Đau lưng là biểu hiện của bệnh gì ? Cách giảm đau hiệu quả tại nhà

Đau lưng là cảm giác đau nhói, đau như dao đâm tại một điểm hay một vùng hoặc có thể chạy dọc sống lưng và được chia thành các khoảng: đau lưng trên, đau thắt lưng và đau lưng dưới gần mông. Người bệnh không thể vận động bình thường, không đứng thẳng được, có trường hợp xảy ra khó thở do cơn đau lan ra kéo theo co rút cơ lồng ngực hoặc cơ liên sườn.

Đau lưng là triệu chứng bệnh lý phổ biến thường gặp ở nhiều người cao tuổi và trung niên. Đáng lo ngại là càng ngày độ tuổi mắc chứng bệnh này càng trẻ hóa và có tính chất nghiêm trọng và khó điều trị hơn. 

Đau lưng có nhiều mức độ mà đôi khi chúng ta chủ quan cho đó là điều bình thường do tính chất lão hóa tự nhiên, hoặc đặc thù công việc nên thường bỏ qua nó. Nhưng đôi khi đau lưng có thể là những dấu hiệu sớm của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Do đó, việc xác định sớm nguyên nhân cũng như vị trí đau lưng để tìm ra phác đồ điều trị cùng các bài tập giảm đau sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả cao nhất, giảm thiểu được nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng do đau lưng, nâng cao tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bài viết dưới đây Diễm Châu sẽ tổng hợp các kiến thức để trả lời cho câu hỏi Đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân đau lưng là gì? Cách điều trị đau lưng và các bài tập thể dục chữa đau lưng.

1. Khái quát về Bệnh đau lưng

Trước hết ta cần hiểu đau lưng là bệnh gì? Đau lưng là tổ hợp các hội chứng đau tại vùng lưng (vị trí tính từ L1 đến hết xương cụt). Cảm giác đau có thể chạy dọc sống lưng hoặc chỉ tập trung vào một vùng và được chia thành các khoảng: đau lưng trên, đau thắt lưng và đau lưng dưới gần mông.

đau lưng là bệnh gì
ĐAU LƯNG là triệu chứng bệnh lý phổ biến thường gặp ở nhiều người cao tuổi và trung niên (Nguồn internet)

Đau lưng thường chia thành 2 nhóm. Tùy vào tính chất, tần suất và độ dài cơn đau, mà người ta có thể đánh giá bệnh thuộc vào nhóm Đau lưng cấp tính hay Đau lưng mạn tính.

1.1. Đau lưng cấp

  • Tính chất cơn đau: đau lưng xuất hiện đột ngột, đau nhói nhói tại một điểm hay một vùng, đau như dao đâm ở vùng thắt lưng. Người bệnh không thể vận động bình thường, không đứng thẳng được, có trường hợp xảy ra khó thở do cơn đau lan ra kéo theo co rút cơ lồng ngực hoặc cơ liên sườn.
  • Độ dài cơn đau: thường ngắn, kéo dài vài ngày đến vài tuần và giảm khi bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị kết hợp nghỉ ngơi và tập phục hồi chức năng. Một số trường hợp, đau lưng tự biến mất mà không cần sử dụng thuốc.
  • Đau lưng cấp thường gặp trong các trường hợp: chấn thương, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm, viêm thận bể thận cấp,…

1.2. Đau lưng mãn tính

  • Tính chất cơn đau: đau lưng dai dẳng, âm ỉ, đau thường tập trung ở một vị trí, đau có thể lan sang các vùng khác trên lưng hoặc thậm chí cả bả vai và cánh tay, cũng có khi đau nhiều do bệnh tiến triển nặng.
  • Độ dài cơn đau: kéo dài hơn 3 tháng, diễn biến chậm và nặng dần theo thời gian nếu người bệnh chủ quan, không điều trị ngay.
  • Đau lưng mãn tính thường gặp trong các trường hợp: thoái hóa đốt sống, loãng xương, sỏi thận, di chứng sau sinh ở phụ nữ,…

2. Các vị trí đau lưng thường gặp

Vị trí đau lưng có mối quan hệ mật thiết với nguyên nhân gây đau. Do đó, bác sĩ có thể căn cứ vào vị trí đau để chẩn đoán bệnh lý.

2.1. Đau lưng trên

  • Vị trí lưng trên: gồm 12 đốt sống ngực, từ dưới cổ đến thắt lưng (T1-T12)
  • Triệu chứng: 

Đau lưng trên kèm theo ho, khó thở, tức ngực là biểu hiện của bệnh lý về phổi như viêm phổi, ung thư phổi, lao phổi…

Bệnh nhân đau lưng trên và có tiền sử tai nạn, vận động quá sức, bê vác nặng: đau lưng trên có thể là dấu hiệu của giãn dây chằng cột sống ngang lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống lưng, gai cột sống… 

Bệnh nhân đau nhức phần lưng trên như bị kim châm, cơn đau lan xuống tay, bàn tay hay toàn thân: dấu hiệu của bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là viêm khớp.

Đau lưng trên cũng có thể do các nguyên nhân như viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày, người cao tuổi, loãng xương, thiếu canxi…

Đọc thêm: Đau lưng trên – Nguyên nhân và điều trị

2.2. Đau thắt lưng

– Vị trí thắt lưng: ngay dưới lưng trên, gồm 5 đốt sống (L1-L5)

Đau thắt lưng kèm đau bụng: biểu hiện thường gặp ở người tiểu sử bệnh thận, tuyến tiền liệt, viêm loét dạ dày – tá tràng.

Phụ nữ mang thai và sau sinh, đặc biệt là sinh mổ dễ đau thắt lưng. Do áp lực thai nhi lớn dần lên thần kinh, dây chằng và do tác dụng không mong muốn sau khi gây tê tủy sống.

Bệnh nhân đau buốt thắt lưng: có khả năng mắc thoát vị đĩa đệm thắt lưng đốt sống L1 – L5.

Đọc thêm: Đau thắt lưng có nguy hiểm không?

phụ nữ mang thai thường đau lưng
Phụ nữ mang thai thường đau lưng (Nguồn Internet)

2.3. Đau lưng dưới gần mông

  • Vị trí đau lưng dưới gần mông: dưới thắt lưng, phần xương cụt.
  • Triệu chứng:

Cơn đau lưng tại vị trí lưng dưới gần mông thường xuất hiện ở phụ nữ, nguyên nhân có thể do bệnh lý phụ khoa: viêm hay ung thư cổ tử cung, u xương…

3. Nguyên nhân gây đau lưng

Sau khi xác định được vị trí đau lưng, cùng các xét nghiệm, hình ảnh cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây đau lưng, từ đó có các phương pháp và hướng điều trị rõ ràng, cụ thể và triệt để tận gốc vấn đề. Dựa vào tính chất tác động, nguyên nhân gây đau lưng được chia thành 2 nhóm chính sau đây:

3.1. Nguyên nhân cơ học

  • Chấn thương: do tai nạn trong công việc,sinh hoạt hay khi tham gia giao thông, vận động quá mức… Các chấn thương này tác động trực tiếp đến việc tổn thương và quá tải cho sống lưng. Đau lưng trong trường hợp này thường là đau lưng cấp và thường phải sử dụng đến biện pháp can thiệp ngoại khoa để điều trị.
  • Thói quen sinh hoạt và làm việc không khoa học: Nếu giữ nguyên 1 tư thế làm việc quá lâu, ngồi học/làm việc không đúng tư thế, lao động vất vả, mang vác vật nặng, ngủ sai tư thế hoặc nằm nghiêng nhiều về một bên (ngủ dậy đau lưng),… sẽ dẫn đến việc đau lưng khi ngủ dậy, sau khi nghỉ ngơi dài, đau kéo dài do bị lệch khớp, cứng khớp, khô khớp do các nguyên nhân trên gây ra. 
  • Thừa cân – béo phì: trọng lượng cơ thể lớn dồn lên cột sống khiến cột sống quá tải dễ ảnh hưởng đến cấu trúc của lưng và là nguyên nhân gây đau lưng, đặc biệt là đau thắt lưng và đau lưng dưới gần mông do đây là phần nâng đỡ và chịu tải trọng phần trên của cơ thể.
  • Phụ nữ bị đau lưng khi mang thai: hầu hết các bà mẹ khi mang thai đều sẽ phải trải qua cảm giác đau lưng khó chịu này. Nguyên nhân là khi mang thai hormone trong cơ thể có sự thay đổi dẫn đến việc các khớp và dây chằng vùng lưng tới vùng gai chậu bị lỏng lẻo gây cảm giác đau thắt lưng và nhức vùng sống lưng .
  • Ngoài ra việc thiếu hụt canxi, tăng kích thước bụng và trọng lượng cơ thể khiến cột sống vừa bị thiếu chất, lại phải chịu tải trọng cơ thể tác động lên nhiều hơn nên đau mỏi lưng là điều không thể tránh khỏi.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi: là nguyên nhân thường gặp ở phụ nữ mang thai và cho con bú hay phụ nữ ở tuổi mãn kinh do cấu trúc xương bị thiếu chất.

3.2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài nguyên các nguyên nhân cơ học, đau lưngcũng là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý về xương khớp hoặc các bệnh lý liên quan có ảnh hưởng đến cột sống. Nguyên nhân bệnh lý thường khiến cho bệnh nhân có cơn đau mãn tính, một số trường hợp có đợt cấp khi bệnh tình tiến triển nặng.

3.2.1. Bệnh lý xương khớp

Các bệnh lý về xương khớp phổ biến có thể kể đến: thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp… Những bệnh này đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và cấu trúc của sống lưng gây đau lưng và ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh.

  • Thoát vị đĩa đệm: Bệnh nhân bị đau lưng do nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí giải phẫu bình thường gây tổn thương sợi cơ và chèn ép vào các dây thần kinh ở cột sống.
  • Thoái hóa cột sống: Ta có thể hiểu đơn giản đó là vấn đề lão hóa về mặt cấu trúc và chức năng của cột sống gây cho bệnh nhân cơn đau âm ỉ kéo dài và tiến triển chậm theo độ tuổi. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là tình trạng tổn thương tại tổ chức khớp gây chèn ép, ảnh hưởng đến cột sống và gây đau khớp mạn tính kéo dài.
  • Viêm cột sống dính khớp: Tình trạng viêm dính khớp tiến triển theo thời gian dẫn đến tình trạng cứng cột sống gây đau lưng và khó cử động, tiến triển nặng có thể gây gù, hoặc dị dạng cột sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ và sinh hoạt của người bệnh.

Ở những người bệnh này thường xuất hiện đau khi ngủ dậy, sau khi nghỉ ngơi hoặc làm việc lâu ở 1 tư tế do có hiện tượng cứng khớp.

3.2.2. Bệnh lý liên quan

Có thể hiểu đơn giản đó là các bệnh lý ở vùng khác trên ở thể nhưng có liên quan đến vị trí hoặc chức năng của cột sống gây đau lưng như: bệnh lý hệ tiết niệu, bệnh lý hệ tiêu hóa, phụ khoa…

Bệnh lý hệ tiết niệu gây đau lưng
Bệnh lý hệ tiết niệu sẽ gây ra hiện tượng đau lưng dưới gần mông (Nguồn Internet)
  • Bệnh lý hệ tiết niệu: thường gặp nhất là sỏi thận, viêm thận bể thận, viêm đường tiết niệu… Do vị trí giải phẫu hệ tiết niệu và đặc biệt là thận nằm sau phúc mạc ngay sát 2 bên cột sống thắt lưng nên khi xảy ra bệnh lý sẽ gây ra hiện tượng đau lưng dưới gần mông, kèm theo các triệu chứng đặc thù khác như: đau thắt lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu,…
  • Bệnh lý hệ tiêu hóa: điển hình có thể kể đến hội chứng ruột kích thích và viêm ruột thừa. Với hội chứng ruột kích thích cơn đau sẽ kéo lan ra sau lưng kèm triệu chứng khác như nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Sở dĩ có kèm theo đau lưng là do khi ruột kích thích gây tăng co bóp kéo theo sự co cơ thành bụng và lan sang các cơ sau lưng.
  • Đối với viêm ruột thừa thì tính chất và vị trí đau lưng cũng điển hình hơn, đau chủ yếu ở thắt lưng dưới bên phải kèm theo buồn nôn và cơn đau quặn thắt ruột. Đau lưng trong bệnh lý tiêu hóa thường là đau cấp tính.
  • Bệnh phụ khoa: Đau lưng trong trường hợp do viêm xơ tử cung hay ung thư tử cung thường có nhưng không rõ ràng và không phải triệu chứng đặc hiệu. Đau lưng thường gặp nhất là trước và trong những ngày đầu có kinh nguyệt do sự co thắt ở tử cung và sự thay đổi hormone trong quá trình rụng trứng.

4. Phương pháp y khoa chẩn đoán đau lưng

Hiện nay để chẩn đoán đau lưng phần lớn thông qua kết quả đánh giá triệu chứng và chẩn đoán hình ảnh. 

Việc chẩn đoán hình ảnh có thể được tiến hành bằng cách chụp X.Quang, Chụp bao rễ thần kinh, Chụp cắt lớp vi tính, Chụp cộng hưởng từ (MRI)… Thông qua hình ảnh trên phim, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng cột sống, rễ thần kinh, từ đó xác định bất thường và và đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên với các trường hợp đau lưng nhẹ chưa tiến triển nhiều thì việc chẩn đoán hình ảnh không có nhiều giá trị. 

Ngoài chụp phim, đau lưng còn có thể được đánh giá qua đo mức độ loãng xương và đánh giá khả năng vận động.

5. Đau lưng và điều trị đau lưng

Câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là với tính chất và mức độ mắc phổ biến ở nhiều lứa tuổi, nhiều người mắc cũng như các tác hại, biến chứng của nó thì liệu đau lưng có điều trị dứt điểm được hay không? Đau lưng và cách chữa đau lưng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm và chưa tìm được lời giải.

Câu trả lời là nếu tuân thủ đúng theo nguyên tắc phác đồ điều trị, kiên trì cùng chế độ luyện tập kết hợp ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh đau lưng giảm đến 80% cơn đau và các triệu chứng kèm theo.

Mục đích của việc điều trị đau lưng hiệu quả là giảm bớt/ loại bỏ các nguyên nhân gây đau lưng, từ đó giúp người bệnh giảm cảm giác đau đớn, phục hồi chức năng hoạt động bình thường, giảm thiểu biến chứng liên quan và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị đau lưng sẽ được dựa theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

5.1. Nguyên tắc điều trị đau lưng

Việc điều trị đau lưng phải đảm bảo theo nguyên tắc:

  • Xác định rõ nguyên nhân và mức độ đau lưng của người bệnh
  • Điều trị triệu chứng bằng thuốc kết hợp với biện pháp phục hồi chức năng. 
  • Không lạm dụng điều trị ngoại khoa, chỉ can thiệp ngoại khoa khi tình trạng bệnh nghiêm trọng và không thể cải thiện nếu chỉ dùng thuốc, châm cứu bấm huyệt và tập phục hồi chức năng.

5.2. Điều trị cụ thể

5.2.1. Không dùng thuốc

  1. Việc nghỉ ngơi cũng là một phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả. Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi ở tư thế thoải mái, vị trí nằm thoáng mát, yên tĩnh, tránh căng thẳng, stress. Tuy nhiên không nên nằm quá lâu vì việc này sẽ dẫn đến cứng cơ và khi ngủ dậy sẽ khó vận động, thậm chí cơn đau sẽ tăng lên.
  2. Tránh làm việc quá sức hay bê vác nặng để giảm thiểu áp lực lên sống lưng.
  3. Điều trị bằng các phương pháp Đông y:
  • Châm cứu, bấm huyệt: Với phương pháp này, khí huyết và huyệt vùng lưng sẽ được đả khí và lưu thông tốt hơn. Từ đó giảm đau và giúp tăng khả năng vận động cho người bệnh.
  • Nhiệt trị liệu nóng: Việc sử dụng nhiệt trị liệu nóng cụ thể là các phương pháp như dùng sáp nóng, parafin, tia hồng ngoại nhằm làm giãn cơ và cải thiện cơn đau.
  • Xoa bóp, massage: Mục đích của việc này giúp các cơ được thư giãn, người bệnh đỡ căng thẳng, mệt mỏi. Mặc dù chỉ có tác dụng nhất thời và không để lại hiệu quả lâu nhưng đây là phương pháp dễ thực hiện và ít biến chứng.
massage giúp giảm đau lưng
Châm cứu, bấm huyệt giúp điều trị bệnh đau lưng hiệu quả (Nguồn Internet)
  • Tập các bài thể dục chữa đau lưng, bài tập phục hồi chức năng hay các động tác yoga chữa đau lưng phù hợp với tình trạng đau của người bệnh là biện pháp an toàn có tác dụng lâu dài nếu người bệnh kiên trì tập luyện.

5.2.2. Sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc có thể khiến cơn đau được giải quyết ngay trong thời gian ngắn và có tác dụng trong thời gian dài nếu người bệnh đau lưng đáp ứng tốt với thuốc. Đây là biện pháp được nhiều người tìm đến nhất và được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nên được bác sĩ kê đơn hướng dẫn cụ thể để tránh lạm dụng thuốc hay nhầm thuốc dẫn đến bệnh tình khó kiểm soát hơn.

điều trị giảm đau lưng
Việc dùng thuốc có thể khiến cơn đau được giải quyết ngay trong thời gian ngắn và trong thời gian dài nếu đáp ứng tốt

 Các thuốc thường được kê điều trị đau lưng phổ biến là:

Thuốc giảm đau:

  • Paracetamol: dùng đơn lẻ. Nếu bệnh nhân đáp ứng không tốt, kết hợp với thuốc giảm đau trung ương: codein, tramadol…
  • Trường hợp đau lưng có viêm hay có nguy cơ viêm: sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như piroxicam, meloxicam, celecoxib…
  • Trường hợp đau lưng theo dải thần kinh: sử dụng thuốc giảm đau thần kinh như gabapentin, pregabalin…
  • Thuốc giãn cơ: sử dụng tolperisone, eperisone đường tiêm hoặc đường uống.

Ngoài ra có thể tham khảo sử dụng thêm các bài thuốc đông y như: đu đủ, tỏi, lá lốt… theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5.2.3. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật được cho là giải pháp cuối cùng nếu tình trạng đau lưng dữ dội không giảm hoặc tăng sau khi đã can thiệp điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc. Trong một số trường hợp ở người bệnh đau lưng việc phẫu thuật là phương pháp tối ưu hơn so với 2 phương pháp còn lại. Tuy nhiên việc can thiệp ngoại khoa lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật, tác dụng của việc phẫu thuật cũng sẽ giảm sau thời gian tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Điều trị ngoại khoa chỉ được cân nhắc trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đau lưng giai đoạn nặng: teo cơ nhanh, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác…
  • Phương pháp điều trị nội khoa và phục hồi chức năng không mang lại hiệu quả sau 3 tháng điều trị.

6. Những biện pháp phòng ngừa bệnh đau lưng

Biện pháp phòng ngừa đau lưng tốt nhất chính là giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ gây bệnh đau lưng. Để giảm được các yếu tố nguy cơ này, cần kết hợp giữa chế độ luyện tập, chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, tích cực. Các biện pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh đau lưng có thể tham khảo là:

6.1. Giảm áp lực đối với cột sống lưng

  • Tăng sử dụng máy móc và công cụ hỗ trợ nhằm giảm việc cõng vác quá sức, lao động nặng vì việc này tác động trực tiếp lên cột sống, không nhưng gây đau lưng mà còn có thể xuất hiện các biến chứng khác như chấn thương, gù lưng, thoát vị đĩa đệm lưng,…
  • Giảm cân đối với những trường hợp thừa cân – béo phì. Cân nặng quá khổ sẽ khiến cột sống và các khớp dưới phải chịu áp lực lớn để nâng đỡ cơ thể trong một thời gian dài. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống. Người béo phì đau lưng thường do nguyên nhân mỏi cơ, mỏi khớp xương, loãng xương, thoát vị đĩa đệm,… Vì vậy việc giảm cân là vô cùng cần thiết để phòng ngừa đau lưng.
  • Dân văn phòng thường ngồi một chỗ làm việc ở một tư thế trong thời gian dài, do đó không chỉ cột sống lưng mà cả cột sống cổ hay phần mông dưới cũng phải chịu tải trọng của cơ thể trong suốt thời gian ấy gây mỏi cơ, cứng khớp và lâu dài gây đau lưng kèm theo thoái hóa khớp nghiêm trọng.
  • Để giảm thiểu được nguyên nhân này chúng ta cần có chế độ làm việc khoa học. Đứng dậy vận động nhẹ nhàng, xoay khớp vặn mình sau mỗi tiếng ngồi làm việc, không ngồi ghế quá cứng, không đi giày quá cao, không ngồi liên tục trong 6–8h.

6.2. Chế độ vận động, tập luyện hiệu quả

  • Áp dụng các bài tập thể dục kết hợp cơ bản, thể dục nhịp điệu, có thể chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe như đạp xe, cầu lông, bóng chuyền, khiêu vũ,…
  • Các động tác Yoga cũng là biện pháp rất hữu ích trong việc phòng ngừa bệnh đau lưng. Yoga là môn rèn luyện tính mềm dẻo, điều hòa vận khí và tăng khả năng co giãn, chịu đựng của cơ. Các nghiên cứu khoa học cho thấy người thường xuyên luyện tập Yoga giúp giảm 20% tình trạng lão hóa và ngăn ngừa đến 60% các bệnh liên quan đến xương khớp.
  • Phụ nữ mang thai nên lựa chọn cho mình các bài tập vận động nhẹ nhàng và các động tác Yoga phù hợp, không nên đi lại nhiều hay ngồi quá lâu 1 chỗ, kết hợp với việc được thư giãn, massage vùng lưng sẽ giúp cho bà mẹ hạn chế được nguy cơ đau lưng trước, trong và sau khi mang thai.
  • Không quá lạm dụng việc tập thể dục thể hình, sắp xếp chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng góp phần phòng ngừa nguy cơ bị đau lưng.

6.3. Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ

Ngoài việc ăn đủ tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất thì việc bổ sung canxi và một số loại vitamin có sẵn trong thức ăn là biện pháp an toàn nhất trong phòng ngừa bệnh đau lưng.

thực phẩm giảm đau lưng
Bổ sung canxi và một số loại vitamin có sẵn trong thức ăn là biện pháp an toàn nhất trong phòng ngừa bệnh đau lưng

7. Một số bài tập luyện giúp giảm đau lưng hiệu quả

Đau lưng cấp độ nhẹ có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc giảm đau và luyện tập các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng tại nhà. Một số động tác giảm đau lưng hiệu quả bạn nên thử:

7.1. Động tác co gối vào ngực

Cách thực hiện:

  1. Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng.
  2. Hít thở sâu, co chân trái lên và ép sát vào bụng, hai tay ôm vòng quanh chân. Giữ nguyên tư thế trong 5-10 giây.
  3. Thở ra và nhẹ nhàng duỗi chân. 
  4. Thực hiện tương tự với chân phải. Lặp lại 10-15 lần mỗi bên chân.

7.2. Động tác rắn hổ mang

Cách thực hiện:

  1. Nằm úp người xuống thảm tập, khép gót chân lại, tay chống ngang vai và trán chạm xuống.
  2. Hít vào, chống tay và nâng nửa người trên lên, mặt hướng về phía trước.
  3. Thở ra, hạ người xuống.
  4. Thực hiện động tác này 5-7 lần mỗi buổi tập.

7.3. Động tác nâng hông

bài tập giảm đau lưng
Động tác nâng hông hỗ trợ giảm đau lưng

Cách thực hiện:

  1. Nằm ngửa, hai tay và chân duỗi thẳng.
  2. Co chân từ từ sát về phía mông, nhẹ nhàng nâng hông lên.
  3. Hai tay đan vào nhau dưới mông, ngực đẩy căng lên.
  4. Hít vào, nâng mông lên. Thở ra, hạ mông xuống chạm tay.
  5. Thực hiện động tác nâng hông 10-15 lần trong mỗi buổi tập.

7.4. Động tác con mèo

Cách thực hiện:

  1. Chống tay ở tư thế cái bàn, hai tay chống phía trước rộng bằng vai, mở 2 đầu gối bằng hông
  2. Hít vào, hõm lưng xuống, mặt hướng về phía trước.
  3. Thở ra, hóp chặt bụng và kéo lưng căng lên, cúi đầu xuống.
  4. Hít vào, đưa cơ thể về trung tâm, trở về tư thế ban đầu.
  5. Thực hiện động tác này 5-7 lần mỗi buổi tập.

Trên đây là những kiến thức tổng quan xoay quanh bệnh đau lưng, căn bệnh không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe lâu dài và làm giảm chất lượng cuộc sống. Qua các dấu hiệu và triệu chứng đau lưng mà Diễm Châu đã cung cấp hôm nay, nếu bạn đang gặp phải một trong các vấn đề này xin đừng chủ quan mà hãy theo dõi và đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đom chất lượng cuộc sống. Qua các dấu hiệu và triệu chứng,án điều trị sớm.

Hy vọng với những thông tin về nguyên nhân đau lưng, phương pháp chẩn đoán, đau lưng và cách điều trị, biện pháp phòng ngừa cũng như các bài tập thể dục yoga chữa đau lưng sẽ giúp ích được cho bạn đọc!

Nếu có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào cần được tư vấn về sức khỏe, hãy liên hệ ngay với Diễm Châu để được giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất có thể!

, , ,

trac-nghiem-suc-khoe

Về diemchau

Dược sĩ Trissie Diễm Nguyễn tốt nghiệp Doctor of Pharmacy tại trường đại học Temple University, USA. Sau khi ra trường, Dược sĩ Diễm đã làm việc cho nhiều công ty Pharmaceuticals và Pharmacy của Mỹ trong nhiều năm .
Xem tất cả các bài viết của diemchau →