Gai khớp gối: Nguyên nhân, dấu hiệu và phác đồ điều trị hiệu quả

Nhiều năm trở lại đây, gai khớp gối là một trong những vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Hiện tượng này có thể biến mất sau một thời gian ngắn với một số cách giảm đau tại nhà. Song trong vài trường hợp nghiêm trọng, bạn cần tìm đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị. Vậy bạn biết gì về gai khớp gối? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Làm thế nào để điều trị hiệu quả? Hãy đi tìm câu trả lời chính xác ở bài viết dưới đây nhé!

tình trạng gai khớp gối
Tình trạng gai xương khớp gối. (Nguồn Internet)

1. Khái quát về bệnh gai khớp gối

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, gai khớp gối hay còn gọi bệnh gai xương khớp gối, là hiện tượng phát triển xương bất thường trên bề mặt khớp gối. Thông thường, các gai xương ở đầu gối thường nhẵn nên người bệnh không cảm thấy đau đớn. Song, nếu các gai xương va chạm với các dây thần kinh liên quan hoặc ảnh hưởng đến các mô, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội, khó khăn trong việc di chuyển và hạn chế khả năng cử động khớp gối..

Nhiều tài liệu y khoa cho thấy, hầu hết các trường hợp gai khớp gối là hệ quả của các vấn đề liên quan đến khớp bị thoái hóa, chẳng hạn thoái hóa khớp gối, viêm xương khớp ảnh hưởng đến sự bào mòn theo thời gian của lớp sụn khớp gối. Lúc này, các gai xương hình thành để tự hồi phục những tổn thương.

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của tình trạng gai khớp gối đều phát triển rất chậm, vì vậy rất khó phát hiện và chữa trị bệnh ở giai đoạn đầu. Theo thời gian, việc ma sát giữa các xương có thể gây rạn nứt xương bánh chè khiến người bệnh bị đau nhức quặn thắt.

Bệnh gai xương khớp gối có thể khởi phát ở bất kỳ ai, không phân biệt nam/nữ, độ tuổi. Mọi yếu tố từ chấn thương, di truyền, bẩm sinh, lối sống đều các được xem là nguyên nhân gây gai xương, đặc biệt là gai xương khớp gối.

khái quát về tình trạng gai khớp gối
Khái quát về tình trạng gai khớp gối. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Đau khớp gối: Nguyên nhân, biểu hiện, và cách chữa đau khớp gối an toàn

2. Dấu hiệu của bệnh gai khớp gối

Như chúng tôi vừa đề cập ở trên, hầu hết các trường hợp gai xương khớp gối đều phát triển chậm, không gây đau đớn hay có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Đa phần khi người bị gai khớp gối đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có một số triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện cơn đau dữ dội ở vùng đầu gối. Khi uốn cong hoặc mở rộng đầu gối, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn
  • Ngứa ran, tê và khớp gối yếu dần
  • Khả năng di chuyển giảm, vận động khó khăn
  • Cứng khớp đầu gối
  • Khó khăn trong việc co, duỗi đầu gối
  • Đau ít hoặc nhiều phụ thuộc vào mức độ tổn thương ở khớp gối
triệu chứng của bệnh gai khớp xương
Đau đớn là triệu chứng điển hình của bệnh. (Nguồn Internet)

3. Nguyên nhân gây bệnh gai khớp gối

Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng gai khớp gối. Song các yếu tố dưới đây được xem là tác nhân khiến bệnh hình thành.

  • Thoái hóa khớp: Đây là thủ phạm hàng đầu khiến các gai xương khớp gối xuất hiện. Bệnh thoái hóa khớp có thể phá vỡ các sụn đệm ở các đầu xương. Điều này khiến cơ thể cố gắng tạo ra các gai xương ở khu vực bị đau để sửa chữa, bù đắp các tổn thương do bệnh gây ra.

Đọc thêm về: Thoái hoá khớp gối là gì? Dấu hiệu và cách chữa bệnh an toàn

  • Chấn thương ở đầu gối: Những chấn thương đầu gối ở quá khứ hoặc ở hiện tại, chẳng hạn như: gãy xương, loạn sản xương khớp gối, nhất là ở các mô xương có thể khiến các gai xương xuất hiện và phát triển. Ở giữa xương chày và xương đùi có các rãnh nhỏ thực hiện nhiệm vụ giảm xóc, có hình lưỡi liềm. Một khi vị trí này chịu áp lực hay bị rách, các gai xương sẽ hình thành. Hiện tượng này được gọi là chấn thương sụn chêm.
  • Tuổi tác: Hệ thống xương khớp sẽ hao mòn và có dấu hiệu yếu dần theo thời gian. Điều này cũng có thể là yếu tố khiến các gai xương ở khớp gối khởi phát. Chính vì thế, người cao tuổi có nguy cơ bị gai xương gối rất cao.
  • Sử dụng khớp gối liên tục: Việc lạm dụng khớp gối hay sử dụng khớp gối thường xuyên, đặc biệt là vận động viên bóng rổ, điền kinh…có nguy cơ bị chấn thương đầu gối; đầu gối căng thẳng, chịu áp lực rất cao…Lâu ngày gây ra bệnh gai xương khớp gối.
  • Một số yếu tố khác: Bên cạnh các yếu tố trên thì những người có lối sống thụ động (lười vận động), suy dinh dưỡng, béo phì, dị tật bẩm sinh, di truyền hoặc do tích tụ canxi ở các khớp cũng dễ bị gai xương ở khớp gối.
nguyên nhân gây gai khớp gối
Những nguyên nhân chính gây bệnh. (Nguồn Internet)

4. Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không?

Gai khớp gối có nguy hiểm không? Là câu hỏi phổ biến mà bất kỳ ai khi gặp phải tình trạng này đều băn khoăn và lo lắng. Theo đánh giá của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, hiện tượng khớp gối có gai ở giai đoạn nhẹ thường không có triệu chứng, cũng không gây nhiều đau đớn nên không ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hay sức khỏe của bệnh nhân.

Tuy nhiên, gai khớp gối tiến triển nặng sẽ để lại những hậu quả nặng nề nếu người bệnh chậm trễ chữa trị. Cụ thể:

  • Gai xương phát triển với kích thước lớn hơn gây đau đớn dữ dội ở vùng gối và ảnh hưởng lớn đến các cấu trúc xung quanh gân hoặc dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh bị đau mỗi khi di chuyển hoặc cử động.
  • Dây thần kinh ở vùng đầu gối có nguy cơ bị tổn thương vĩnh viễn.

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm này, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh gai khớp gối, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng khắc phục kịp thời.

tình trạng gai khớp gối có nguy hiểm không
Hiện tượng gai xương khớp gối có nguy hiểm không? (Nguồn Internet)

5. Gai đầu gối có nên đi bộ không?

Ngoài những câu hỏi phổ biến như: bệnh gai khớp gối là gì? Gai khớp gối có nguy hiểm không thì gai đầu gối có nên đi bộ không? Cũng là câu hỏi quen thuộc mà nhiều người thắc mắc. 

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, người bị tổn thương đầu gối hay bị gai xương khớp gối có thể đi bộ. Việc đi bộ đúng cách và đều đặn cũng chính là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể:

  • Tăng cường sức mạnh cho hệ xương khớp: Đi bộ là bộ môn thể dục hữu ích, không chỉ giúp hệ thống xương khớp chắc khỏe mà còn tăng sức mạnh cho đôi chân. Bởi lẽ, bộ môn thể dục này sẽ giúp xây dựng cơ bắp ngay xung quanh khớp gối. Nhờ vậy mà chúng có thể giảm thiểu những áp lực cho khớp gối. Từ đó, đôi chân trở nên khỏe mạnh hơn và giảm tình trạng đau khớp gối do bệnh gây ra.
  • Ổn định cấu trúc của khớp gối: Khi khớp gối có gai hay các căn bệnh liên quan đến khớp gối, các sụn khớp và dây chằng đều chịu áp lực hoặc bị bào mòn. Kết quả là khi bạn di chuyển, cử động mạnh sẽ bị đau nhức, cứng khớp. Nhưng nếu bạn đi bộ chậm rãi, đúng cách sụn khớp sẽ tăng sự linh hoạt, hỗ trợ ổn định cấu trúc ổ khớp, xây dựng lại sụn khớp, đồng thời phục hồi dần chức năng vận động của khớp và cải thiện chức năng vận động khớp gối.
  • Giảm đau đớn: Đi bộ thường xuyên và đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm thiểu tình trạng đau đớn khớp gối và tăng độ bền cho khớp. Điều này giúp người bệnh dễ dàng di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày tốt hơn.

Ngoài các lợi ích trên thì việc đi bộ còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên khớp gối, điều chỉnh hơi thở, tăng cường sức mạnh tổng thể. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng bộ môn này. Mỗi ngày, bạn nên dành khoảng 15 – 30 phút đi bộ là vừa đủ. Tốt hơn hết là trước khi đi bộ, bạn nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ hướng dẫn bạn cách đi bộ đúng đắn, phù hợp với tình trạng gai khớp gối mà bạn đang gặp phải.

gai khớp gối có nên đi bộ không
Gai khớp gối có nên đi bộ không. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về: Đau khớp gối có nên đi bộ không, nên chơi môn thể thao nào?

6. Phương pháp chẩn đoán gai khớp gối hiện nay

Tình trạng gai đầu gối không có dấu hiệu rõ ràng, và tương đối giống với các bệnh liên quan đến đầu gối như: thoái hóa khớp gối, đau đầu gối, chấn thương sụn chêm và dây chằng, đứt dây chằng khớp gối…Vì thế, bác sĩ cần áp dụng các cách chẩn đoán dưới đây để xác định tình trạng gai khớp gối. Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chữa trị thích hợp.

6.1 Chẩn đoán lâm sàng

Đây là bước kiểm tra ban đầu, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin cần thiết như: tên, tuổi, nghề nghiệp, các triệu chứng xuất hiện từ lúc nào? diễn biến ra sao?…Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân di chuyển hoặc xoay, uốn cong, gập đầu gối để xác định mức độ đau cũng như phạm vi hoạt động của khớp gối.

6.2 Chẩn đoán hình ảnh

Sau khi kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra các tác nhân chính gây bệnh, chẳng hạn như: gãy xương, thoái hóa khớp gối. Một số cách xét nghiệm hình ảnh hiện nay bao gồm:

  • Chụp MRI: Đây là cách chẩn đoán sử dụng sóng vô tuyến và từ trường để tạo ra hình ảnh toàn diện, chi tiết và rõ nét về xương bên trong và các mô mềm. Thông qua hình ảnh MRI, bác sĩ dễ dàng kết luận gai đầu gối do nguyên nhân nào gây ra và các tổn thương liên quan đến cơ, sụn, gân…
  • Chụp X-quang: Đây là cách xét nghiệm sử dụng bức xạ để tạo ra hình ảnh xương. Hình ảnh X-quang có thể tương đối rõ nét giúp bác sĩ xác định các tổn thương ở khớp gối hoặc quá trình phát triển gai xương.
  • Chụp CT: Phương pháp xét nghiệm quen thuộc này có thể tạo ra rất nhiều hình ảnh từ các góc độ khác nhau. Các hình ảnh này sẽ được ghép lại với nhau để tạo thành hình cắt ngang của các mô mềm ở đầu gối và các xương.
  • Điện cơ: Cũng giống như các cách chẩn đoán trên, điện cơ giúp bác sĩ nhìn thấy rõ các hoạt động điện trong cơ khi co cơ hoặc khi cơ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, thử nghiệm này chỉ được áp dụng nếu bác sĩ nghi ngờ gai đầu gối do thần kinh hoặc tổn thương cơ.
  • Vận tốc dẫn truyền thần kinh: Kết quả xét nghiệm này có thể giúp đội ngũ y bác sĩ xác định chính xác tốc độ điện di chuyển qua dây thần kinh bị tổn thương. Nếu tốc độ chậm có thể thấy thần kinh bị đang bị tổn thương.
những cách chẩn đoán gai khớp gối
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh hiện nay. (Nguồn Internet)

7. Phương pháp điều trị bệnh gai khớp gối

Gai đầu gối và cách chữa trị như thế nào? Bệnh gai đầu gối có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động của cơ thể, hạn chế việc đi lại, nguy hiểm hơn là để lại biến chứng nguy hiểm. Phụ thuộc vào mức độ bệnh mà bạn có thể điều trị tại nhà hoặc đến bệnh viện điều trị.

7.1 Điều trị tại nhà

Gai đầu gối không còn là vấn đề sức khỏe hiếm gặp. Cho nên, việc điều trị và phục hồi đang trở thành mối bận tâm của nhiều người. Đa số các trường hợp, cơn đau do tình trạng gai khớp gối gây ra có thể thuyên giảm trong vài tuần bằng cách chăm sóc tại nhà như sau:

  • Nghỉ ngơi điều độ: Người bệnh nên hạn chế các hoạt động liên quan đến đầu gối hoặc nên dành ít nhất 48 đồng hồ để đầu gối nghỉ ngơi, thư giãn. Cách này có thể giúp khớp gối có thời gian hồi phục, đồng thời ngăn ngừa các tổn thương liên quan. Tuy nhiên, suốt 48 tiếng người bệnh không nên nằm im một chỗ mà hãy di chuyển, cử động nhẹ nhàng.
  • Kiểm soát cân nặng: Một trong những thủ phạm gây gai đầu gối là cân nặng dư thừa hoặc thiếu cân. Chính vì thế, người bệnh cố gắng duy trì cân nặng ở mức ổn định, để giảm áp lực lên cột sống, đồng thời hạn chế ma sát giữa các khớp đầu gối nhằm giảm thiểu cơn đau.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu cũng có khả năng giảm đau khớp gối và tăng cường sức mạnh cũng như phạm vi hoạt động của khớp gối. Người bệnh nên tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý.
  • Thay đổi lối sống sinh hoạt: Một trong cách chữa bệnh tại nhà được nhiều bệnh nhân thử áp dụng nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ đó chính là thay đổi lối sống sinh hoạt. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống hợp lý không chỉ khiến tình trạng đau đớn được cải thiện đáng kể mà còn đẩy nhanh tốc độ phục hồi của cơ thể. Người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho hệ thống xương khớp như: omega-3, các chế từ sữa, chất xơ và vitamin…Đồng thời hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường, chứa nhiều chất béo….

7.2 Điều trị bằng thuốc

Gai khớp gối uống thuốc gì? Nếu chăm sóc tại nhà nhưng cơn đau không thuyên giảm, người bệnh có thể dùng thuốc. Thuốc có hai loại, thuốc Đông và thuốc Tây y.

7.2.1 Thuốc Tây y

Một số loại thuốc Tây y phổ biến chữa bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là tình trạng đau đớn khớp gối như sau:

  • Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam
  • Thuốc giảm đau: Tramadol, Paracetamol
  • Thuốc tiêm: Hydrocortisone acetate
  • Thuốc bôi ngoài da: Voltaren Emulgel
  • Thuốc hỗ trợ xương dưới sụn và sụn khớp: Acid hyaluronic Glucosamine sulfate, kết hợp Chondroitin

Không phủ nhận, thuốc Tây y có thể chấm dứt tình trạng đau nhức đầu gối nhanh chóng, tuy nhiên việc lạm dụng hay tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ sẽ rất nguy hiểm. Bởi loại thuốc này thường gây ra những tác dụng phụ như: cơ thể mệt mỏi; tổn thương đến gan, thận, dạ dày, tá tràng…

7.2.2 Thuốc Đông y

Nhiều bệnh nhân lăn tăn, ngoài thuốc Tây y thì gai khớp gối uống thuốc gì? Các bài thuốc Đông Y như: đinh lăng, mè đen, gừng…được nhiều người bệnh áp dụng để chữa gai khớp gối. Bởi trong dân gian quan niệm, hầu hết các bài thuốc này đều an toàn, lành tính và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng quát, đặc biệt là tăng cường lưu thông máu, tái tạo mô sụn, ngăn ngừa ma sát hai đầu xương mỗi khi vận động và sản xuất dịch nhầy. Chưa hết, nó còn làm giảm tình trạng tê bì và đau đớn ở khớp gối.

Lưu ý: Thuốc Đông y chỉ mang tính giảm đau tạm thời không có khả năng chữa khỏi bệnh. Vì thế, người bệnh không nên phụ thuộc vào loại thuốc này và cần sử dụng đúng cách. Nếu sử dụng sai liều lượng và thời gian sẽ gây hại cho gan và thận.

7.3 Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật gai khớp gối có hai cách:

  • Phẫu thuật cắt gai khớp gối: Đây là thủ thuật hạn chế xâm lấn có thể loại bỏ các gai xương, cải thiện tình trạng đau đớn và tăng khả năng vận động ở khớp gối.
  • Phẫu thuật thay khớp gối: Chỉ định đối với những bệnh nhân bị gai xương khớp gối nghiêm trọng, người bệnh không thể đi lại hoặc bị đau đớn quá mức. Phương pháp này có thể thay khớp bị tổn thương và ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng.

Phương pháp mổ mặc dù chữa trị dứt điểm tình trạng gai khớp gối nhưng rất hiếm bệnh nhân lựa chọn sử dụng. Bởi vì, thủ thuật điều trị xâm lấn này rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro như:

  • Nhiễm trùng sau hậu phẫu
  • Vùng da đầu bị mẫn cảm và dễ bị kích ứng
  • Dây thần kinh và mạch máu ở đầu gối có thể bị tổn thương trong quá trình mổ

Chính vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi lựa chọn phương pháp điều trị này. Ngoài ra, sau khi mổ gai khớp gối người bệnh cần xây dựng cách chăm sóc vết thương khoa học, đồng thời có kế hoạch ăn uống hợp lý để vết thương nhanh hồi phục và nâng cao sức khỏe tổng thể.

phương pháp điều trị gai khớp gối
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

8. Cách phòng tránh bệnh gai khớp gối

Để phòng tránh tình trạng gai khớp gối, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức ổn định, tránh tình trạng thừa cân – béo phì
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để cơ thể khỏe mạnh
  • Hạn chế mang vác vận dụng nặng; nếu tính chất công việc đặc thù thì nên dùng công cụ hỗ trợ hoặc bưng bê, khuân vác đúng tư thế
  • Tư thế sinh hoạt hợp lý
  • Không nên ngồi lâu hoặc đứng quá lâu khiến khớp gối chịu áp lực lớn
  • Hạn chế vận động quá sức
  • Hạn chế tối đa sử dụng nhiều rượu, bia hoặc chất kích thích

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng gai khớp gối và cách chữa trị được Diễm Châu tổng hợp. Bạn cần lưu ý rằng, bệnh có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể để lại hậu quả nặng nề. Cho nên, khi nhận thấy vùng đầu gối bị đau, bạn nên có hướng khắc phục kịp thời.

Có thể Bạn quan tâm:

Gai gót chân là gì? Bệnh gai gót chân có chữa được không?

Khô khớp gối là gì? Hiểu rõ biểu hiện, nguyên nhân và điều trị

Tràn dịch khớp gối: Tác nhân, biểu hiện và phác đồ điều trị

Đau khớp gối ăn gì và những điều cần tránh để bệnh mau khỏi

trac-nghiem-suc-khoe