Khô khớp gối nên uống thuốc gì? Cách điều trị nào là hiệu quả nhất ?

Khô khớp gối là bệnh phổ biến chung ở rất nhiều người, từ người già đến người trẻ. Hãy cùng Diễm Châu tìm hiểu khô khớp gối là gì cũng như nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh để có cách điều trị kịp thời nhé!

tình trạng khô khớp gối
Tìm hiểu về tình trạng khớp gối bị khô. (Nguồn Internet)

1. Bệnh khô khớp gối là gì?

Khô khớp gối là tình trạng khớp không tiết ra chất nhờn hoặc lượng chất nhờn tiết ra quá ít không đủ bôi trơn khớp gối. Lúc này, người bệnh di chuyển hoặc vận động khớp gối sẽ phát ra tiếng kêu lục cục hoặc lạo xạo.

Nhiều người lầm tưởng, tình trạng khô khớp gối chỉ gặp ở người trung niên hoặc người già. Tuy nhiên, ngày nay hiện tượng này đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống thụ động; thừa cân – béo phì; sinh hoạt và vận động thiếu lành mạnh. Những đối tượng có nguy cơ đối mặt với căn bệnh này có thể kể đến như sau:

  • Nhân viên văn phòng
  • Người lao động tay chân (đặc biệt là những người thường xuyên bưng bê, mang vác vật dụng nặng)
  • Người thừa cân
  • Người nghiện rượu, bia, thuốc lá

Tình trạng khớp gối bị khô kéo dài và không được điều trị đúng phương pháp sẽ là tiền đề dẫn đến các căn bệnh liên quan đến khớp gối, thậm chí khiến khớp gối biến dạng.

hiện tượng khô khớp gối
Hiện tượng khô khớp gối. (Nguồn Internet)

2. Nhận biết triệu chứng của bệnh khô khớp gối

Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên gia, hiện tượng khớp gối bị khô ở giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Song, một thời gian ngắn sau người bệnh sẽ cảm nhận:

  • Cơn đau âm ỉ ở đầu gối khi người bệnh di chuyển hoặc thực hiện các động tác co, gập, duỗi, xoắn…cơn đau có thể dữ dội hơn khi người bệnh ngồi xổm
  • Tình trạng đau đớn có thể biến mất nhưng cũng tự trở lại và liên tục tái phát. Mức độ đau tăng dần theo thời gian khiến vùng khớp bị nóng và sưng tấy
  • Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ nghe tiếp kêu lục cục ở khớp gối, có cảm giác khớp gối phát ra âm thanh lạo xạo trong quá trình di chuyển. Hiện tượng này khởi phát do chất bôi trơn trong khớp hao hụt khiến sụn khớp bị hao mòn dần, lâu ngày gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối
  • Hiện tượng khớp gối bị khô kéo dài sẽ khiến các cơ dần bị suy yếu. Lúc này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, đi lại
dấu hiệu điển hình của tình trạng khô khớp gối
Dấu hiệu điển hình. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân hàng đầu gây khô khớp gối

Dưới góc độ chuyên môn, nhiều bác sĩ nhận định bệnh khô khớp gối do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu phát sinh từ 3 nguyên nhân chính sau đây: tổn thương sụn khớp, giảm tiết dịch khớp, tổn thương xương dưới sụn. Trong đó tổn thương sụn khớp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.

3.1 Nguyên nhân gây khô khớp gối ở người già

Càng lớn tuổi, cơ thể càng dễ bị lão hóa khiến các sụn khớp cũng trở nên mỏng và hao mòn dần theo thời gian. Lúc này, trên bề mặt lớp xương bên dưới cũng xuất hiện các gai xương. Những gai xương va chạm với nhau sẽ gây đau nhức và tạo ra âm thanh mỗi khi đi lại, vận động. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khô khớp gối ở người già (người cao tuổi).

3.2 Nguyên nhân gây khô khớp gối ở người trẻ

  • Thừa cân: Nhiều tài liệu cho thấy, thừa cân là yếu tố khiến dịch tiết ở khớp gối tiết ra ít hơn. Lý do, khi cơ thể nặng thêm một ký đồng nghĩa với khớp gối phải chịu áp lực thêm gấp 3 số kg tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sụn khớp
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Thường xuyên bưng bê, mang vác nặng, ngồi xổm, chéo chân, đi lại quá nhiều… cũng khiến khớp gối vốn đã dễ bị tổn thương càng nhanh thoái hóa
  • Lối sống thụ động: Lười tập thể dục, thể thao có nguy cơ khiến khớp gối bị khô và dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối. Không những vậy, khi bạn ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu hay không vận động cơ cũng đều là nguyên nhân khiến khớp gối lỏng lẻo và yếu dần, hệ thống khớp gối bao gồm gân, sụn, dây chằng dễ bị lệch, chệch và tổn thương nghiêm trọng
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất, tác động không nhỏ đến quá trình tái tạo tế bào sụn khớp, lượng chất nhầy ở khớp tiết ra cũng ít lại. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng chất kích thích như thuốc lá, chất có cồn (rượu, bia…) cũng khiến xương khớp bị khô cứng, lỏng lẻo
  • Mang giày cao gót: Thói quen đi giày cao gót ở nữ giới cũng tác động không nhỏ đến khớp gối, đồng thời làm tăng nguy cơ khô khớp và thoái hóa. Bởi đi giày cao gót làm cho phần sụn khớp chịu áp lực trở nên căng thẳng hơn
nguyên nhân gây khô khớp gối
Nguyên nhân gây khô khớp. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Thoái hoá khớp gối là gì? Dấu hiệu và cách chữa bệnh an toàn

4. Những biến chứng khôn lường của bệnh khô khớp gối

Khớp gối thiếu dịch bôi trơn gây nhiều bất tiện, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Tình trạng này nếu không được kiểm soát và có phương pháp điều trị đúng sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Biến dạng xương: Hiện tượng thiếu chất nhờn ở khớp gối kéo dài sẽ làm cho khớp bị tổn thương nặng khiến xương biến dạng. Từ đó làm cho dáng đi của người bệnh cũng thay đổi và mất cân bằng trong quá trình di chuyển
  • Teo cơ: Đây cũng là hệ quả mà tình trạng khô khớp gối để lại. Người bệnh luôn cảm thấy vùng đầu gối đau nhức, sưng to thậm chí nhiều lúc đầu gối không có cảm giác. Tình trạng này kéo dài gây teo cơ quanh khớp, đồng thời làm mất khả năng di chuyển và vận động của đôi chân
  • Đau thần kinh tọa: Nhiều bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết, khô khớp gối cũng là tiền đề dẫn đến bệnh đau thần kinh tọa. Bởi sau một thời gian bị khô khớp gối, người bệnh thường bị đau nhức mỏi toàn thân hoặc đau vùng thắt lưng, cơn đau chạy từ vùng lưng đến gót chân
  • Liệt khớp: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của hiện tượng khớp gối bị khô. Các khớp không tiết đủ dịch nhầy bôi trơn khớp gối khiến bộ phận này rơi vào tình trạng khô cứng lâu ngày dẫn đến liệt khớp.
biến chứng nguy hiểm của chấn thương khô khớp gối
Biến chứng nguy hiểm của bệnh. (Nguồn Internet)

5. Khô khớp gối có đi bộ và tập thể dục được không?

Nhiều người truyền tai nhau, bị đau khớp gối không nên đi bộ hay tập thể dục. Bởi đi bộ hay tập thể dục sẽ khiến các triệu chứng của tình trạng khớp gối bị khô trở nên nghiêm trọng hơn. Song đây chỉ là “lời đồn”.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, người bị khô khớp gối nên đi bộ và tập thể dục. Việc làm này sẽ giúp khí huyết lưu thông, hỗ trợ tuần hoàn máu đến các chi để cung cấp dưỡng chất, sản sinh dịch khớp; cải thiện bôi trơn khớp gối tự nhiên. Đồng thời hỗ trợ các bộ phận xương khớp hồi phục nhanh hơn.

Tuy nhiên, việc đi bộ và tập luyện như thế nào là đúng cách để không gây hiệu quả ngược cũng là vấn đề mà nhiều người lăn tăn.

  • Mỗi ngày người bệnh nên dành 60 phút để đi bộ hoặc tập thể dục vào buổi sáng và buổi xế chiều. Mỗi lần tập luyện chừng 25 – 30 phút
  • Nên đi bộ với tốc độ chậm, không sải bước quá rộng tránh tình trạng làm đau khớp gối
  • Trước khi tập thể dục nên khởi động kỹ để làm nóng cơ thể
  • Trong quá trình đi bộ hoặc thực hiện các động tác thể dục nếu cảm thấy khớp gối sưng, nhức hoặc quá mỏi nên dừng lại nghỉ ngơi, sau đó chườm đá cho đến khi các triệu chứng này giảm hẳn mới tiếp tục
  • Nên đi bộ trên con đường bằng phẳng, tránh đường dốc hoặc gồ ghề
  • Nên chọn trang phục, giày thoải mái và đem theo nước uống 
khô khớp gối có thể đi bộ
Người bị khô khớp có thể đi bộ. (Nguồn Internet)

Mong rằng nội dung trên đây là câu trả lời thỏa đáng cho các câu hỏi: khô khớp gối có nên đi bộ không khô khớp gối có nên tập thể dục. Người bệnh nên luyện tập đều đặn và đúng cách để cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối và giúp bộ phận xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.

6. Cách chẩn đoán bệnh khô khớp gối

Áp dụng những phương pháp chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và xác định mức độ tổn thương khô khớp gối là việc nên làm. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý và đẩy lùi căn bệnh phiền toái này nhanh chóng hơn.

6.1 Kiểm tra lâm sàng

Bác sĩ sẽ quan sát khớp gối bệnh nhân qua những dấu hiệu bên ngoài (sưng, viêm), đồng thời đề nghị bệnh nhân co, duỗi khớp gối bị thương để phỏng đoán mức độ tổn thương. Nếu bị một bên gối thì bác sĩ sẽ so sánh giữa hai bên để thấy sự chênh lệch do bên gối bị sưng, viêm to hơn. Sau khi chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

6.2 Xét nghiệm hình ảnh

  • Chụp phim X-quang: Đây là cách xét nghiệm bệnh phổ biến và được nhiều đơn vị y tế áp dụng hiện nay, song chỉ mang lại hình ảnh tổng quan. Với cách chẩn đoán này, bác sĩ chưa thể kết luận tác nhân gây bệnh
  • Chụp cộng hưởng MRI: Với hình ảnh rõ nét, phim được chụp từ cộng hưởng MRI cho kết quả tốt nhất. Dựa vào hình ảnh được chụp, bác sĩ sẽ phát hiện những tổn thương bên trong và cả bên ngoài của khớp gối như: rạn nứt xương, gãy xương…
cách chẩn đoán khô khớp gối
Những cách chẩn đoán bệnh phổ biến hiện nay. (Nguồn Internet)

7. Phác đồ điều trị bệnh khô khớp gối hiệu quả

Với những biến chứng mà khô khớp gối gây ra, thăm khám và điều trị bệnh sớm là việc làm cần thiết. Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh phổ biến, bạn có thể tham khảo:

7.1 Xử lý tại nhà

Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mà bạn lựa chọn cách điều trị phù hợp.

Đối với chấn thương mới xảy ra, tình trạng bệnh nhẹ; các biện pháp xử lý tại nhà dưới đây có khả năng giảm đau nhức, cứng khớp cho đến khi vết thương hồi phục và hạn chế hiện tượng khô khớp.

  • Nghỉ ngơi ít nhất 48h sau khi chấn thương xảy ra
  • Chườm lạnh vào vị trí bị sưng, viêm

7.2 Thuốc Tây y

Khô khớp gối uống thuốc gì? Khi bị khô khớp gối nhiều bệnh nhân có thói quen sử dụng thuốc Tây y. Bởi các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid hoặc corticoid có tác dụng giảm nhanh cơn đau nhức và sưng tấy hiệu quả. Đồng thời khiến việc cử động, đi lại trở nên dễ dàng hơn. Song các loại thuốc này thường gây ra tác dụng phụ như: các bệnh lý liên quan đến thận, gan, dạ dày…Cho nên, trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ và không tùy tiện sử dụng thuốc theo cảm tính.

7.3 Tiêm chất nhờn Hyaluronic Acid vào khớp

Đây là một trong những cách điều trị khô khớp gối phổ biến hiện nay. Việc tiêm chất nhờn có thể làm giảm khô và giảm ma sát các đầu xương giúp khớp hoạt động trơn tru và giảm đau đáng kể. Tuy nhiên, loại chất nhờn này chỉ tồn tại được trong khớp một thời gian ngắn và chỉ mang tính chữa bệnh tạm thời. Vì vậy, nếu lựa chọn phương pháp chữa bệnh này người bệnh bắt buộc phải thực hiện tiêm chất nhờn nhiều lần. 

Lưu ý: Việc tiêm chất nhờn phải do các bác sĩ giàu kinh nghiệm, vững tay nghề thực hiện, vì nếu bất cẩn hoặc gặp một sự cố nhỏ trong quá trình tiêm cũng sẽ khiến khớp bị nhiễm trùng, thậm chí teo cơ.

7.4 Trị liệu vật lý

Phương pháp vật lý trị liệu có khả năng tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho xương khớp. Đồng thời, thúc đẩy các bộ phận xương khớp xung quanh hoạt động cũng như tiết dịch nhiều hơn và tăng chất dịch khô khớp từ bên trong. Tùy vào cơ địa, sức khỏe và mức độ bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ thiết kế và hướng dẫn bài tập vật lý riêng. Chính vì vậy, người bệnh không nên luyện tập các bài tập theo phác đồ của người khác. Việc làm này sẽ khiến tình trạng khô khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

7.5 Phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân bị khô khớp gối do nguyên nhân bệnh lý như: thoái hóa khớp, viêm khớp, sụn khớp…không thể chữa khỏi bằng các phương pháp trên, bắt buộc bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật để nắn chỉnh hoặc ghép sụn với mục đích khôi phục lại chức năng cho cơ, xương, khớp. Quá trình phẫu thuật khớp gối diễn ra nhanh với sự thực hiện của bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và thiết bị y tế hiện đại. Cho nên, bệnh nhân không cần quá lo lắng nhé!

cách điều trị khô khớp gối
Những phương pháp chữa bệnh hiện nay. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Tràn dịch khớp gối: Tác nhân, biểu hiện và phác đồ điều trị

8. Gợi ý thực phẩm dành cho người bị khô khớp gối

Vẫn biết, mỗi loại thực phẩm đều mang đến một lượng dinh dưỡng nhất định cho cơ thể, song cũng có những thứ tốt và không tốt. Vậy đâu là những thực phẩm mà người bị khô khớp gối nên ăn và hạn chế? Bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây để có lời giải đáp chính xác nhé!

8.1 Khô khớp gối nên ăn gì?

Một trong những nguyên nhân khiến khớp gối thiếu dẫn dịch bôi trơn là do chế độ ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất. Chính vì vậy khi mắc phải căn bệnh này nhiều bệnh nhân lo lắng bị khô khớp gối nên ăn gì? Để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tiến triển nặng và giúp vết thương nhanh hồi phục, người bệnh nên tăng cường bổ sung các thực phẩm dưới đây vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.

8.1.1 Sữa và các chế phẩm từ sữa

Trong sữa có nguồn vitamin D và canxi rất dồi dào có khả năng cải thiện chất lượng xương khớp, đồng thời thành phần collagen thủy phân còn tham gia vào quá trình tái tạo sụn khớp, hỗ trợ khớp trở nên khỏe mạnh, linh hoạt hơn. Chính vì vậy, khi mắc bệnh khô xương khớp, người bệnh nên tiêu thụ các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai…mỗi ngày.

8.1.2 Ngũ cốc

Bị khô khớp gối nên ăn gì? Ngũ cốc là sự lựa chọn hợp lý. Bởi trong ngũ cốc (lúa mì, yến mạch, các loại đậu, mè gạo lứt…) rất giàu nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào giúp làm chậm quá trình oxy hóa đồng thời ngăn ngừa lão hóa. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, đậu nành có khả năng ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp và xương dưới sụn, đồng thời ngăn cản những tác động xấu hủy hoại sụn khớp.

8.1.3 Một số loại cá biển

Các loại cá biển như: cá ngừ, cá moi, cá trích, cá hồi…giàu axit béo omega-3. Dưỡng chất này có khả năng giảm đau, giảm sưng và giảm khô khớp hữu hiệu. Cho nê,n người bệnh cần bổ sung cá trong thực đơn ăn uống hằng ngày, có thể 2 – 3 lần/tuần để giúp hỗ trợ xương khớp dẻo dai, chắc khỏe.

8.1.4 Hải sản

Với mục đích bổ sung lượng canxi và chữa lành tổn thương khớp gối, bệnh nhân nên tăng cường tiêu thụ các loại hải sản như: tôm, cua, hàu, cá biển, ốc…Chúng chứa một lượng canxi, omega 3, kẽm, kali, magie dồi dào có khả năng cải thiện hệ thống xương khớp và tiết dịch khớp bôi trơn đầu gối. Từ đó giúp người bệnh đi lại, vận động (co, duỗi) khớp gối dễ dàng. 

8.1.5 Rau, củ, quả

Các loại rau xanh: đậu bắp, rau mồng tơi, bông cải xanh… giàu chất xơ, vitamin K và chứa một lượng dịch nhờn tự nhiên, hỗ trợ tăng chất nhờn cho khớp rất tốt. Còn trong trái cây: đu đủ, cam, chanh, bưởi…chứa một lượng vitamin C đáng kể giúp kháng viêm hiệu quả. Không những vậy, chúng còn sản sinh ra lượng collagen khổng lồ, tạo sự liên kết và duy trì hoạt động của hệ thống xương khớp.

người bị khô khớp gối ăn gì
Thực phẩm tốt cho hệ xương khớp. (Nguồn Internet)

Tham khảo chi tiết tại: Người bị khô khớp gối nên ăn gì để khớp gối nhanh hồi phục?

8.2 Một số điều cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng 

  • Hạn chế dung nạp những thực phẩm gây hại cho sức khỏe như: thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và nhiều đường; thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng gói… nhằm kiểm soát trọng lượng cơ thể. Vì thừa cân – béo phì là một trong những “thủ phạm” khiến đầu gối chịu nhiều thiệt thòi vì sức nặng của cơ thể đè ép và gây áp lực lên chúng. Vì thế, người bệnh nên duy trì cân nặng ở mức ổn định.
  • Trong thời gian điều trị hiện tượng khô khớp gối, người bệnh nên tránh sử dụng chất kích thích (thuốc lá) và một số đồ uống có cồn như: bia, rượu. Bởi đồ uống có cồn và chất kích thích đều nguy hại đến sức khỏe và có nguy cơ làm giảm lượng oxy đến khớp, đẩy nhanh tốc độ hủy xương. Không những vậy, chúng còn khiến triệu chứng đau nhức, sưng viêm trở nên tồi tệ và quá trình lão hóa cơ thể diễn ra chóng vánh hơn.
  • Cung cấp 2- 3 lít nước mỗi ngày nhằm bổ sung lượng nước cho cơ thể và tạo môi trường ẩm nhằm giúp bôi trơn và tăng độ đàn hồi cho khớp.
  • Bên cạnh những điều cần lưu ý trên, người bệnh có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng Glucosamine và Chondroitin để hỗ trợ đẩy lùi bệnh xương khớp, trong đó có khô khớp gối và ngăn chặn quá trình bào mòn sụn khớp giúp xương khớp luôn trong tình trạng ổn định. Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời gian, liệu lượng dùng để tránh tác dụng phụ.
người bị khô khớp gối nên hạn chế
Thực phẩm người bệnh nên hạn chế dung nạp. (Nguồn Internet)

9. Chế độ sinh hoạt, tập luyện dành cho người bị khô khớp gối

Ngoài chế độ ăn uống khoa học, người bị khô khớp gối cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt cũng như tập luyện đúng cách để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

9.1 Chế độ sinh hoạt

Bệnh nhân nên thay đổi một số thói quen xấu như: mang vác, bưng bê vật dụng nặng; hạn chế lên xuống cầu thang hoặc leo dốc nhiều lần; tránh ngồi xổm, khoanh tròn đầu gối gây áp lực lên bộ phận đầu gối và dẫn đến hiện tượng khô khớp.

Nếu tính chất công việc thường xuyên ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu thì người bệnh nên dành thời gian giải lao, đứng lên thư giãn, co duỗi đầu gối hoặc thực hiện vài động tác nhẹ nhàng giúp bôi trơn khớp, đồng thời hỗ trợ điều trị chứng khô khớp.

Ngoài ra, người bệnh nên nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái, tránh tình trạng stress, căng thẳng kéo dài. 

9.2 Chế độ tập luyện 

Việc tập thể dục đúng cách và thường xuyên không chỉ nâng cao sức khỏe tổng thể mà còn thúc đẩy đầu gối tiết ra dịch bôi trơn. Một số bài tập bác sĩ khuyến cáo người bệnh thực hiện như: nâng chân, kéo giãn cơ đùi dưới, nằm ngửa nhấc chân…Lưu ý: Trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, người bệnh cũng nên khởi động trước. Sau đó, luyện tập từ cơ bản đến nâng cao, không tập luyện với tốc độ quá nhanh làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhiều người có thói quen cố gắng tập luyện quá sức khi cơ thể xuất hiện những cơn đau, bởi họ cho rằng việc tập luyện sẽ làm giảm đau đớn và lấy lại sức mạnh cho đầu gối. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng: Việc tập luyện khi cơ thể đau mỏi hoàn toàn không tốt cho hệ thống xương khớp. Cách tốt nhất là người bệnh nên nghỉ ngơi để các khớp xương có thời gian ổn định. Sau một thời gian ngắn, khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn bạn hãy tập luyện trở lại để cải thiện sự dẻo dai của xương khớp.

chế độ sinh hoạt dành cho người bị khô khớp gối
Chế độ sinh hoạt, tập luyện dành cho người bệnh. (Nguồn Internet)

Mong rằng sau khi tham khảo bài biết này, bạn đọc hiểu hơn về bệnh khô khớp gối và cách điều trị hiệu quả.

trac-nghiem-suc-khoe