Thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Uống thuốc có khỏi không ?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân, thậm chí dẫn đến những biến chứng khó lường. Hi vọng với thông tin mà Diễm Châu chia sẻ dưới đây, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh lý này để làm tốt công tác phòng tránh.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì ?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xuất hiện khi các nhân nhầy của đĩa đệm cột sống không còn nằm đúng vị trí, xuyên qua dây chằng gây áp lực lên các rễ thần kinh dẫn đến hiện tượng đau nhức, tê bì.

Khái niệm thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm – Bệnh lý nguy hiểm. (Nguồn Internet)

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bất kỳ đoạn cột sống nào cũng đều có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm nhưng cột sống thắt lưng và cổ dễ bị thoát vị nhất. Nguyên nhân là do các vị trí này thường xuyên chịu ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Thoát vị đĩa đệm được chia làm 4 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn đầu: Đĩa đệm bắt đầu có triệu chứng rời ra khỏi vị trí nhưng vòng bao xơ chưa nứt, rách. Ở giai đoạn này, người bệnh thỉnh thoảng bị tê chân, tay nhưng không có cảm giác đau nhức nên người bệnh lầm tưởng là chứng đau lưng thông thường.
  • Giai đoạn 2: Vòng bao xơ bị nứt một phần, nhân nhầy thoát ra ngoài, đĩa đệm bắt đầu phình to song chưa có cảm giác đau nhiều.
  • Giai đoạn 3: Vòng xơ rác bị nứt toàn bộ, nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí và đè nén lên rễ thần kinh. Thông thường, đến giai đoạn này người bệnh bị các cơn đau hành hà và bắt đầu tìm kiếm phương pháp điều trị.
  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối cùng cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Cơn đau nhức xuất hiện dữ dội và kéo dài dai dẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý bệnh nhân. Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Tìm hiểu chung về bệnh thoát vị đĩa đệm
Khu vực tổn thương do bệnh. (Nguồn Internet)

2. Thoát vị đĩa đệm biểu hiện như thế nào ?

Việc nắm rõ triệu chứng thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bạn dễ dàng cảnh giác với tình trạng sức khỏe của bản thân và có biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn ngừa biến chứng.

Trong y khoa thường chia bệnh lý này thành: thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt thoát vị cổ và cột sống thắt lưng, sau đây là những triệu chứng cụ thể của từng loại bệnh:

2.1. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

  • Đau đớn có lúc âm ỉ, có khi dữ dội ở khắp vùng lưng.
  • Cử động, xoay lưng vô cùng khó khăn.
  • Đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực hoặc dọc khoang liên sườn.
  • Tứ chi tê bì, ngón tay khó gấp – duỗi; mu bàn chân và mông có cảm giác tê cứng.
  • Cảm giác đau đớn tăng lên gấp bội khi người bệnh ngồi, nằm nghiêng, hắt hơi, ho hoặc đại tiện.

Đọc thêm về: Thoát vị đĩa đệm l4 l5 cần điều trị như thế nào cho hiệu quả?

2.2. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ 

  • Vùng cổ, vai gáy thậm chí hai bả vai đau đớn, khó chịu.
  • Cơn đau nhức xuất hiện dọc vùng gáy.
  • Đau nhức tê bì ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay; thậm chí bàn tay mất cảm giác.
  • Cơn đau tăng lên khi người bệnh xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc hoặc lái xe.
  • Một số trường hợp, người bệnh có thể bị nhức đầu, chóng mặt hoặc đau đầu.
  • Cánh tay cử động kém linh hoạt do không có lực, suy nhược cơ bắp tay, không thể cầm nắm đồ vật.
  • Cơn đau có lúc xuất hiện liên tục, có khi ngắt quãng. Cổ bị đau nhiều khi người bệnh xoay, cúi, nghiêng, ngửa cổ hay ho hoặc hắt hơi.

Đọc thêm về: Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Triệu chứng diển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm
Biểu hiện điển hình dễ nhận biết. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của sự hao mòn dần dần do lão hóa được gọi là thoái hóa đĩa đệm. Khi con người già đi, các đĩa đệm trở nên kém linh hoạt hơn và dễ bị rách hoặc vỡ dù chỉ một chút căng hoặc xoắn.

Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường gặp như: 

  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Thường xuyên khuân vác vận dụng nặng, nằm ngủ sai tư thế…cũng là nguyên nhân gây chấn thương cột sống khiến đĩa đệm bị tổn thương.
  • Tuổi tác: Người càng lớn tuổi, cột sống không còn linh hoạt, vòng sụn bên ngoài bị xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy cũng giảm đi đáng kể, chính vì vậy người trong độ tuổi 35 – 50 càng có nguy cơ đối diện với căn bệnh này.
  • Chấn thương: Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông…cũng làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
  • Thừa cân: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ làm tăng áp lực lên cột sống. Chính vì vậy, những người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao gấp 12 lần so với người bình thường.
  • Đặc thù công việc: Tính chất công việc thường xuyên ngồi một chỗ, mang vác nặng, đẩy, gập người…cũng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm dễ dẫn đến tình trạng thoát vị. Đặc biệt là nhóm đối tượng: nhân viên văn phòng, thợ hồ, thợ sơn…có nguy cơ đối diện với căn bệnh này rất cao.
  • Đi giày cao gót: Đây cũng là yếu tố gây ra hiện tượng lồi thoát vị, thoát vị, cơ bắp chân và dây chằng ở chân biến dạng thường gặp ở nữ giới.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm
Đi giày cao gót có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. (Nguồn Internet)

4. Bệnh thoát vị đĩa đệm nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ chuyên gia, thoát vị đĩa đệm cổ hay thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đều là những căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào hai yếu tố chính, đó là: giai đoạn của bệnh và ý thức của người bệnh. 

Ở giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân chủ động thăm khám và điều trị sớm sẽ không gây tổn hại nhiều đến sức khỏe. Ngược lại, bệnh tiến triển nặng nhưng người bệnh thờ ơ hoặc chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường như sau:

  • Gây khó khăn trong việc cử động các chi, thậm chí mất khả năng lao động.
  • Dây thần kinh cánh tay bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Mũi và ngón chân không nhấc lên được, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng teo cơ.
  • Nguy cơ đối diện với tình trạng bại liệt, tàn phế rất cao.

Khuyến cáo: Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, ngay khi phát hiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để đội ngũ y tế thăm khám và điều trị sớm. Tránh tình trạng chủ quan, để bệnh kéo dài nhưng không có biện pháp can thiệp nào. 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm
Biến chứng của bệnh. (Nguồn Internet)

5. Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

Thăm khám bệnh để bác sĩ áp dụng các phương pháp chẩn đoán nhằm xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh, những tổn thương tiềm ẩn bên trong đĩa đệm để có biện pháp can thiệp kịp thời là việc nên làm. Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học có rất nhiều cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm như sau:

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

5.1.1. Giai đoạn cấp tính

Hiện tượng đau lưng hình thành sau khi va chạm chấn thương hoặc gắng sức làm việc. Sau mỗi lần gắng sức, cơn đau lại xuất hiện. Vòng sợi lồi ra phía sau hoặc đĩa đệm lồi ra sau nhưng vòng sợi không bị tổn thương.

5.1.2. Giai đoạn chèn ép rễ

Những dấu hiệu của hội chứng rễ hình thành như: đau đớn nhiều mỗi khi di chuyển, ho hoặc hắt hơi. Vòng sợi ở giai đoạn này đã bị đứt một phần hoặc toàn bộ, nhân nhầy tụt ra phía sau dẫn đến tình trạng chèn ép rễ. Một số thay đổi thứ phát của bệnh gồm: ứ đọng tĩnh mạch, phù nề mô xung quanh.

5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

5.2.1. Chụp X-quang

Dựa vào hình ảnh chụp X-quang như: mất ưỡn cột sống, hẹp khoang gian đốt sống, lệch vẹo cột sống…để có thể xác định vị trí thoát vị. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp đội ngũ kỹ thuật viên phát hiện ra một số thương tổn khác của cột sống như: mất vững cột sống, trượt đốt sống, khuyết eo…

5.2.2. Chụp cộng hưởng từ MRI

Bằng cách chẩn đoán này, bác sĩ sẽ xác định được hình thái thoát vị, số tần thoát vị, vị trí thoát vị. Hiện nay, chụp cộng hưởng từ MRI được xem là phương pháp chẩn đoán hiện đại và cho kết quả tốt nhất trong các phương pháp chẩn đoán hiện nay. 

5.2.3. Chụp cắt lớp vi tính 

Cách chẩn đoán này được áp dụng với một số trường hợp nhất định. Cụ thể: Đối với những trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nhưng không thể chụp cộng hưởng. Thông qua kỹ thuật này, đội ngũ bác sĩ dễ dàng xác định được vị trí, tình trạng thoát vị một cách chính xác với độ nhạy cao.

Phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm
Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp tiên tiên, hiện đại.(Nguồn Internet)

6. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không ?

Tin tốt là trong hầu hết các trường hợp – 90% trường hợp – cơn đau do thoát vị đĩa đệm sẽ tự biến mất trong vòng sáu tháng. Ban đầu, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng thuốc giảm đau không kê đơn và hạn chế các hoạt động gây đau hoặc khó chịu.

Nhiều bệnh nhân lo lắng, bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp: Điều này còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương, giai đoạn phát triển của bệnh, vị trí, sức khỏe của người bệnh, tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay thoát vị đĩa đệm cổ. Trên thực tế, căn bệnh này rất khó để chữa khỏi hoàn toàn, tất cả phương pháp điều có tác dụng làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng, hiện nay với sự phát triển mạnh của y học có rất nhiều phương pháp chữa bệnh an toàn và mang lại hiệu quả cực kỳ cao như sau:

6.1. Điều trị bằng thuốc

6.1.1. Thuốc Tây y

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1, 2 khi bao xơ đĩa đệm chưa bị nứt hoặc rách, điều trị bằng một số loại thuốc Tây y như: ibuprofen hoặc naproxen sẽ mang lại hiệu quả cao chiếm tỉ lệ thành công trên 95%. Phương pháp điều trị này có khả năng giảm đau, phục hồi chức năng vận động xương khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Lưu ý: Người bệnh cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc lạm dụng thuốc Tây tránh tình trạng bệnh trầm trọng và gây tổn hại đến một số bộ phận khác.

6.1.2. Thuốc Đông y

Đây là cách thức chữa bệnh được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ưa chuộng sử dụng. Bởi hầu hết các loại thuốc Đông y đều được bào chế từ dược liệu tự nhiên nên tương đối lành tính và an toàn, đặc biệt ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm triệu chứng hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa xương khớp, không nên sử dụng thuốc theo lời khuyên của những người không vững chuyên môn.

6.1.3. Vật lý trị liệu

Các bài tập vật lý trị liệu chữa bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay như: châm cứu, tập yoga, massage,…có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gây ra. Nếu người bệnh tập luyện đều đặn và đúng liệu trình của bác sĩ sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh sau một thời gian ngắn.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp tác động vào cột sống hoặc kéo giãn cột sống để chữa trị bệnh. Ở giai đoạn đầu, mức độ tổn thương đĩa đệm chưa cao thì những tác động này có chức năng làm giảm đau ở cột sống cổ hoặc thắt lưng, giúp đưa đĩa đệm trở lại vị trí cũ. Kéo giãn cột sống bằng các công cụ chuyên dụng hỗ trợ sẽ đạt kết quả tối đa. 

6.2. Điều trị phẫu thuật

Đối với trường hợp bệnh nặng gây ra những biến chứng phức tạp, điều trị bằng các phương pháp trên thất bại, đội ngũ bác sĩ sẽ xem xét và áp dụng biện pháp can thiệp xâm lấn. Thông thường những trường hợp sau sẽ được chỉ định phẫu thuật:

  • Tứ chi tê cứng và không có cảm giác.
  • Khó khăn trong việc đi lại và giữ thăng bằng.
  • Cơ quan ruột và bàng quang xáo trộn.

Trong quá trình phẫu thuật, có thể bác sĩ sẽ cắt bỏ phần đĩa đệm bị nhô ra hoặc loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm bị tổn thương.

Đọc thêm về: Trường hợp nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay
Một số cách chữa bệnh hiệu quả hiện nay. (Nguồn Internet)

7. Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm triệu chứng gây ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động nâng cao ý thức phòng tránh. Diễm Châu gợi ý một số cách ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả như sau: 

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Người bệnh nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt xấu như: ngồi một chỗ, bưng bê sai tư thế, lười vận động, ăn uống không kiểm soát.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Tạo ra một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm có chức năng hỗ trợ hệ xương khớp hằng ngày…cũng là cách ngăn ngừa căn bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
  • Luyện tập thể thao thường xuyên: Một trong những cách phòng tránh bệnh tật nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng đó chính là thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể đồng thời giúp hệ thống xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.
  • Tham gia một số bộ môn: Yoga, bơi lội hoặc đi bộ là những môn thể thao vừa giúp tinh thần thoải mái sau một ngày làm việc căng thẳng vừa củng cố chức năng xương khớp rất tốt.
  • Nghỉ ngơi đều đặn: Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đều đặn cũng là cách ngăn ngừa bệnh thoát vị đã đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng hiệu quả. Đặc biệt đối với những người làm văn phòng và lao động chân tay, một ngày đã làm việc suốt 8 tiếng đồng hồ. Vì vậy khi về nhà hãy nghỉ ngơi đúng cách: nằm thư giãn nếu thấy cơ thể hoặc vùng thắt lưng đau nhức và nên đi ngủ trước 23h mỗi ngày.

Đọc thêm về: Tổng hợp bài tập thoát vị đĩa đệm 5 phút tại nhà hiệu quả bất ngờ

Những cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe tổng thể. (Nguồn Internet)

8. Người bị thoát vị đĩa đệm nên và kiêng ăn gì?

Người bị thoát vị đĩa đệm cần hết sức lưu ý trong việc thiết lập chế độ ăn uống để đảm bảo dinh dưỡng cơ thể, đồng thời không làm bệnh tiến triển nặng thêm. 

8.1. Người thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Dưới đây là một số thực phẩm rất tốt dành cho người bị thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:

8.1.1. Thực phẩm giàu Glucose

Các thực phẩm giàu chất Glucose như: bánh mì nâu, ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả…cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng dồi dào, đồng thời góp phần quan trọng trong quá trình chữa lành tổn thương đĩa đệm và xoa dịu các triệu chứng của bệnh.

8.1.2. Thực phẩm giàu Glucosamine

Glucosamine được tìm thấy nhiều nhất trong nước hầm xương, thịt vịt, ngũ cốc nguyên hạt…Nhóm thực phẩm này có tác dụng làm chậm sự tiến triển của đĩa đệm và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trở nên tốt hơn. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh bổ sung hàng ngày.

8.1.3. Thực phẩm giàu Vitamin A

Nguồn vitamin A có nhiều trong cà rốt, bí đỏ, rau lang, sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp những tổn thương hồi phục nhanh hơn và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, vitamin A cũng có khả năng nuôi dưỡng đĩa đệm đặc biệt là đĩa đệm cột sống rất tốt và thúc đẩy các tế bào sụn trưởng thành. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho sụn và xương cốt sống khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu vitamin A tránh nguy cơ gãy xương. 

8.1.4. Omega 3

Một số tài liệu đã chứng minh được rằng acid béo omega 3 có tác dụng giảm đau, hạn chế tình trạng sưng viêm ở người bị thoát vị đĩa đệm. Acid này có nhiều nhất trong các loại cá thu, cá hồi, cá ngừ và các loại hạt (hạnh nhân, macca, óc chó…). Người bị thoát vị đĩa đệm nên tăng cường bổ sung thực phẩm omega 3.

Nhóm thực phẩm dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Nhóm thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung. (Nguồn Internet)

8.2. Người bị thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì?

Bên cạnh vấn đề thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì việc kiêng khem cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Sau đây là một số thực phẩm người bị thoát vị đĩa nên nên kiêng dùng:

  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn như: pizza, gà rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ có nguy cơ làm tăng tình trạng viêm cơ khớp. Vì vậy, các loại thực phẩm này người bệnh nên hạn chế tiêu thụ.
  • Thực phẩm nhiều đường: Các loại thực phẩm nhiều đường như: bánh ngọt, nước ngọt…chứa nhiều đường tinh chế khiến các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng. Ngoài ra, trọng lượng cơ thể tăng lên không kiểm soát cũng làm tăng áp lực cho đĩa đệm và khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn nên tránh xa những thực phẩm này.
  • Nhóm thịt đỏ: Nhóm thịt đỏ bao gồm: thịt bò, nội tạng động vật…cung cấp một lượng protein đáng kể cho cơ thể. Tuy nhiên người bị thoát bị đĩa đệm nên hạn chế hấp thụ thịt đỏ bởi trong nhóm thực phẩm này có chứa nhiều chất nue5gc, khi dung nạp vào cơ thể khiến phản ứng viêm nặng hơn.
Nhóm thực phẩm mà người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế
Thực phẩm gây hại cho sức khỏe. (Nguồn Internet)

Thông thường, sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh, đội ngũ bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng tác nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Có như vậy mới nhanh chóng cải thiện trình trạng bệnh và đẩy lùi căn bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến và rất quen thuộc với chúng ta. Song không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Vì vậy, chúng tôi mong rằng, sau khi tham khảo bài viết này bạn đọc sẽ nắm vững kiến thức liên quan đến bệnh để dễ dàng nhận biết và đẩy lùi bệnh sớm nhất.

trac-nghiem-suc-khoe