoài triệu chứng cứng ngón tay, bệnh còn xuất hiện các dấu hiệu như: căng cứng, đau nhức, sưng tấy ở 10 ngón tay, thậm chí là cả cẳng tay.

2.2.4 Bệnh gout

Không may mắc bệnh gout, bạn cũng gặp phải hiện tượng cứng khớp ngón tay cái do hàm lượng acid uric trong máu vượt quá mức quy định gây viêm khớp. Bệnh có những biểu hiện rất dễ nhận biết như: cơn đau xuất hiện đột ngột, các khớp chân và khớp tay đỏ ửng, sưng viêm…

2.2.5 Bệnh Lupus

Cứng khớp ngón tay cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lupus. Bệnh hình thành sẽ khiến các khớp tay bị tê cứng, sưng, đau buốt. Bên cạnh đó, nó còn gây ra tình trạng mạch máu bị co thắt khiến các ngón chân, tay và một số bộ phận như tai, mũi bị đau và tím tái.

2.2.6 Bệnh co thắt Dupuytren

Đây không phải là bệnh hiếm gặp hiện nay, co thắt Dupuytren dẫn đến các nốt sần, cục u, bướu nhỏ dưới da ngón tay và lòng bàn tay, từ đó khiến các ngón tay bị mắc kẹt rất khó cử động. Căn bệnh này xuất hiện chủ yếu ở ngón tay áp út và ngón tay út, khiến các khớp có chiều dài ngắn hơn bình thường và không thẳng hàng.

2.2.7 Ung thư xương

Trong tất cả các nguyên nhân gây cứng khớp ở các ngón tay thì ung thư xương được coi là nguyên nhân nguy hiểm nhất. Ngón tay đau nhức dữ dội, căng cứng, sưng viêm kéo dài rất có thể là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Nếu không phát hiện và có biện pháp xử lý sớm, bệnh sẽ dẫn đến tử vong.

cứng khớp ngón tay là dấu hiệu của bệnh lý
Tác nhân bệnh lý. (Nguồn Internet)

3. Dấu hiệu nhận biết cứng khớp ngón tay

Bệnh cứng khớp ngón tay phổ biến ở độ tuổi trung niên, trong đó nữ giới mắc bệnh chiếm phần lớn. Vị trí bị cứng khớp ngón tay thường hình thành ở bên tay phải, tay vận động thường xuyên hơn. So với các ngón tay khác thì ngón trỏ và ngón cái dễ bị đau và cứng khớp.

Tùy vào từng giai đoạn cụ thể mà tình trạng cứng khớp ngón tay đi kèm với các triệu chứng dưới đây:

3.1 Giai đoạn nhẹ

  • Ngủ dậy bị cứng khớp ngón tay
  • Các ngón tay bị tê, cảm giác như có kim đâm liên tục vào các đầu ngón tay
  • Các khớp ngón tay kém linh hoạt
  • Giảm phạm vị cử động của các khớp ngón tay và khó khăn khi cầm nắm đồ vật
  • Các ngón tay đau nhức, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc trời trở lạnh

3.2 Giai đoạn nặng

Nếu hiện tượng cứng khớp ngón tay tiến triển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ thấy cơn đau nhức ở ngón tay trở nên dữ dội hơn. Các khớp tay sưng tấy, tê buốt, biến dạng bất thường và co quắp lại. Theo thời gian, nó tác động tiêu cực đến tâm lý cũng như việc cử động, vận động của ngón tay. Ở giai đoạn này, bệnh gây khó khăn trong quá trình điều trị, tốn kém thời gian và chi phí, các ngón tay khó phục hồi về trạng thái ban đầu.

Nhằm hạn chế tình trạng cứng khớp tiến triển nặng, ngay khi phát hiện các ngón tay bị đau hoặc cứng, tê nhức…người bệnh nên có hướng khắc phục càng sớm càng tốt.

triệu chứng cứng khớp ngón tay
Mỗi giai đoạn bệnh có triệu chứng khác nhau. (Nguồn Internet)

4. Những biến chứng xảy ra khi bị cứng khớp ngón tay

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, phần lớn bệnh nhân bị cứng khớp ngón tay đều không nguy hại trực tiếp đến sức khỏe. Song, nếu người bệnh không có hướng xử lý đúng đắn và kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và phát sinh những biến chứng như sau:

  • Tác động tiêu cực đến tâm lý: Một số nghiên cứu cho thấy, người bị đau khớp ngón tay luôn trong trạng thái mệt mỏi, lâu dần hình thành bệnh trầm cảm. Không chỉ vậy, tuổi thọ của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nếu hiện tượng đau đớn, căng khớp kéo dài.
  • Các khớp biến dạng: Đau nhức khớp ngón tay nếu không điều trị kịp thời rất khó tránh tình trạng biến dạng khớp do teo cơ nổi cục u ở khắp các khớp ngón tay. Lâu dần, người bệnh không có khả năng cử động hoặc vận động ngón tay.
  • Mất dần khả năng vận động. Hiện tượng đau nhức khớp ngón tay hay cứng khớp thường kéo dài dai dẳng trong nhiều năm. Ở giai đoạn mãn tính, các khớp bị thoái hóa và cử động khó khăn, thậm chí người bệnh không thể cầm/nắm những vật dụng nhẹ.
  • Tim mạch: Đây là biến chứng của tình trạng cứng khớp ở ngón tay do bệnh lý, cụ thể là bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh lupus. Bệnh tim mạch cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ gây tử vong cao nếu không cấp cứu kịp thời.

Với những biến chứng mà bệnh gây ra, người bệnh nên có những phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả. 

bệnh cứng khớp ngón tay có nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm
Bệnh có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. (Nguồn Internet)

5. Một số cách chẩn đoán cứng khớp ngón tay hiện nay

Vẫn biết là tình trạng cứng khớp ngón tay không nguy hại đến sức khỏe nhưng vẫn gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế, người bệnh cần tìm đến đơn vị y tế gần nhất để bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và đưa ra cách chữa cứng khớp ngón tay hiệu quả.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng bên ngoài các ngón tay bị đau, căng cứng và thu thập những thông tin cần thiết như: tên, tuổi, bệnh sử, nghề nghiệp, cứng khớp ngón tay xảy ra khi nào? kéo dài bao lâu? đã dùng thuốc hay cách điều trị nào chưa?…Sau đó, bác sĩ sẽ giữ khớp trong khi di chuyển nhẹ các ngón tay cái hoặc yêu cầu bạn cử động các ngón tay. Từ đó, bác sĩ sẽ phỏng đoán nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Nếu nghi ngờ cứng khớp ngón tay liên quan đến bệnh lý, bác sĩ sẽ áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán phổ biến hiện nay như: chụp X-quang, chụp cộng hưởng MRI để xác định hiện tượng: gãy xương, sụn khớp bị mòn, mất khe khớp…

cách chẩn đoán cứng khớp ngón tay
Cách chẩn đoán bệnh hiện nay. (Nguồn Internet)

6. Cách điều trị cứng khớp ngón tay tại nhà

Việc điều trị cứng khớp ngón tay phụ thuộc rất lớn vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Những trường hợp cứng khớp ngón tay do tác nhân cơ học gây ra, bệnh ở giai đoạn đầu, bạn có thể xem xét và áp dụng các biện pháp giảm tình trạng cơ cứng, đau nhức bằng cách chăm sóc tại nhà.

6.1 Nghỉ ngơi thư giãn

Khi bị cứng khớp ngón tay, việc đầu tiên người bệnh cần làm là dừng ngay công việc và để ngón tay được nghỉ ngơi khoảng 3 – 5 ngày, nhằm hạn chế tổn thương ở mô mềm, sụn khớp, giúp dây chằng được phục hồi.

6.2 Mát-xa

Mát xa cũng là cách điều trị cứng khớp ngón tay phổ biến hiện nay. Bạn có thể kết hợp với tinh dầu, mát xa đều đặn các ngón tay, bàn tay để các ngón tay co duỗi linh hoạt hơn. Không chỉ vậy, biện pháp này còn giúp đôi bàn tay được thư giãn và dễ chịu hơn sau một ngày làm việc vất vả. Nếu mát xa thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay buổi sáng.

6.3 Nẹp ngón tay

Nẹp ngón tay cũng là cách hỗ trợ khớp về đúng vị trí ban đầu và hạn chế khả năng di chuyển của ngón tay, cổ tay đồng thời hạn chế cơn đau nhức. Bạn có thể đeo nẹp cả ngày lẫn đêm.

6.4 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, một trong những tác nhân gây đau cứng khớp tay là do thiếu hụt chất dinh dưỡng, thiếu canxi. Vì thế, ngay khi bị cứng khớp, bạn nên chú trọng trong việc ăn uống. Đặc biệt là cung cấp những thực phẩm cần thiết cho hệ thống xương khớp, đảm bảo quá trình tiết chất nhờn và tái tạo mô sụn diễn ra suôn sẻ, giữ vững cấu trúc khớp nhằm giảm nguy cơ thoái hóa và viêm khớp.

6.5 Liệu nhiệt pháp

Bạn có thể sử dụng một túi đá lạnh hoặc khăn lạnh chườm lên các ngón tay bị co cứng, đau nhức khoảng 20 phút. Nhiệt độ thấp có tác dụng cải thiện hiện tượng sưng, tê bì, viêm và đau nhức hiệu quả.

cách điều trị cứng khớp ngón tay tại nhà
Nẹp ngón tay là cách điều trị hiệu quả. (Nguồn Internet)

7. Bị cứng khớp ngón tay khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, chứng đau cứng khớp ngón tay sẽ thuyên giảm trong vài ngày nhưng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài hơn 5 ngày hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường (sưng to, nổi u, tê buốt, sốt cao…) bạn nên tìm sự giúp đỡ của y, bác sĩ chuyên khoa.

Tại phòng khám chuyên khoa, bác sĩ có thể áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để chẩn đoán tìm ra “thủ phạm” gây bệnh. Sau đó, xây dựng cách chữa cứng khớp ngón tay phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.

7.1 Điều trị bằng thuốc

Có rất nhiều loại thuốc Tân dược có thể giúp làm dịu tình trạng đau, cứng khớp tay như sau:

  • Thuốc viên (giảm đau): Một số loại thuốc: acetaminophen (Tylenol, những biệt dược khác), ibuprofen (Advil, Motrin IB, những biệt dược khác) hoặc naproxen (Aleve) thường được dùng để điều trị chứng co cứng khớp, đặc biệt là cứng khớp ngón tay.
  • Tiêm thuốc vào khớp: Khi áp dụng các cách chăm sóc tại nhà và thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể tiêm thuốc, cụ thể là thuốc corticosteroid vào ngón tay cái của bạn. Tiêm corticosteroid không chỉ giúp tình trạng cứng khớp giảm đi đáng kể mà còn ngăn ngừa bệnh phát triển nặng.

7.2 Điều trị phẫu thuật

Nếu bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp chữa trị trên, bác sĩ có thể khuyên phẫu thuật. Một số cách phẫu thuật bao gồm:

  • Cắt xương hình thang: Một trong những xương ở khớp ngón tay được lấy ra.
  • Thay khớp: Có thể thay đổi một phần hoặc toàn bộ khớp bị tổn thương và thay thế bằng một mô ghép lấy từ một trong các dây chằng.
  • Kết xương làm cứng khớp: Xương ở khớp bị tác động nặng nề được hợp nhất vĩnh viễn. Khớp làm cứng có thể chịu trọng lực mà không bị đau đớn song mất tính linh hoạt
  • Định hình lại xương: Các khớp bị tổn thương bị ảnh hưởng được thay đổi vị trí để sửa chữa biến dạng.

Phương pháp phẫu thuật thúc đẩy xương liền nhanh và giúp người bệnh sớm quay trở lại hoạt động thường nhật. Tuy nhiên sau khi mổ, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những rủi ro như: nhiễm trùng, rỉ máu (sau phẫu thuật 24 – 48h); sưng phù, máu không thể lưu thông…Vì thế, trước khi quyết định phẫu thuật, bạn cần lắng nghe ý kiến của bác sĩ và chuẩn bị tâm lý. Ngoài ra, hãy xây dựng kế hoạch chăm sóc vết thương đúng cách sau khi mổ.

một số cách điều trị cứng khớp ngón tay
Một số phương pháp điều trị bệnh. (Nguồn Internet)

8. Các bài tập cứng khớp ngón tay nên thực hiện

Không may bị cứng khớp ngón tay, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị trên, người nên hãy thử thực hiện các bài tập cứng khớp ngón tay đơn giản. Theo các bác sĩ chuyên khoa, những bài tập này có thể cải thiện tình trạng cứng khớp hiệu quả và có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, cụ thể:

  • Giúp bàn tay, ngón tay khỏe mạnh hơn
  • Tăng khả năng vận động và tránh các bệnh lý thoái hóa xương khớp
  • Phục hồi sự linh hoạt của các khớp ngón tay, bàn tay
  • Kéo giãn tất cả các chi 
  • Tăng cường máu lưu thông đến các ngón tay
  • Thúc đẩy các khớp hoạt động uyển chuyển hơn

Dưới đây là top 5 bài tập bàn tay được các chuyên gia y học đánh giá cao và khuyến khích người bệnh áp dụng.

Bài tập dạng ngón cái 

  • Bước 1: Di chuyển nhẹ nhàng ngón tay cái về phía lòng bàn tay
  • Bước 2: Quay lại vị trí cũ
  • Bước 3: Thực hiện bài tập này 10 lần với mỗi ngón tay cái

Bài tập chạm ngón tay

  • Bước 1: Cố định ngón tay và cổ tay trên cùng một mặt phẳng
  • Bước 2: Cố gắng làm chữ “OK” trong khi giữ các ngón tay khác thẳng và hướng lên trên
  • Bước 3: Quay trở lại vị trí đầu tiên
  • Bước 4: Thực hiện tiếp theo với các ngón tay còn lại, mỗi ngón một lần. Các ngón tay khác nên hướng lên phía trên
  • Bước 5: Thực hiện động tác 10 lần/mỗi ngón tay

Bài tập kéo giãn ngón

  • Bước 1: Cong các ngón tay lại, sao cho đầu ngón chạm vào phần gốc mỗi ngón tay
  • Bước 2: Duy trì động tác này 30 giây
  • Bước 3: Mở các ngón tay trở về vị trí cũ
  • Bước 4: Thực hiện 5 lần với mỗi tay

Bài tập kéo giãn ngón tay

  • Bước 1: Úp lòng bàn tay xuống mặt bàn
  • Bước 2: Các ngón tay hướng thẳng ra ngoài
  • Bước 3: Kéo giãn ngón tay để lòng bàn tay tiếp xúc với mặt bàn, giữ cố định lâu nhất có thể
  • Bước 4: Trở về trạng thái ban đầu, thư giãn, thực hiện 5 lần với mỗi tay

Bài tập duỗi đầu ngón tay

  • Bước 1: Giữ bàn tay theo chiều dọc, với lòng bàn tay hướng về phía cơ thể
  • Bước 2: Đưa các đầu ngón tay xuống dưới để chúng chạm vào phần phía trên của lòng bàn tay
  • Bước 3: Duy trì tư thế này trong 30 giây, sau đó thả ra
  • Bước 4: Lặp lại động tác này khoảng 5 – 7 lần trên mỗi bàn tay

Lời khuyên: Những bài tập cứng khớp ngón tay này đều mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, tuy nhiên trước khi tập luyện, người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của y, bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả như mong đợi.

các bài tập chữa cứng khớp ngón tay dễ thực hiện
Các bài tập trị liệu ngón tay dễ thực hiện. (Nguồn Internet)

9. Biện pháp phòng tránh cứng khớp ngón tay

Tình trạng đau nhức, cứng khớp có mức độ ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả đối tượng, nhất là nhóm đối tượng mà chúng tôi cập nhật ở trên. Để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh rắc rối này trong đời sống hằng ngày, bạn nên tích cực chủ động thực hiện các biện pháp sau:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc bằng bàn tay, hạn chế tình trạng để tay thuận làm việc liên tục trong thời gian dài sẽ gia tăng nguy cơ bị viêm khớp ngón tay. Với nhân viên văn phòng, đặc biệt là làm việc máy tính nhiều nên ngâm tay vào nước ấm (10 – 15 phút) mỗi khi cảm thấy các ngón tay đau nhức, tê buốt.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao nhằm giúp hệ thống xương khớp chắc khỏe và vận động linh hoạt. Bạn cần tránh các động tác gây tổn thương đến ngón tay và cẳng tay.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt cung cấp các loại thực phẩm giàu vitamin D, rau xanh, canxi sẽ để các khớp tay chân linh hoạt, uyển chuyển.
  • Hạn chế tối đa việc dung nạp những thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến xương khớp như: thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ…tránh các loại thức uống có ga và chất kích thích (thuốc lá, bia, rượu…)
cách điều trị cứng khớp ngón tay
Hạn chế sử dụng chất cồn cũng là cách phòng tránh bệnh. (Nguồn Internet)

Nội dung bài viết trên đây là thông tin hữu ích liên quan đến chứng cứng khớp ngón tay. Nếu bạn thật sự cảm thấy khó chịu về căn bệnh này, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để có được sự tư vấn tốt nhất. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết và đừng quên theo dõi thêm thông tin sức khỏe trên website diemchau.net nhé!

Tham khảo thêm các bệnh khác ở ngón tay tại bài viết bên dưới:

trac-nghiem-suc-khoe