Tổng hợp về bệnh vẹo cột sống lưng và cách điều trị hiệu quả

Vẹo cột sống lưng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Không chỉ vậy, đây còn có thể là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy nếu người bệnh không chủ động và điều trị từ sớm sẽ khiến tình trạng này tiến triển nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy vẹo cột sống lưng là bệnh gì và cách điều trị như thế nào?

tổng hợp về bệnh vẹo cột sống lưng.
Tổng hợp về bệnh vẹo cột sống lưng. (Nguồn Internet)

1. Tìm hiểu chung về bệnh vẹo cột sống lưng

Bệnh vẹo cột sống lưng hay còn gọi là vẹo cột sống, là hiện tượng các đốt sống bị cong vẹo sang một bên (trái hoặc phải), thậm chí xoay của các thân đốt sống theo các chiều rất phức tạp. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này nhưng trẻ nhỏ, tuổi vị thành niên (10 – 15 tuổi), người bị suy dinh dưỡng, người có tư thế sinh hoạt xấu…có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

Vẹo cột sống thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng đặc trưng, vì thế rất khó phát hiện kịp thời và chữa trị sớm. Hầu hết các trường hợp khi nhận ra thì bệnh đã diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác, rối loạn tư thế, dị dạng thân hình. Điều này khiến quá trình chữa bệnh vô cùng khó khăn. 

tìm hiểu thông tin liên quan đến bệnh vẹo cột sống lưng
Tìm hiểu thông tin liên quan đến bệnh. (Nguồn Internet)

2. Triệu chứng điển hình của bệnh vẹo cột sống lưng

Mặc dù không có những triệu chứng đặc trưng nhưng nếu người bệnh để ý, lắng nghe cơ thể hay cảm nhận sự thay đổi của cơ thể sẽ thấy bệnh có những dấu hiệu sau:

  • Hai bên vai không bằng, thông thường bên cao bên thấp
  • Gai đốt sống bị lệch sang một bên
  • Xương vùng bả vai nhô cao bất thường
  • Phần xương sườn lồi lên, nổi bật hơn so với bên còn lại, vùng thắt lưng mất cân đối
  • Đầu không nằm ở vị trí trung gian của hai vai
  • Cơ thể lệch sang một bên rõ rệt
  • Độ rộng và hẹp giữa thân và hai tay không giống nhau

Nếu bệnh tiến triển nặng và không có biện pháp can thiệp sớm, người bệnh sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng khác như sau:

  • Vùng lưng luôn trong tình trạng đau nhức
  • Không thể đứng thẳng
  • Đôi chân bị tê, yếu, đau khi di chuyển
  • Ruột và bàng quang bị rối loạn
dấu hiệu nhận biết bệnh vẹo cột sống lưng
Dấu hiệu nhận biết bệnh. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân gây bệnh vẹo cột sống lưng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thủ phạm hàng đầu gây bệnh vẹo cột sống lưng là do tự phát ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân này chiếm trên 85% các trường hợp mắc bệnh hiện nay. Bên cạnh đó bệnh hình thành từ nhiều yếu tố:

  • Nguyên nhân vô căn: Ở người trưởng thành, yếu tố chính khiến bệnh phát sinh có thể là quá trình hình thành của bệnh từ thời thiếu niên. Không hiếm trường hợp bị vẹo đốt sống lưng khi còn nhỏ và diễn biến phức tạp khi người bệnh trưởng thành.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Bị vẹo cột sống lưng cũng có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp mặt sống…Cụ thể, cơn đau do bệnh thoái hóa gây ra khiến bệnh nhân không thể đứng, đi, chạy, nhảy bình thường mà thường phải nghiêng sang một bên. Theo thời gian, tình trạng này ảnh hưởng đến cấu trúc và mấu khớp ban đầu hình thành bệnh cong vẹo cột sống.

Đọc thêm về: Thoát vị đĩa đệm: Biểu hiện, tác nhân, điều trị và phòng ngừa

  • Di truyền: Trong một gia đình, nếu bố hoặc mẹ bị cong vẹo cột sống thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này rất cao.
  • Phụ nữ mang thai: Trong thời gian mang thai, người mẹ chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài hoặc do sự phát triển của thai nhi diễn ra bất thường, không thể thích ứng kịp với cơ thể của mẹ cũng là tác nhân khiến cột sống lưng của trẻ chịu áp lực, dẫn đến cong vẹo.
Nguyên nhân gây bệnh vẹo cột sống lưng
Nguyên nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Bị vẹo cột sống lưng có nguy hiểm không?

Không giống như những căn bệnh khác ở vùng cột sống lưng, vẹo cột sống lưng diễn biến chậm, phát triển dần theo thời gian. Ở giai đoạn đầu, hầu như bệnh không có bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào cũng không gây nguy hại đến tính mạng. Tuy nhiên, một thời gian sau, bệnh trở nặng và gây biến chứng nặng nề, cụ thể:

  • Ngoại hình: Vẹo đốt sống lưng ảnh hưởng rất lớn về mặt ngoại hình gây mất cân đối, rối loạn tư thế, hạn chế các hoạt động ngày thường, dị dạng cơ thể…mất tính thẩm mỹ khiến bệnh nhân tự ti, mặc cảm trong cuộc sống, tác động tiêu cực đến tâm lý.
  • Ảnh hưởng đến các bộ phận lân cận: Tình trạng cong, vẹo cột sống lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh như: xẹp xương sườn khiến ngực lép, xẹp phổi, cản trở máu lưu thông, gây khó thở, suy tim, nặng nề hơn là biến dạng khung xương chậu…và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nữ giới.
  • Đau lưng: Người lớn tuổi nếu không may mắc phải căn bệnh này sẽ phải “sống chung” với tình trạng đau lưng dai dẳng. Hiện tượng đau đớn kéo dài gây trở ngại cuộc sống sinh hoạt thường nhật và làm suy giảm chất lượng công việc.
biến chứng nguy hiểm của bệnh vẹo cột sống lưng
Những biến chứng nguy hiểm. (Nguồn Internet)

5. Cách chẩn đoán bệnh vẹo cộng sống lưng

Để chẩn đoán bệnh vẹo cộng sống lưng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm một hoặc nhiều xét nghiệm dưới đây. Trong đa số các trường hợp, bác sĩ sẽ lặp lại xét nghiệm có kết quả chính nhất để xác định chẩn đoán.

5.1 Kiểm tra lâm sàng

Kiểm tra lâm sàng là bước đầu tiên trong những bước chẩn đoán bệnh và bệnh vẹo cột sống thắt lưng cũng không ngoại lệ. Đầu tiên, bác sĩ sẽ nắm những thông tin thiết yếu, sau đó quan sát lưng của người bệnh. Tiếp theo yêu cầu bệnh nhân ngồi, đứng thẳng lưng hoặc cúi người về phía trước để kiểm tra mức độ cong ở lưng trên và lưng dưới.

5.2 Kiểm tra hình ảnh

Kết thúc bước kiểm tra lâm sàng, tùy vào từng tình trạng bệnh, thể trạng, độ tuổi, giới tính mà bác sĩ áp dụng một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau để xác định nguyên nhân gây bệnh.

  • Chụp X-quang: Cách xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy toàn bộ hình ảnh cột sống chi tiết, rõ nét của người bệnh, giúp họ đo đạc được độ cong bất thường ở vùng cột sống.
  • Chụp MRI: Đối với bệnh nhân bị đau vùng cột sống lan xuống chân hoặc có nghi ngờ mắc bệnh vẹo cột sống lưng, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này. Chụp MRI có khả năng kiểm tra những tổn thương do chèn ép thần kinh. Đồng thời giúp bác sĩ quan sát kỹ xương và mô xung quanh có bị ảnh hưởng hay không.
cách chẩn đoán vẹo cột sống lưng
Phương thức chẩn đoán bệnh hiện nay. (Nguồn Internet)

6. Điều trị bệnh vẹo cột sống lưng bằng cách nào?

Bệnh vẹo cột sống lưng không thể tự khỏi hay có thể chữa trị tại nhà. Vì vậy, nếu cảm thấy vùng cột sống có dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bản thân mắc bệnh, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ đưa ra cách chữa vẹo cột sống lưng phù hợp. Mục đích của việc này đó chính là kiểm soát cơn đau, trị tận gốc nguyên nhân gây ra tình trang này, khôi phục cột sống bình thường.

Nẹp lưng vẹo cột sống

Đây là một trong những cách chữa bệnh vẹo cột sống thắt lưng phổ biến hiện nay. Nẹp lưng vẹo cột sống có tác dụng ổn định cột sống, điều chỉnh tư thế, kiểm soát cơn đau hữu hiệu và chống gù lưng vẹo cột sống. Nếu người bệnh kiên trì đeo nẹp suốt một thời gian dài sẽ mang lại kết quả mong muốn.

Vật lý trị liệu

Một số bài tập chữa bệnh vẹo đốt sống lưng thường liên quan đến phần dưới lưng không chỉ xoa dịu cơn đau mà còn hỗ trợ hệ thống xương khớp chắc khỏe, hạn chế được tình trạng stress, căng thẳng. Trước khi tập luyện, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện đúng các động tác, phù hợp với thể trạng và mang lại hiệu quả cao nhất. 

Đọc thêm về: Gợi ý những bài tập chữa đau cột sống lưng đơn giản, dễ thực hiện

Phương pháp phẫu thuật

Nếu điều trị bệnh bằng cả hai phương pháp trên không mang lại kết quả như mong muốn hoặc tình trạng cong vẹo cột sống lưng không được cải thiện, bác sĩ sẽ áp dụng cách chữa vẹo cột sống lưng phẫu thuật. Phương pháp này có thể chấm dứt tình trạng đau đớn, đưa cột sống trở về vị trí ổn định nhưng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: sốc thuốc, hôn mê, nhiễm trùng, tổn thương hệ thần kinh…

phác đồ điều trị vẹo cột sống lưng
Phác đồ điều trị bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

Chắc hẳn qua bài viết mà Diễm Châu chia sẻ, bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh vẹo cột sống lưng và những biến chứng của nó đối với sức khỏe. Khi phát hiện bệnh, người bệnh nên điều trị theo phác đồ của bác sĩ tránh để lại hậu quả.

Có thể Bạn quan tâm:

Các bài tập chữa gù lưng dễ thực hiện, mang hiệu quả lâu dài

Đau lưng cơ năng là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và hướng chữa trị

Giãn dây chằng lưng là gì? Biểu hiện và cách phòng tránh

trac-nghiem-suc-khoe