Đau bắp tay có nguy hiểm không? Nên điều trị như thế nào?

Đau bắp tay không phải là tình trạng xa lạ, nó xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Song trong một số trường hợp đau bắp tay là triệu chứng cho thấy bạn đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ ràng hơn về vấn đề này.

tìm hiểu về tình trạng đau bắp tay
Tìm hiểu về tình trạng bắp tay bị đau. (Nguồn Internet)

1. Đau bắp tay là bệnh gì?

Đau bắp tay là bệnh gì? Đau bắp tay là tình trạng bắp thịt nằm ở vị trí giữa của bả vai và phía trên của khuỷu tay bị đau, tê nhức, khó chịu. Mức độ đau âm ỉ hoặc nhói lên từng cơn và sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn. Song cũng có trường hợp, cơn đau liên tục, kéo dài và kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Khi gặp phải hiện tượng này, người bệnh không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một hoặc nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Đau bắp tay được phân thành 4 loại:

  • Đau bắp tay trái
  • Đau bắp tay phải
  • Đau cả hai bắp tay
  • Đau bắp tay trong

Hầu hết ai cũng bị đau bắp tay ít nhất một lần trong đời, song nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn người bình thường:

  • Những người làm việc đòi hỏi dùng đến cánh tay nhiều: thợ cơ khí, giáo viên, tài xế, vận động viên (bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền…)
  • Người lớn tuổi
  • Những người thường xuyên làm công việc nặng nhọc, mang vác vật dụng nặng: thợ sơn, thợ hồ, thợ sửa ô tô…
đau bắp tay là gì
Thông tin liên quan đến bắp tay bị đau. (Nguồn Internet)

2. Triệu chứng đau bắp tay biểu hiện ra sao?

Phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau bắp tay mà triệu chứng này sẽ đi kèm với các biểu hiện khác.

Thông thường, những cơn đau xảy ra ở khu vực bắp tay, sau đó phát triển rộng đến cổ tay, bàn tay, vai thậm chí là vùng cổ. Cơn đau xuất hiện kèm theo triệu chứng: vết bầm tím, sưng to, mẩn đỏ, co thắt cơ bắp,…Một số trường hợp còn bị cứng khớp cổ tay, sưng khớp tay, mệt mỏi, sốt nhẹ, hạn chế khả năng vận động cánh tay.

3. Nguyên nhân gây đau bắp tay

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, đau bắp tay xuất hiện từ những tác nhân chính sau đây: 

3.1 Tác nhân cơ học

Phần lớn nguyên nhân xuất phát do gặp chấn thương, vận động tay quá mức, làm việc quá sức, cụ thể:

3.1.1 Gãy xương

Đau bắp tay có thể là do bị gãy xương. Gãy xương cánh tay phát sinh từ nhiều nguyên nhân: bất cẩn hoặc không may bị ngã; có vật đâm mạnh vào cánh tay; tham gia một số bộ môn thường xuyên vận động tay như: bóng rổ, bóng chuyền, bóng chày, tennis…

3.1.2 Đánh cầu lông

Đau bắp tay khi đánh cầu lông là một hiện tượng khá phổ biến và khởi phát từ các yếu tố khác nhau, có thể kể đến như: sử dụng vợt quá nhẹ hoặc quá nặng, không khởi động trước khi chơi thi đấu hoặc tập luyện, dùng tay quá sức. Triệu chứng đau bắp tay có thể từ mức độ âm ỉ đến dữ dội, thường xuất hiện vào buổi sáng hôm sau kèm theo tình trạng sưng, viêm, bầm tím bắp tay đồng thời gây khó khăn trong quá trình cử động.

3.1.3 Tập gym

Đau bắp tay sau khi tập gym là tình trạng thường gặp ở vận động viên thể hình. Khi vận động viên hoặc người tập bất ngờ tăng mức độ tập; tăng thời gian tập; tập luyện quá mức; duỗi thẳng cánh tay trong khi cơ bắp tay cuộn lên trong thời gian dài…cũng được xem là những yếu tố gây đau bắp tay.

3.2 Tác nhân bệnh lý

Trong một số trường hợp, cơn đau nhức bắp tay kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh xương khớp. Đó có thể là:

3.2.1 Dây chằng chịu áp lực

Một khi dây chằng của tay chịu áp lực hoặc làm rách các sợi cơ sẽ khiến bắp tay bị đau nhức. Bên cạnh tình trạng đau đớn thì vùng bắp tay còn xuất hiện các triệu chứng khác như: cứng khớp, co thắt, co cứng cơ, bầm tím….Nếu người bệnh không có hướng khắc phục sớm sẽ gây ra hiện tượng bong gân, viêm gân, căng cơ…

Tùy thuộc vào tình trạng căng và rách dây chằng mà mức độ đau bắp tay trái nhẹ hoặc nặng. Đối với hiện tượng dây chằng bị căng nhẹ có thể khỏi sau 2 – 3 tuần chữa trị đúng cách. Ngược lại, nếu hiện tượng dây chằng bị căng, rách nặng có thể mất 2 – 3 tháng mới chữa lành.

Tham khảo một số bệnh về dây chằng tại:

3.2.2 Dây thần kinh cột sống bị chèn ép

Đau bắp tay cũng là biểu hiện của tình trạng dây thần kinh cột sống, đặc biệt là dây thần kinh cột sống C5 bị chèn ép do đĩa đệm gây sưng phồng hoặc do bị viêm xương cổ. Phần bên ngoài của cánh tay sẽ bị đau giống như cổ và vai. Cách khắc phục tình trạng này hiệu quả là đưa cánh tay bị đau lên đỉnh đầu.

3.2.3 Viêm khớp vai

Đau bắp tay phải là bệnh gì? Đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp vai. Vai bị va đập trực tiếp hoặc cử động liên tục (đặc biệt là vận động viên bơi lội, chơi gold, vận động viên bóng chày)…là những yếu tố chính gây bệnh. Không chỉ vậy, người bệnh thường xuyên duy trì tư thế nâng đầu hoặc tư thế vai cong về phía trước quá lâu…cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh đau bắp tay bả vai. Tình trạng đau đớn chủ yếu xuất hiện vào ban đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh. 

3.2.4 Một số vấn đề liên quan đến tim

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, đau bắp tay trái hoặc phải có thể là triệu chứng của các bệnh lý tim mạch mà bạn cần hết sức lưu ý. Hiện tượng đau thắt ngực do giảm lưu lượng máu đến tim cũng khiến vùng vai và bắp tay bị đau nhức dữ dội. Ngoài ra, các cơn đau tim cũng có thể gây đau ở một hoặc cả hai bắp tay. Lúc này, cơn đau sẽ xuất hiện bất ngờ và có thể kèm theo biểu hiện đau ngực, tức ngực, chóng mặt, khó thở, buồn nôn…Các vấn đề liên quan đến tim mạch không thể coi thường. Vì thế, người bệnh cần thăm khám kịp thời.

Nếu nguyên nhân gây đau bắp tay là bệnh lý nhưng không thăm khám và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động của cánh tay, kéo theo đó chất lượng cuộc sống cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

nguyên nhân gây đau bắp tay
Một số nguyên nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Nên làm gì khi bị đau bắp tay?

Người bệnh không nên quá lo lắng nếu bắp tay bị đau 1 – 2 ngày. Đây có thể là do tác nhân cơ học gây ra hoặc do tư thế ngủ xấu. Người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những cách đơn giản sau để loại bỏ tình trạng này.

  • Nghỉ ngơi, thư giãn: Nếu cơn đau bắp tay nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, bạn hãy dừng ngay các hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Chườm lạnh: Đây cũng là cách giúp giảm đau bắp tay hiệu quả. Người bệnh có thể chườm đá hoặc đặt túi lạnh lên bắp tay khoảng 15 – 20 phút/ lần, mỗi ngày 3 – 4 lần. 
  • Massage: Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, phương pháp massage có tác dụng giảm đau nhức bắp tay hiệu quả, giúp tăng lưu thông máu đến cơ bắp, giữ ấm cơ thể và phân tán lượng acid lactic ở các cơ bắp. Người bệnh có thể xoa bóp với tinh dầu nóng để mang lại kết quả tốt hơn. 
  • Dùng thuốc Tây y: Người bệnh có thể làm dịu cơn đau bắp tay bằng cách dùng một số loại thuốc giảm đau thông thường như: thuốc giãn cơ, ibuprofen hoặc naproxen,…theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ có trình độ chuyên môn, không tự ý dùng thuốc.
cách điều trị đau bắp tay tại nhà
Những cách điều trị đau bắp tay tại nhà. (Nguồn Internet)

Nếu áp dụng các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả cao hoặc trong trường hợp cơn đau nhức bắp tay trầm trọng đi kèm với một số biểu hiện như: sưng, viêm, tê nhức, bầm tím… người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế. Tại đây, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ đau và nguyên nhân gây bệnh mà áp dụng cách điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

5. Biện pháp phòng ngừa đau bắp tay

Bạn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng đau bắp tay bằng các biện pháp sau đây:

  • Cẩn thận khi tập luyện, chơi thể thao, lao động
  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học để cung cấp dưỡng chất cho mô xương
  • Hạn chế lạm dụng cách tay
  • Trước khi tập thể dục hay tham gia thể thao cần khởi động kỹ. Không nên tập thể dục, đặc biệt là các tập liên quan đến động tác tay quá sức
  • Sắp xếp thời gian để bộ phận tứ chi nghỉ ngơi hợp lý
biện pháp phòng ngừa đau bắp tay
Biện pháp phòng ngừa tình trạng đau vị trí bắp tay. (Nguồn Internet)

Sau khi tham khảo bài viết mà Diễm Châu chia sẻ, nếu bạn cần thêm những thông tin hữu ích khác liên quan đến tình trạng đau bắp tay thì đừng ngần ngại liên hệ với Diễm Châu bằng cách bình luận dưới bài viết hoặc gửi nhắn tin nhé!

trac-nghiem-suc-khoe