Trật khớp (sai khớp) bao lâu thì khỏi? Cách xử lý khi bị trật khớp đúng nhất !

Trật khớp là một chấn thương trong đó các đầu xương của bạn bị ép ra khỏi vị trí bình thường của chúng. Nguyên nhân thường là chấn thương do ngã, tai nạn ô tô hoặc va chạm khi tiếp xúc hoặc chơi thể thao tốc độ cao. Trật khớp thường liên quan đến các khớp hoạt dịch của cơ thể.

Trật khớp không phải là hiện tượng quá xa lạ, số lượng người gặp phải chấn thương này đang ở mức báo động, nhất là ở độ tuổi lao động. Vậy cụ thể trật khớp là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân gây bệnh, chúng ta nhận biết chấn thương này qua những dấu hiệu nào? Cách chữa và phòng bệnh hiệu quả hiện nay? Tất cả câu hỏi này sẽ được Diễm Châu trả lời cụ thể trong bài viết dưới đây.

tìm hiểu về chấn thương trật khớp
Tìm hiểu chung về chấn thương. (Nguồn Internet)

1. Tìm hiểu chung về tình trạng trật khớp

Khớp là một cơ quan liên kết các đầu xương để tạo thành một cấu trúc tổng thể, cho phép cơ thể chuyển động nhịp nhàng. Mỗi người trưởng thành đều có chừng 206 chiếc xương và 306 khớp xương. Song tùy vào cơ thể của mỗi người mà số lượng này có thể nhiều hoặc ít hơn.

Khớp có 3 loại chính đó là: khớp bất động, khớp bán động và khớp hoạt dịch.

Vậy trật khớp là gì? Trật khớp hay còn gọi là sai khớp xảy ra khi các đầu xương di chuyển bất thường làm cho các mặt khớp bị lệch, chệch ra ngoài vị trí cố định. Ai cũng có nguy cơ bị trật khớp nhưng vận động viên, người thường xuyên làm việc nặng có nguy cơ đối diện với chấn thương này cao hơn.

chấn thương trật khớp
Chấn thương thường gặp ở độ tuổi lao động. (Nguồn Internet)

2. Bong gân và trật khớp khác nhau như thế nào?

Dấu hiệu của tình trạng bong gân và trật khớp tương đối giống nhau đều có cảm giác đau nhức, xuất hiện vết bầm tím ở vùng bị chấn thương và khó khăn khi cử động. Bên cạnh đó, vị trí bị tổn thương cũng như nhau. Cả hai hiện tượng này đều có khả năng xảy ra ở hầu hết các khớp trên cơ thể như: cổ chân, đầu gối, vai và cổ tay. Chính vì vậy nhiều người lần tưởng hai chấn thương này là một. Một số trường hợp còn không phân biệt được đâu là tình trạng bong gân, đâu là chấn thương trật khớp. 

Vậy bong gân và trật khớp khác nhau như thế nào?

2.1. Bong gân

  • Đau nhức khó chịu ở vùng bị tổn thương
  • Khớp bị cứng hoặc lỏng lẻo
  • Xuất hiện vết bầm ở vị trí bị đau nhức
  • Độ linh hoạt suy giảm
  • Khó khăn khi cử động, vận động và di chuyển

2.2. Trật khớp

  • Đau nhức dữ dội kể cả khi người bệnh di chuyển nhẹ nhàng hoặc không cử động
  • Khớp bị tổn thương sưng to và biến dạng rõ nét
  • Bộ phận có khớp bị trật tê ngứa
  • Xuất huyết dưới da do mạch máu bị tổn thương nghiêm trọng
  • Không thể co, duỗi hoặc sinh hoạt bình thường

Sau khi so sánh, bạn có thể thấy được mặc dù bong gân và trật khớp có những triệu chứng tương đồng nhưng mức độ tổn thương khi bị trật khớp nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu y học đã kết luận, trật khớp chính là biến chứng của hiện tượng bong gân (không được chữa trị kịp thời).

3. Trật khớp thường xảy ra ở vị trí nào?

Trật khớp thường liên quan đến các khớp lớn hơn của cơ thể. Ở người lớn, vị trí chấn thương phổ biến nhất là vai. Ở trẻ em, đó là khuỷu tay. Ngón tay cái và các ngón tay của bạn cũng dễ bị tổn thương nếu bị bẻ cong sai cách.

Bên dưới là các vị trí trật khớp thường gặp.

3.1. Trật khớp gối

Trong tất cả các loại trật khớp, trật khớp gối là chấn thương nặng nhất. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chấn thương này như: có một lực đập hướng về phía sau vào đầu xương chày, tai nạn xe cộ, tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp…Cũng có trường hợp trật khớp gối xảy ra do nhiều biến chứng mạch máu và thần kinh hoặc do thừa cân béo phì.

Trật khớp gối được đánh giá là chấn thương nguy hiểm vì cấu trúc hỗ trợ khớp gối như dây chằng rất dễ bị tổn thương làm mất vững khớp. Đây là tác nhân gây hỏng khớp cùng với nhiều biến chứng khó lường liên quan đến động mạch khoeo, thần kinh, thậm chí phải phẫu thuật cắt chi đối với trường hợp chấn thương quá nặng.

Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy biểu hiện lâm sàng của khớp gối hoặc nghi ngờ bản thân bị chấn thương khớp gối, bạn nên tìm đến đơn vị y tế chất lượng để nhờ bác sĩ thăm khám và điều trị.

Tham khảo chi tiết bài viết về trật khớp gối tại: Trật khớp đầu gối nên làm gì? Bao lâu thì khỏi?

tình trạng trật khớp gối
Khớp gối bị trật – Chấn thương nghiêm trọng. (Nguồn Internet)

3.2. Trật khớp háng

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, phần lớn chấn thương trật khớp háng là trật khớp sau, làm ngắn bộ phận chi, khép chân và xoay trong. Khi khớp háng bị trật, bạn sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, sưng, nhức, phù nề ở xung quanh vùng háng. Ngoài ra, bạn sẽ nghe tiếng “lục cục” phát ra từ khớp háng, hạn chế vận động khớp háng, co thắt cơ và gây khó khăn trong việc đi lại, di chuyển. 

Thông thường, dạng trật khớp này sẽ được bác sĩ áp dụng phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chụp X-quang để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Cũng giống như trật khớp gối, chấn thương trật khớp háng cần được điều trị càng sớm càng tốt bởi nếu chậm trễ sẽ làm tăng nguy cơ bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.

Chi tiết bài viết về trật khớp háng, nguyên nhân, nên làm gì và các biến chứng… tại bài viết: Trật khớp có sao không? Tổng hợp cách chữa và phòng ngừa hiệu quả

chấn thương trật khớp háng
Chấn thương khớp háng. (Nguồn Internet)

3.3. Trật khớp cổ tay

Trật khớp cổ tay là hiện tượng bàn tay bị chệch hoặc lệch, không thể xoay hoặc cầm nắm bất kỳ vận dụng nào. Chính vì vậy, người bệnh luôn cảm thấy rất gượng và khó chịu, thậm chí xuất hiện tình trạng đau đớn, nhức mỏi ở cổ tay.

Xem tất cả các thông tin về trật khớp cổ tay tại:

Để tránh ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như công việc thường nhật, ngay khi bị trật cổ bàn tay bạn nên tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời.

 

trật khớp cổ tay
Cổ tay bị lệch ra khỏi vị trí cố định. (Nguồn Internet)

3.4. Trật khớp vai

Khớp vai có biên độ vận động và linh hoạt lớn nhất cơ thể. Đồng thời khớp vai giữ vai trò thiết yếu trong toàn bộ hoạt động của nửa thân trên. Cấu tạo khớp vai bao gồm chỏm cầu tiếp khớp với mặt ổ chảo của xương vai trong một bao xơ chứa dịch khớp. Mỗi ngày bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện rất nhiều hoạt động từ nhẹ đến nặng nên rất dễ gặp chấn thương.

Chính vì vậy, trật khớp vai là chấn thương thường gặp nhất, chiếm hơn 50% trong tổng số các loại trật khớp và phổ biến ở nhóm người trong độ tuổi lao động (18 – 50 tuổi). Chấn thương này gây nhiều đau đớn và ảnh hưởng rất lớn đến các khả năng vận động của vai cũng như cả cánh tay.

Nếu không được thăm khám và điều trị đúng phương pháp, tình trạng trật khớp vai sẽ để lại hậu quả khó lường như:  hạn chế khả năng vận động, cứng khớp vai và cản trở cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị, phòng ngừa… trật khớp vai và trật khớp vai tái hồi tại:

trật khớp vai - chấn thương thường gặp
Tìm hiểu về chấn thương khớp vai. (Nguồn Internet)

3.5. Trật khớp ngón tay

Trật khớp ngón tay phát sinh khi ngoại lực với cường độ mạnh tác động trực tiếp lên ngón tay, chẳng hạn như: bị kẹt giữa cánh cửa, té ngã, chấn thương trong thể thao…yếu tố di truyền cũng góp phần khiến ngón tay bị lệch khớp. Khi bị trật khớp ngón tay, bạn sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu, sưng tấy ở ngón tay bị tổn thương. 

Chi tiết bài viết về trật khớp cổ tay và cách chữa trị tại: Trật khớp ngón tay để lâu có sao không? Bao lâu thì khỏi?

Chấn thương này tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và công việc hằng ngày. Cho nên, người bệnh nên tìm đến đơn vị y tế gần nhất để bác sĩ áp dụng cách điều trị phù hợp. 

trật khớp ngón tay
Khớp ngón tay bị lệch ra khỏi vị trí. (Nguồn Internet)

3.6. Trật khớp cùng đòn

Khớp cùng đòn là khớp bán động được nối từ mặt trong của mỏm cùng vai và đầu ngoài xương đòn. Đồng thời được bao phủ bởi sụn khớp. Bao khớp của khớp cùng đòn rất mỏng và được bảo vệ bởi ba hệ thống phức hợp dây chằng là: dây chằng thang, dây chằng nón và dây chằng cùng đòn. 

Trật khớp cùng đòn xảy ra chủ yếu do chấn thương và có triệu chứng rất đặc trưng: đau đớn ở khớp vai; bên vai chấn thương xệ xuống; đầu ngoài của xương đòn nhô lên khỏi mỏm cùng vai; xuất hiện tình trạng đau đớn, vết bầm tím và sưng to ở bên vai bị tổn thương.

trật khớp xương đòn
Một trong những loại trật khớp phổ biến hiện nay. (Nguồn Internet)

3.7. Trật khớp cổ chân

Đây cũng là một chấn thương thường gặp, thường phổ biến ở vận động viên, những người có tiền sử bị bong gân mắt cá chân, béo phì hoặc những chấn thương cấp tính có lực đập mạnh vào chân. Dấu hiệu thường gặp của chấn thương này là đau nhiều, xuất hiện vết bầm tím ở cổ chân, khó cử động và khớp chân biến dạng. 

Hiện nay có rất nhiều cách điều trị tình trạng trật khớp cổ chân. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng cách chườm đá, nghỉ ngơi đều đặn, uống thuốc Tây y không kê đơn….Còn đối với trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên tìm đến đơn vị y tế để bác sĩ nắn trật nẹp, điều chỉnh xương về vị trí cũ hoặc phẫu thuật.

Người bệnh không nên coi thường chấn thương và chậm trễ trong việc điều trị. Điều này sẽ khiến tình trạng trật khớp cổ chân trở nên nghiêm trọng và gây biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng khớp, gãy xương, đau mãn tính…

Tham khảo chi tiết về trật khớp cổ chân tại bài viết: Trật khớp cổ chân bao lâu thì khỏi? Có cần bó bột không?

trật khớp cổ chân
Ai cũng có nguy cơ bị trật khớp cổ chân. (Nguồn Internet)

4. Ai có nguy cơ bị trật khớp

Bất kỳ ai cũng có thể bị trật khớp. Những người có nguy cơ cao hơn bao gồm những người: Trên 65 tuổi, vì họ dễ bị ngã hơn, người tham gia các môn thể thao tiếp xúc, người trẻ, người lao động và phụ nữ mang thai thường đối mặt với chấn thương này. 

Mỗi đối tượng thường gặp một loại trật khớp khác nhau, chẳng hạn: 

  • Trẻ em hay gặp chấn thương trật khớp vai, trật khớp khuỷu tay
  • Người già hay gặp chấn thương trật khớp háng
  • Người lao động hay gặp chấn thương trật khớp gối và trật khớp vai
ai cũng có nguy cơ bị trật khớp
Vận động viên là đối tượng thường gặp chấn thương.(Nguồn Internet)

5. Nguyên nhân gây trật khớp thường gặp

Trật khớp là một chấn thương trong đó các đầu xương của bạn bị ép ra khỏi vị trí bình thường của chúng. Nguyên nhân thường là chấn thương do ngã, tai nạn ô tô hoặc va chạm khi tiếp xúc hoặc chơi thể thao tốc độ cao. Trật khớp thường liên quan đến các khớp lớn hơn của cơ thể.

Nguyên nhân chính của trật khớp thường là chấn thương do ngã, tai nạn ô tô hoặc va chạm khi tiếp xúc hoặc chơi thể thao tốc độ cao.

  • Tai nạn: Có hơn 80% trường hợp bị trật khớp do tai nạn gây ra, chẳng hạn như: tai nạn giao thông, tai nạn trong quá trình lao động, tai nạn trong lúc tập luyện và va chạm trong lúc chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền bóng bầu dục, trượt tuyết, trượt ván…) và cả tai nạn trong học đường.
  • Chấn thương: Cơ thể va chạm mạnh trong sinh hoạt hàng ngày tác động lên đầu gối, cẳng chân, gối và đùi khiến trật chỏm xương đùi ra khỏi ổ cối hoặc khi ngã theo bản năng sẽ chống tay sẽ dẫn đến tình trạng bị trật khớp khuỷu hoặc khớp vai…
  • Các lý do khác: Bên cạnh các nhóm nguyên nhân chính trên thì hiện tượng trật khớp xuất hiện có thể là do bẩm sinh; do liệt cơ delta…hoặc dấu hiệu của bệnh lý viêm xương khớp háng.
nguyên nhân gây trật khớp
Nguyên nhân khiến khớp bị trật. (Nguồn Internet)

6. Biểu hiện thường gặp khi bị trật khớp

Đau nhức, khó khăn khi vận động, biến chi dạng… hoặc không cử động được, đau buốt là những biểu hiện thường gặp khi bị trật khớp, cụ thể những dấu hiệu điển hình như sau:

  • Đau nhức: Xuất hiện tình trạng đau nhức ở vị trí bị tổn thương. Phụ thuộc vào mức độ tổn thương mà cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng. Đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường hay người bệnh cố gắng cử động, di chuyển cơn đau nhức sẽ tăng lên gấp bội.
  • Khó khăn khi vận động: Khớp bị tổn thương không thể vận động hoặc mất khả năng vận động.
  • Hõm khớp bị rỗng: Đây là biểu hiện thường gặp khi bị trật khớp vai hoặc khớp khuỷu.
  • Các chi biến dạng: Tình trạng này phổ biến ở người bị trật khớp vai. Khi gặp phải chấn thương này, cánh tay sẽ bị biến dạng hoặc không thể khép sát vào thân được. Nếu trật khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối có hiện tượng xoay vào trong, bàn chân bị thương sẽ gác lên cổ chân lành.
  • Khớp gồ: Biểu hiện khớp gồ lên đột ngột do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.
triệu chứng trật khớp
Triệu chứng điển hình. (Nguồn Internet)

7. Cách điều trị tình trạng trật khớp

Đừng di chuyển khớp. Cho đến khi nhận được sự trợ giúp, hãy nẹp khớp bị ảnh hưởng vào vị trí cố định của nó. Đừng cố gắng di chuyển khớp bị trật hoặc buộc nó trở lại vị trí cũ.

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, thông thường bác sĩ sẽ áp dụng các cách thức chẩn đoán (kiểm tra lâm sàng, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI,…) để tìm ra nguyên nhân gây chấn thương, mức độ tổn thương cũng như tình trạng trật khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động. 

Một số phương án điều trị trật khớp như bên dưới:

7.1. Sơ cứu ban đầu

Ngay khi chấn thương xảy ra, người bệnh nên có biện pháp can thiệp kịp thời để kiểm soát chấn thương, tránh chấn thương phát sinh nặng hơn. 

Người bệnh không cần đi bệnh viện ngay mà nên nghỉ ngơi, thư giãn. Sau đó, dùng băng kín bằng gạc đã khử trùng băng bó vị trí bị trật khớp hở. Tiếp theo, chườm đá lạnh vào vị trí bị đau. Nhiệt độ thấp từ khăn (túi) chườm lạnh khi áp lên khu vực chấn thương có thể làm thuyên giảm tình trạng đau nhức hiệu quả, đồng thời hạn chế sưng viêm. Cuối cùng, người bệnh kê gối bên dưới bộ phận bị trật khớp để giảm thiểu cơn đau cũng cũng như ngăn ngừa chấn thương tiến triển nặng.

7.2. Dùng thuốc Tây y

Biện pháp này áp dụng đối với tình trạng trật khớp nhẹ. Một số loại thuốc Tây y chuyên trị trật khớp được nhiều người sử dụng hiện nay như: paracetamol hoặc các chế phẩm kết hợp giữa paracetamol với cafein, codein, tramadol,…Trước khi uống thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến của y/bác sĩ để đạt kết quả cao nhất và tránh tác dụng phụ của thuốc.

điều trị tình trạng trật khớp
Sử dụng thuốc Tây y điều trị chấn thương. (Nguồn Internet)

7.3. Nắn chỉnh

Phương pháp này được áp dụng đối với trường hợp bị chấn thương nặng (trật khớp gối, trật khớp vai nghiêm trọng). Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nắn kín tức là không cần rạch da bộc lộ khớp. Nếu nắn kín thất bại, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật đặt lại khớp. Sau khi đặt khớp về đúng vị trí của nó, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân:

  • Bất động khớp bằng nẹp bất động, sau đó bó bột hoặc dùng nạng để phòng ngừa chấn thương tái phát.
  • Tiếp tục chườm đá lạnh để giảm đau và phù nề. Mỗi lần chườm dao động từ 15 – 20 phút, mỗi ngày chườm 4 – 5 lần và chườm liên tục từ 2 – 3 ngày sau khi nắn.
  • Sau 2 ngày nên áp dụng phương pháp chườm ấm tại nhà trong vòng 15 – 20 phút/lần để làm giảm đau đớn và hỗ trợ vết thương mau lành. 

Lưu ý: Khi điều trị có liên quan đến các thủ thuật ngoại khoa, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc trước, trong và sau quá trình điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như đạt tỉ lệ thành công cao.

7.4. Cố định khớp

Đây là một trong những cách chữa trị chấn thương trật khớp phổ biến hiện nay, có tác dụng giảm đau nhức và kích thích phục hồi nhanh, đồng thời ngăn ngừa trật khớp tái phát. Một số phương pháp bất động thường được sử dụng là:

  • Dùng nẹp: Được dùng để bất động trật khớp cố định sau khi nắn trật. Không chỉ vậy, nẹp bất động còn có khả năng giúp giảm phù nề. Vì vậy ít khi dẫn đến hội chứng khoang sau nẹp. Đối với các loại trật khớp ngón chân, ngón tay phải dùng nẹp cố định cho đến khi các triệu chứng phù nề giảm hẳn.
  • Bó bột: Thường được dùng khi trật khớp kèm với gãy xương nhẹ hoặc các thương tích khác cần cố định trên một tuần.
  • Đeo đai: Cách này có tác dụng hỗ trợ trật khớp và hạn chế người bệnh vận động cho đến khi vết thương hồi phục. Phương pháp này khá hiệu quả trong trật khớp vai và nếu bất động vững sẽ dẫn đến tình trạng viêm dính khớp vai, vai đông cứng.

Người bệnh sẽ được cố định khớp trong một thời gian nhất định. Bởi nếu cố định kéo dài có thể gây co, cứng khớp, kéo phần mềm và dẫn đến chứng teo cơ. Những biến chứng này có thể tiến triển nhanh và nguy cơ tồn tại cả đời. Sau khi cố định khớp, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn các bài tập để phục hồi vết thương và tăng tính linh hoạt ở bộ phận cơ xương khớp.

phương pháp điều trị trật khớp
Phương pháp điều trị chấn thương. (Nguồn Internet)

8. Bị trật khớp nên ăn gì và kiêng gì?

Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, dinh dưỡng cũng góp một rất quan trọng trong quá trình đẩy lùi vết thương, giúp xương khớp khỏe mạnh, người bệnh nhanh chóng vận động và đi lại bình thường.

Dưới đây là thực phẩm người bệnh nên và kiêng dùng được các chuyên gia y tế chọn lọc:

8.1. Bị trật khớp nên ăn gì ?

Khi bị trật khớp nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như bông cải xanh, đậu bắp, hạnh nhân, các sản phẩm từ sữa, sữa thực vật, đậu phụ, rong biển và các loại rau xanh. Để cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả, bạn cần bổ sung đầy đủ các loại Vitamin D.

8.1.1. Thực phẩm giàu chất Kali

Thực phẩm chứa nhiều chất kali có thể kể đến như: bơ, chuối, nước dừa, rau xanh…không chỉ giảm đau mà còn giúp lưu thông máu tốt và làm mềm các khớp. Từ đó giúp người bị trật khớp nhanh chóng đi lại bình thường. 

8.1.2. Thực phẩm chứa mangan

Bị trật khớp nên ăn gì? Thực phẩm chứa nhiều chất mangan như hạt hướng dương, bột ca cao, socola, đen và một số loại hải sản (hàu, trai) rất tốt cho người bị trật khớp. Vì mangan có khả năng phục hồi cơ bắp, đồng thời giám sát các hoạt động của gốc tự do và chữa lành viêm khớp hiệu quả.

8.1.3. Ngũ cốc

Nếu bạn không biết bị trật khớp nên ăn gì thì ngũ cốc là sự lựa chọn hoàn hảo. Ngũ cốc (gạo lứt, lúa mì, lúa mạch đen, bắp rang…) rất giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng và làm chậm quá trình lão hóa. Ngoài ra, thực phẩm này có tác dụng giúp xương khớp chắc khỏe, thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy, phần lớn bệnh nhân đều lựa chọn ngũ cốc cho buổi sáng hoặc buổi xế của mình.

8.1.4. Thực phẩm chế biến từ xương ống

Một số loại thịt đỏ và xương ống đều chứa một lượng canxi đáng kể. Đây là chất cần thiết bổ sung cho người bị trật khớp bởi canxi rất tốt cho hệ xương khớp, không chỉ giúp xương khớp luôn khỏe mạnh mà còn xoa dịu tình trạng đau nhức. Hơn thế, trong nước hầm xương còn giàu chất glucosamine giảm đau, ngừa sưng viêm hiệu quả.

Để kết thúc chuỗi ngày đau đớn do chấn thương trật khớp hành hạ, bệnh nhân có thể bổ sung canxi mỗi ngày bằng cách hầm xương ống lấy nước nấu canh hoặc nấu lẩu.

bị trật khớp nên ăn gì
Thực phẩm tốt cho hệ xương khớp. (Nguồn Internet)

8.2. Bị trật khớp khong nên ăn gì ?

Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì người bệnh cũng nên hạn chế những thực phẩm không tốt cho hệ xương khớp và khiến các triệu chứng của tình trạng trật khớp nặng thêm.

8.2.1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Trật khớp kiêng ăn gì? Người bị đau khớp nên hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn như: dăm bông, thịt mỡ, xúc xích…Hầu hết các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh dễ gây nguy cơ tăng cường mỡ trong máu, ngăn ngừa máu lưu thông và kích thích phản ứng viêm khiến tình trạng viêm nhức trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, chúng còn chứa hàm lượng acid béo omega 6 cao và tăng nguy cơ mắc các căn bệnh liên quan đến tim mạch. 

8.2.2. Đậu phộng và chế phẩm từ đậu phộng

Đậu phộng và chế phẩm từ đậu phộng hoàn toàn không tốt cho người đang bị trật khớp. Lý do là vì đậu phộng chứa nhiều dầu mỡ sẽ không tốt cho quá trình hồi phục bệnh. Vì vậy ,người bệnh nên hạn chế hoặc có thể dùng các loại bơ thay thế chúng.

8.2.3. Thực phẩm nhiều đường

Khi bị trật khớp và trong thời gian điều trị chấn thương, người bệnh nên hạn chế thực phẩm nhiều đường gồm: socola, bánh ngọt, đồ uống có ga…Bởi chúng sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh và cản trở máu lưu thông. Đây chính là tác nhân chính khiến vùng khớp bị tổn thương nặng nề hơn.

bị trật khớp nên kiêng gì
Thực phẩm người bệnh cần hạn chế. (Nguồn Internet)

9. Cách phòng tránh chấn thương trật khớp hiệu quả

Trật khớp không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn cản trở công việc và ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh, thậm chí dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Cho nên phòng tránh tình trạng này là việc nên làm. 

Dưới đây là những cách ngăn ngừa chấn thương đơn giản, dễ thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Hạn chế lao động nặng; nếu tính chất công việc phải thường xuyên bưng bê, khuân vác đồ vật nặng thì bạn nên sử dụng công cụ chuyên dụng hỗ trợ hoặc nhờ đồng nghiệp giúp đỡ
  • Trước khi tập thể dục thể thao nên khởi động kỹ để cơ thể nóng lên và quen với động tác mạnh. Bạn nên lựa chọn những môn thể thao dễ thực hiện vừa sức như: đi bộ, đánh cầu lông, bơi lội…
  • Khi chơi các môn thể thao như: bóng chuyền, bóng đá, bóng bầu dục cần chú ý các khớp và tránh va chạm quá mạnh.
  • Lưu ý khi tham gia giao thông
  • Dặn dò trẻ em khi chơi đùa, chạy nhảy
  • Hạn chế dùng chất kích thích và rượu bia

Các cách phòng tránh chấn thương này rất đơn giản, ai cũng có thể làm được nếu chúng ta chú ý và kiên trì. Hãy phòng tránh ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe – tài sản quý giá nhất của bản thân nhé!

cách phòng tránh chấn thương trật khớp
Cách phòng tránh chấn thương hiệu quả. (Nguồn Internet)

Nội dung bài viết trên đây là những kiến thức cơ bản liên quan đến hiện tượng trật khớp, một chấn thương thường gặp trên toàn cầu. Mong rằng, Diễm Châu có thể giải đáp những thắc mắc của các bạn bấy lâu nay về chấn thương này. Hãy “bỏ túi” những kiến thức liên quan đến trật khớp để bảo vệ sức khỏe của bản thân thật tốt nhé!

trac-nghiem-suc-khoe