Trật khớp vai bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không & Dấu hiệu nhận biết sớm

Trật khớp vai là một chấn thương trong đó xương cánh tay trên bật ra khỏi ổ hình chén, một phần của xương bả vai. Vai là khớp di động nhiều nhất của cơ thể nên dễ bị trật khớp. Nếu nghi ngờ bị trật khớp vai, hãy đi khám ngay lập tức.

1. Trật khớp vai là gì?

Trật khớp vai hay còn được gọi với nhiều tên khác là sai (lệch, chệch, sái) khớp vai. Tình trạng này xảy ra khi chỏm xương cánh tay không còn cố định ở vị trí ban đầu gây tổn thương và biến dạng khớp. Khi bị chệch khớp vai, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, sờ vào thấy hõm khớp trống ở vùng bả vai khiến quá trình cử động vai khó khăn.

Trật khớp vai là gì
Trật khớp vai là chấn thương thường gặp ở người trẻ tuổi. (Nguồn Internet)

Thông thường, chứng trật khớp vai ra trước hay ra sau có thể xuất hiện khi các dây chằng bị tổn thương. Nếu bị chệch khớp vai nhiều lần, các dây chằng bị giãn hoặc bị đứt làm cho hệ thống cố định của khớp không còn vững chắc. Lúc này trình trạng trật khớp ở vùng vai trở nên trầm trọng hơn.

Khớp vai là khớp di động nhất của cơ thể, có nhiệm vụ đảm bảo sự uyển chuyển, linh hoạt trong các hoạt động như: cầm, ném, nắm, giữ thăng bằng… Không chỉ vậy, đây cũng là vị trí khớp có biên độ hoạt động lớn nhất cơ thể. Cấu tạo của khớp vai gồm: trụ cầu, hõm chứa đầu cầu, ổ chảo của xương vai trong một bao khớp. Những bộ phận này thực hiện rất nhiều hoạt động từ nhẹ nhàng đến nặng nhọc nên rất bị trật khớp khi gặp phải tác động nhỏ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng trật khớp vai được chia thành 3 loại sau đây:

  • Trật khớp vai ra trước: Trường hợp này chiếm tỉ lệ lớn > 95% trong các dạng bị trật khớp vai. Khi chỏm xương bị lật ra trước ổ chảo xương vai, có thể hướng xuống dưới hoặc vào trong, gồm các dạng bán trật chỏm dưới mỏm quạ, chỏm trong xương đòn.
  • Trật khớp vai ra sau: Trường hợp này hiếm chỉ chiếm khoảng 5%, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như bị động kinh, điện giật hoặc ngã chống tay trong tư thế khép.
  • Trật khớp vai xuống ổ chảo: Trường hợp cực kỳ hiếm gặp, khi phần cánh tay quật ngược lên phía trên.

 

hình ảnh trật khớp vai
Tình trạng trật khớp vai rõ nét thông qua hình ảnh. (Nguồn Internet)

2. Những biểu hiện của chấn thương trật khớp vai

Dấu hiệu trật khớp vai rất khó nhận biết, bởi thời gian đầu bệnh xuất hiện những cơn đau ở vùng bả vai khiến người bệnh nhầm lẫn với các căn bệnh xương khớp khác. Người bệnh cần lưu ý những triệu chứng dưới đây để có thể phân biệt chấn thương trật khớp vai so với những căn bệnh khác, cụ thể:

  • Các cơn đau nhức xuất hiện ở vùng bả vai; tình trạng đau nhức âm ỉ hay dữ dội phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết; cử động nhẹ hay mạnh.
  • Khi cử động, xoay vai luôn cảm thấy đau đớn và cử động vô vùng khó khăn.
  • Sờ hay nắn vai thấy ở khớp trống rỗng do chỏm xương cánh tay bị bật ra ngoài.
  • Quan sát bằng mắt thường có thể thấy rõ vai bị trật biến dạng, không giống như bình thường.
  • Xuất hiện tình trạng sưng, bầm tím ở khu vực xung quanh vùng vai và cánh tay; cử động trở nên yếu và có cảm giác tê buốt.
  • Một số trường hợp bị co thắt ở các cơ bắp vai khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn.
  • Khả năng di chuyển, vận động khớp suy giảm.
  • Cánh tay không duỗi thẳng bình thường

Ngoài ra, còn một số dấu hiệu trật khớp vai khác mà người bệnh không phát hiện hoặc chủ quan bỏ qua. Điều này khiến chấn thương trầm trọng hơn và gây khó khăn trong quá trình điều trị. Nếu không thăm khám và chữa trật khớp vai sớm, các cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng, hành hạ người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Dấu hiệu trật khớp vai
Dấu hiệu trật khớp vai điển hình. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân gây trật khớp vai

Trật khớp vai tuy không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên chúng ta cần nắm được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này, để từ đó áp dụng cách điều trị thích hợp tránh tình trạng chấn thương kéo dài. Một số nguyên nhân điển hình gây chệch khớp vai như sau:

  • Té ngã: Đây chính là một trong những thủ phạm gây trật khớp vai. Té ngã do nô đùa, chạy nhảy mất kiểm soát, té từ cầu thang xuống hay sàn nhà trơn trượt đều khiến vai bị đau và trật khớp. Người già và trẻ em nên cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày để tránh bị ngã.
  • Chấn thương do tai nạn: Không ai có thể lường trước được tai nạn giao thông hay tai nạn nghề nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cần cẩn trọng khi tham gia giao thông hay trong quá trình làm việc để hạn chế chấn thương, đặc biệt là chấn thương trật khớp vai. Bởi đây chính là những yếu tố dẫn đến các căn bệnh liên quan đến xương khớp, trong đó có khớp vai bị chệch.
  • Thường xuyên khuân vác nặng: Lao động nặng, bê vác, mang vật dụng nặng trên vai trong một thời gian dài cũng dẫn đến hiện tượng trật khớp vai.
  • Chấn thương vận động mạnh hoặc tập thể thao: Những người chơi các môn thể thao như: cầu lông, bóng chuyền, trượt tuyết đổ đèo, patin… rất dễ gặp phải tình trạng trật khớp vai
  • Ngủ sai tư thế: Thường xuyên nằm nghiêng một bên sẽ dễ bị trật khớp vai khi ngủ, cơn đau sẽ xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Đọc thêm về: Người đau vai gáy nên nằm thế nào cho đúng và phù hợp

  • Lỏng dây chằng: Vai trò của bộ phận dây chằng là giữ cho các đầu khớp nằm cố định ở vị trí của nó. Khi dây chằng bị chèn ép dẫn đến tổn thường thì khớp vai có thể bị trật theo.
Nguyên nhân gây trật khớp vai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trật khớp vai. (Nguồn Internet)

4. Ai có nguy cơ bị trật khớp vai?

Trật khớp vai là chấn thương ai cũng có nguy cơ mắc phải. Hiện tượng này không phân biệt độ tuổi, giới tính. Tuy nhiên những người trẻ thường chiếm tỉ lệ cao hơn, đặc biệt là nhóm đối tượng sau đây:

  • Nhóm người lao động nặng: Thợ nề, thợ sơn, thợ mộc, thợ khuân vác…là nhóm người dễ bị trật khớp vai. Do đôi vai thường xuyên chịu áp lực, bị chèn ép bởi các vật dụng nặng. Vẫn biết là tính chất công việc khó thay đổi nhưng bạn hãy điều chỉnh; có thể sử dụng công cụ chuyên dụng hỗ trợ hoặc nhờ sự người khác giúp đỡ để giảm sự đè nặng ở đôi vai.
  • Nhóm vận động viên: Trật khớp vai là tình trạng tổn thương thường gặp do vận động thể thao quá mức gây ảnh hưởng đến xương khớp. Vận động viên bóng chuyền, bơi lội, bóng bàn, gold…là nhóm đối tượng có nguy cơ bị chệch khớp vai cao hơn người bình thường.
  • Nhóm văn phòng: Trên thực tế, dân văn phòng đang đối mặt với các căn bệnh liên quan đến xương khớp trong đó có chứng trật khớp vai. Nguyên nhân là do nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi một chỗ, một tư thế trong thời gian dài, không chịu tác động từ ánh nắng mặt trời khiến xương khớp nhức mỏi, ê ẩm.
Ai có nguy cơ bị trật khớp vai
Vận động viên là nhóm đối tượng hay gặp chấn thương trật khớp vai. (Nguồn Internet)

5. Cách chẩn đoán trật khớp vai

Nhằm tìm ra nguyên nhân gây trật khớp vai để có phương pháp điều trị hợp lý, các bác sĩ sẽ áp dụng những cách chẩn đoán sau đây:

5.1. Kiểm tra lâm sàng

Cũng giống như những căn bệnh xương khớp khác, các bác sĩ sẽ hỏi thăm, tìm hiểu cũng như thu thập quá trình bị trật khớp vai của mỗi bệnh nhân, chẳng hạn: tên, tuổi, nghề nghiệp, có bị té ngã hay tai nạn trước đó hay không? Có khuân vác nặng không? Tiền sử dùng thuốc…

Khám lâm sàng giúp bác sĩ tìm ra các nguyên do gây ra tình trạng trật khớp vai ban đầu. Đồng thời kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác để xác định chính xác nguyên nhân gây chấn thương. Sau khi nắm được những thông tin cơ bản, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp bên dưới.

5.2. Chụp X-quang

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này hiện đang được nhiều bệnh viện uy tín áp dụng và đánh giá cao về độ an toàn và chính xác mà nó mang lại. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định chụp X-quang. Trường hợp bị trật khớp vai có triệu chứng đau, tê liệt vai và cánh tay, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật trật khớp vai xquang. Đầu tiên, bác sĩ sẽ mời bệnh nhân vào phòng chụp, đồng thời giải thích quá trình chụp và một số yêu cầu cần thực hiện trong thời gian chụp X-quang trật khớp vai.

Trật khớp vai xquang giúp bác sĩ chẩn đoán và phân biệt giữa các bệnh lý tại khớp vai. Thông qua hình ảnh chụp, họ sẽ phân tích tình trạng trật khớp vai ra sau hay ra trước; đang ở giai đoạn nặng hay nhẹ.

5.3. Chụp cộng hưởng từ MRI

Cách chẩn đoán này tương đối an toàn cho sức khỏe; không xâm lấn; cho hình ảnh chi tiết, rõ nét và có độ phân giải cao. Chính vì vậy mà được nhiều chuyên gia khoa xương khớp áp dụng để theo dõi và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trật khớp vai. Tùy vào mức độ trật khớp vai nhẹ hay nặng của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định cách chẩn đoán thích hợp.

Cách chẩn đoán tình trạng trật khớp vai
Một số cách chẩn đoán chấn thương trật khớp vai hiện nay. (Nguồn Internet)

6. Phương pháp điều trị trật khớp vai

Trật khớp vai nên làm gì? Là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi đột ngột bị chấn thương ở vai. Họ vô cùng lo lắng và mong muốn có biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế những cơn đau nhức. Khi bị trật khớp vai, trước hết người bệnh cần làm những việc sau:

6.1. Sơ cứu tại nhà

  • Tránh cử động mạnh: Ngay khi vừa bị trật khớp vai, bạn không nên cử động mạnh ở vai nhằm hạn chế các cơn đau nhức. Bởi chỉ cần bạn xoay, di chuyển vai nhẹ nhàng cũng có thể làm cho khớp, cơ, dây chằng cùng các mạch máu bị tổn thương nặng hơn lúc ban đầu.
  • Chườm đá: Để làm dịu đi những cơn đau ban đầu và giảm sưng tấy ở vùng vai, bạn có thể dùng đá bỏ vào túi rồi đặt hoặc chườm lên vùng khớp vai.

Lưu ý: Đây là 2 cách sơ cứu đơn giản tại nhà, bạn có thể thực hiện khi vừa bị trật khớp vai hoặc bị trật khớp vai nhẹ. Những phương pháp này có tác dụng giảm đau, hạn chế sưng tấy nhưng không có khả năng chữa khỏi bệnh. Vì vậy, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Cách sơ cứu trật khớp vai tại nhà
Một số cách sơ cứu chấn thương trật khớp vai tại nhà. (Nguồn Internet)

6.2. Điều trị trật khớp vai

Chấn thương trật khớp vai nếu không thăm khám và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: vai không còn khả năng vận động; mất sự ổn định ở khớp vai; bị trật khớp vai tái hồi; các mạch máu và dây thần kinh ở vai bị tổn thương… Chính vì vậy, để điều trị dứt điểm tình trạng này, người bệnh hãy đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra cách chữa bệnh hiệu quả nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây y: Đối với trường hợp bị chấn thương trật khớp vai nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc giảm đau, giãn cơ hiệu quả.
  • Nắn lại vai: Cách chữa trật khớp vai này áp dụng đối với tình trạng chấn thương giai đoạn đầu. Đội ngũ bác sĩ sẽ thực hiện một số thao tác nhẹ nhàng để nắn lại vai, giúp xương vai trở lại vị trí cũ. Phụ thuộc vào các triệu chứng: đau đớn, sưng tấy, viêm ở vùng vai…của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống cho đến khi xương vai hoạt động trở lại bình thường.
  • Phục hồi chức năng: Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh dần hồi phục các khớp vai cũng như sức mạnh và sự ổn định của khớp vai. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự tập mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn đẩy lùi chấn thương trật khớp vai nhanh chóng và hạn chế tập sai động tác khiến khớp vai tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Phẫu thuật: Nếu tình trạng trật khớp vai nặng, các cơn đau đớn dữ dội kéo dài thì các bác sĩ sẽ cân nhắc áp dụng phương pháp phẫu thuật khớp vai, dây chằng hoặc dây thần kinh bị tổn thương.
  • Cố định vai: Tùy vào tình trạng trật khớp vai ở mỗi bệnh nhân mà cách sử dụng đai cố định giúp vai ổn định khoảng vài tuần đến 1 tháng.

Lưu ý: Trong thời gian chữa trị trật khớp vai, nếu nhận thấy các triệu chứng của trật khớp vai tái hồi, bệnh nhân nên đến ngay đơn vị y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất, nhằm tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Điều trị trật khớp vai
Các cách điều trị trật khớp vai mang lại hiệu quả cao. (Nguồn Internet)

Trong quá trình điều trị, nhiều bệnh nhân thắc mắc bị trật khớp vai bao lâu thì khỏi? Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng trật khớp vai nhẹ hay nặng; thể trạng; chế độ tuân thủ và tập luyện của mỗi bệnh nhân.

Thông thường, các trường hợp bị trật khớp vai nhẹ sau khi được điều trị bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng vài tuần. Còn đối với trường hợp trật khớp vai nặng, quá trình phục hồi sẽ kéo dài có thể vài tháng đến một năm. Ngoài ra, còn có một số trường hợp bị trật khớp vai tái hồi nếu không chăm sóc và điều trị đúng phương pháp.

7. Những bài tập đơn giản cho người bị trật khớp vai

Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh nhân bị trật khớp vai nên làm gì để bệnh mau khỏi? Việc thực hiện những bài tập đơn giản dưới đây sẽ phục hồi chức năng khớp vai. Đồng thời hỗ trợ tăng sức mạnh cho đôi vai, giúp vai chắc khỏe, uyển chuyển.

  • Bài tập bắt chéo tay: Đầu tiên hãy thư giãn khớp vai, sau đó nhẹ nhàng đưa 1 tay chéo qua ngực kéo cánh tay càng xa càng tốt. Tiếp theo giữ cánh tay ở phần trên khuỷu. Giữ tư thế này, kéo giãn trong khoảng 30 giây và thay đổi tay bên kia.
  • Bài tập xoay trong vai: Đưa hai tay ra sau lưng, tay đau nắm ở cuối cây gậy, tay còn lại cầm vào vị trí gần với tay đau. Bước tiếp theo kéo cho cây gậy về phía tay không bị đau càng xa càng tốt, sao cho khớp vai bên phải không bị đau. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 30 giây rồi thực hiện động tác này 4 – 5 lần mỗi bên.
  • Bài tập xoay ngoài với tay: Lấy một dây thun hoặc dây lò xo cột vào một vị trí chắc chắn. Sau đó, giữ vai vuông góc so với thân; cánh tay vuông góc so với cẳng tay. Tiếp theo nhẹ nhàng xoay khuỷu tay, cánh tay tối đa có thể.
  • Bài tập xoay trong vai ở tư thế nằm nghiêng: Nằm nghiêng trên sàn một gói 120 độ. Tay bị đau đặt ở dưới, cánh tay để vuông góc với cẳng tay. Vận động cẳng tay lên xuống theo chiều ngang của cơ thể hoặc có thể cầm tạ để bài tập đạt kết quả tốt hơn. Thực hiện động tác này khoảng 10 – 15 lần.
  • Bài tập co duỗi vai: Nằm sấp trên giường, cánh tay đau bên ngoài mép giường và có thể vận động tự do. Nâng cánh tay với khuỷu tay thẳng, nếu có thể hãy nâng cánh tay đến ngang mắt. Giữ tư thế này khoảng 2 – 5 giây rồi từ từ thư giãn về vị trí ban đầu.
Bài tập đơn giản cho người bị trật khớp vai
Một số bài tập dành cho người bị trật khớp vai. (Nguồn Internet)

Khuyến cáo: Nên thực hiện các bài tập trên vào buổi sáng, 3 – 5 lần một tuần để duy trì sức khỏe và độ linh hoạt của vai. Chương trình tập có thể kéo dài khoảng 4 – 6 tuần, trừ khi có chỉ định điều trị khác của bác sĩ. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi ở hai bờ vai và cánh tay do các bài tập mang lại.

8. Một số cách phòng tránh chấn thương trật khớp vai

Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết, trong tất cả các vị trí trật khớp thì nguy cơ trật ở vai, ngón tay, chân là cao nhất. Trong đó, chấn thương trật khớp vai thường gặp ở người trẻ tuổi. Để hạn chế tình trạng này và tránh dẫn đến các căn bệnh xương khớp nguy hiểm, người bệnh cần “ghi nhớ” một số cách phòng tránh chấn thương dưới đây:

  • Luyện tập các động tác nâng cao khớp vai, thực hiện theo giáo viên hướng dẫn hoặc theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Hạn chế mang vác vật dụng nặng trên vai; nên massage bả vai và cánh tay thường xuyên để các cơ được thư giãn và chắc khỏe.
  • Không sử dụng chất có cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá …gây tổn hại đến sức khỏe nói chung và bộ phận xương khớp nói riêng.
  • Nên đứng lên vận động đôi vai và đôi tay sau một giờ đồng hồ ngồi một tư thế.
  • Cần sử dụng tấm thảm chống trơn ở khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh, phòng tắm.
  • Tránh để các chướng ngại vật tầm thấp trên nền nhà; đồng thời sử dụng tay vịn khi lên xuống cầu thang.
  • Đối với vận động viên nên khởi động cánh tay, bả vai kỹ trước khi tham gia hoạt động.
  • Nằm ngủ đúng tư thế để tránh tình trạng bị trật khớp vai khi ngủ.
Cách phòng tránh chấn thương trật khớp vai
Ngủ đúng tư thế là cách tránh tình trạng trật khớp vai. (Nguồn Internet)

9. Bị trật khớp vai nên ăn gì ?

Bị trật khớp vai ăn nên ăn gì? Người bệnh cũng cần bổ sung một số thực phẩm dưới đây để các khớp phục hồi và trở lại hoạt động bình thường.

  • Thịt và xương ống: Đây là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều canxi, rất tốt cho sức khỏe và xương khớp. Người bị trật khớp vai cần bổ sung canxi để các cơ khớp linh hoạt và chắc khỏe hơn. Ngoài ra, trong xương ống có chứa chất glucosamine có khả năng giảm đau, viêm hiệu quả.
  • Ngũ cốc: Trong ngũ cốc có chứa nhiều khoáng chất và vitamin làm tăng sức đề kháng, tăng miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa canxi hóa. Lúa mì, gạo lứt, bắp rang… là những loại thực phẩm mà người bị bệnh xương khớp nói chung và bị trật khớp vai nói riêng nên bổ sung để vết thương chóng lành và lấy lại thể lực sức khỏe như ban đầu.
  • Thực phẩm chứa canxi: Nguyên nhân hàng đầu khiến các khớp bị khô và dễ thoái hóa là do thiếu hụt canxi. Chính vì vậy, nhằm hỗ trợ chữa trị chấn thương trật khớp vai, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi như: các loại hạt, sữa, rau xanh, phô mai, sữa chua… đầy đủ cho cơ thể.
  • Cà chua: Thực phẩm này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: làm đẹp da, chống lão hóa, giảm đau đớn do các căn bệnh xương khớp gây ra. Trong cà chua có chứa lượng vitamin và collagen lớn, có khả năng bảo vệ và ngăn ngừa lão hóa, thoái hóa xương khớp. Để tình trạng trật khớp vai sớm được đẩy lùi, người bệnh có thể bổ sung cà chua trong thực đơn hàng ngày.
  • Thực phẩm chứa chất kali: Những thực phẩm như: bơ, chuối, rau xanh, nước dừa…đều giàu chất kali, có tác dụng giảm đau và tăng sự deo dai cho các khớp. Thường xuyên ăn những thực phẩm này giúp người bị trật khớp vai chóng khỏi bệnh và các cơ trở lại vận động bình thường.
  • Thực phẩm giàu chất mangan: Người bị trật xương khớp, bong gân, đặc biệt là trật khớp vai nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất mangan như bí đỏ, hạt hướng dương, hàu, sô cô la đen sẽ giúp phục hồi cơ bắp, hạn chế tình trạng viêm gân.
Bị trật khớp vai nên ăn gì cho nhanh khỏi
Thực phẩm dành cho bệnh nhân bị trật khớp vai. (Nguồn Internet)

Ngoài ra, người bị trật khớp vai nên uống nhiều nước (khoảng 2 – 2,5 lít/ngày), có thể giúp cơ thể loại bỏ các chất độc hại bên trong thông qua việc tiết mồ hôi, đồng thời làm cho xương khớp hoạt động trơn tru hơn. Điều trị trật khớp vai đúng cách kết hợp với việc bổ sung những thực phẩm trên sẽ giúp xương khớp chắc khỏe. Đây chính là giải pháp mang lại hiệu quả cao mà nhiều người bệnh đang áp dụng.

Với những thông tin mà Diễm Châu dành thời gian chia sẻ, hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về chấn thương trật khớp vai. Tình trạng trật khớp vai tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Do đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm để có thể vận động bình thường và hạn chế biến chứng nguy hiểm.

trac-nghiem-suc-khoe