Phồng đĩa đệm: Tác nhân và giải pháp điều trị tốt nhất

Khi nghe đến phồng đĩa đệm, phần lớn mọi người đều cho rằng đây là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý xương khớp này, trong bài viết hôm nay Diễm Châu sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh như: tác nhân, triệu chứng, giải pháp điều trị tốt nhất… Mời bạn đọc tham khảo.

tìm hiểu về bệnh phồng đĩa đệm
Tìm hiểu chung về bệnh lý phình – lồi đĩa đệm. (Nguồn Internet)

1. Phồng địa đệm là gì?

Đĩa đệm là bộ phận nằm ở vị trí trung tâm của hai đốt sống, có hình dạng dẹp và tròn. Cấu tạo của nó bao gồm: lớp vỏ bao xơ bên ngoài và phần nhân nhầy dạng gel bên trong. Nó có vai trò khá quan trọng trong việc hấp thụ xung động, hạn chế các đốt sống bị ma sát nhau khi vận động, từ đó bảo vệ cột sống tránh những va chạm bên ngoài.

Vậy phồng đĩa đệm là gì? Trong y học, phồng đĩa bệnh còn có nhiều tên gọi khác nhau như phình đĩa đệm, lồi đĩa đệm. Đây chính là hiện tượng nhân nhầy nằm giữa các đĩa đệm bị lạc ra khỏi vị trí ban đầu và phồng ra phía sau, song chưa thoát hẳn ra ngoài. Mặc dù chưa thoát ra ngoài, nhưng hiện tượng này cũng khiến cho các vòng sợi xung quanh bị yếu dần. Lâu ngày gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy, phồng đĩa đệm được xem là một dạng nhẹ của bệnh lý xương khớp thoát vị đĩa đệm.

Đọc thêm về: Thoát vị đĩa đệm l4 l5 là gì? Triệu chứng, tác nhân và phác đồ điều trị

Theo các bác sĩ chuyên khoa, phình đĩa đệm có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên 33 đốt sống của cột sống con người. Tuy nhiên, một số vị trí dưới đây dễ bị phồng đĩa đệm nhất là: phồng đĩa đệm cổ, phồng đĩa đệm đốt sống cổ, phồng đĩa đệm thắt lưng…Trong đó có hơn 90% các trường hợp phát hiện bệnh ở khu vực thắt lưng, nhất là phồng đĩa đệm l4, l5. Bởi vị trí này phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng phía trên cơ thể, thực hiện các động tác mỗi ngày. Chỉ cần một tác động nhẹ cũng gây nên tình trạng lồi đĩa đệm.

Căn bệnh lồi đĩa đệm xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, nam nữ. Tuy nhiên người già có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, tất cả chúng ta đều cần nâng cao kiến thức về bệnh và giảm thiểu nguy cơ gặp phải hiện tượng này.

hiện tượng phồng đĩa đệm
Hiện tượng phình đĩa đệm. (Nguồn Internet)

2. Tác nhân gây phồng đĩa đệm

Có rất nhiều tác nhân gây bệnh, có thể là do chấn thương, tuổi tác, di truyền. Sau đây sẽ là một số dạng phổ biến.

  • Chấn thương: Chấn thương, nhất là chấn thương cột sống do tai nạn, nghề nghiệp hoặc trong sinh hoạt hằng ngày được xem là nguyên nhân chính gây bệnh. Theo đó, chấn thương sẽ tác động một lực mạnh đột ngột lên vùng cột sống gây ra tình trạng phình đĩa đệm sau đó.
  • Tuổi tác: Cũng giống như các căn bệnh xương khớp khác, phồng đĩa đệm cũng có thể do tuổi tác gây ra. Chính vì thế, người cao tuổi luôn là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Bởi tuổi càng cao, quá trình lão thoái hóa xương khớp diễn ra mạnh mẽ hơn, các đĩa đệm cũng theo đó mà suy yếu dần và bị phồng theo thời gian. Ngoài ra, các dây chằng xung quanh các đĩa đệm cũng mất dần đi tính đàn hồi và dễ bị rách, nứt mỗi khi bị va chạm.
  • Tính chất công việc: Bên cạnh người cao tuổi thì những người thường xuyên làm việc cực nhọc, mang vác vật dụng nặng lâu ngày cũng dễ bị lồi đĩa đệm hơn người bình thường. Vì công việc quá nặng nhọc sẽ khiến cột sống và các đĩa đệm chịu áp lực dễ dẫn đến tổn thương. 
  • Thừa cân – béo phì: Nhắc đến nguyên nhân gây phồng đĩa đệm thắt lưng không thể không nhắc đến chứng thừa cân – béo phì. Trọng lượng cơ thể lớn sẽ khiến cột sống gánh thêm nhiều áp lực gây ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc đĩa đệm.
  • Di truyền: Nhiều chuyên gia đã chứng minh được rằng, một thành viên trong gia đình mắc các bệnh liên quan đến đĩa đệm thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Tư thế sinh hoạt xấu: Thường xuyên khom lưng, đứng nghiêng người, ngồi lâu hoặc ngồi gục đầu hoặc ngửa cổ…sẽ tác động không tốt đến đĩa đệm làm cột sống biến dạng.

Đọc thêm về: Tổng hợp về bệnh vẹo cột sống lưng và cách điều trị hiệu quả

  • Ngoài các tác nhân trên, hút thuốc và thường xuyên sử dụng bia rượi cũng làm giảm khả năng tiếp nhận oxy, chất dinh dưỡng của đĩa đệm. Từ đó khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt.
nguyên nhân gây phồng đĩa đệm
Tuổi tác là một trong những tác nhân gây bệnh. (Nguồn Internet)

3. Nhận biết triệu chứng của bệnh phồng đĩa đệm

Bệnh phồng đĩa đệm đốt sống cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế biến chứng khó lường. Nếu bạn phát hiện bản thân có một trong những triệu chứng dưới đây thì cần hướng điều trị kịp thời. 

  • Cơn đau nhức, ngứa ran xuất hiện ở vùng cổ, sau đó lan dần xuống cánh tay, bàn tay và ngón tay
  • Vùng thắt lưng đau mỏi dữ dội. Dần dần đau lan lên phía trên và phía trong đùi
  • Tê, yếu, ngứa ran bàn chân lẫn ngón chân
  • Người bệnh mất dần khả năng vận động hoặc không có khả năng vận động

Phụ thuộc vào mức độ và vị trí phình đĩa đệm mà ở mỗi người xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Cơn đau có thể đến đột ngột kéo dài vài ngày sau đó biến mất rồi tái phát.

triệu chứng của bệnh phồng đĩa đệm
Tổng hợp triệu chứng của bệnh. (Nguồn Internet)

4. Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa được không?

4.1 Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?

Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Như chúng tôi chia sẻ ở trên, phồng đĩa đệm là hiện tượng nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi các nhân nhầy chỉ mới trật ra khỏi vị trí ban đầu và chưa thật sự thoát ra ngoài. Vì vậy, căn bệnh này không nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh trường hợp đĩa đệm phồng to, tiến triển nặng. Bởi một khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, các nhân nhầy trượt ra khỏi vị trí cố định, chúng sẽ khiến các sợi vòng bị suy yếu. Theo thời gian, các sợi vòng bị rách, các nhân nhầy sẽ thoát hẳn ra bên ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh lân cận cùng tủy sống. Từ đó gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe. Lúc này, người bệnh sẽ bị cơn đau hành hạ, tay chân tê mỏi, không có khả năng vận động. Đó là chưa nói đến các biến chứng phức tạp khác như teo cơ, liệt toàn thân, ảnh hưởng xấu đến tinh thần của người bệnh. 

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên thăm khám và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu nhằm hạn chế biến chứng và tiết kiệm chi phí. 

4.2 Phồng đĩa đệm có chữa được không? 

Bên cạnh câu hỏi, phồng đĩa đệm có nguy hiểm không thì phồng đĩa đệm có chữa được không cũng là mối quan tâm hàng đầu của phần lớn bệnh nhân. Nhắc lại một lần nữa, lồi đĩa đệm là giai đoạn khởi phát của bệnh thoát vị đĩa đệm. Cho nên khả năng chữa khỏi bệnh hoàn toàn rất cao nếu áp dụng phương pháp chữa bệnh phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần hợp tác với bác sĩ để nhận được kết quả chữa bệnh cao nhất.

Đọc thêm về: Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Cách điều trị bệnh an toàn

bệnh phồng đĩa đệm có nguy hiểm không
Căn bệnh xương khớp nguy hiểm. (Nguồn Internet)

5. Giải pháp điều trị phồng đĩa đệm tốt nhất hiện nay

Với những biến chứng mà phồng đĩa đệm gây ra, điều trị bệnh là việc hết sức cần thiết. Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tại có khá nhiều cách điều trị căn bệnh này. Song Diễm Châu sẽ tổng hợp những phương pháp chữa bệnh tốt nhất giúp quá trình đi lại, vận động của người bệnh diễn ra nhanh hơn.

5.1 Chăm sóc tại nhà

Khi bạn bị phình đĩa đệm, cảm giác đau nhức âm ỉ khiến bạn khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng này lại chưa phải là vấn đề quá nghiêm trọng để bạn tìm đến cơ sở y tế. Bạn có thể áp dụng một số cách chữa phồng đĩa đệm tại nhà để làm dịu cơn đau và giảm triệu chứng thay vì gặp bác sĩ.

Dưới đây là những cách chăm sóc tại nhà đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ.

5.1.1 Nghỉ ngơi 

Nếu bạn cảm thấy cơ thể bị đau nhức, cảm thấy không thoải mái hãy dành thời gian nghỉ ngơi và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế tối đa các công việc nặng nhọc, bưng bê nhiều. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sinh hoạt đúng tư thế (chú ý dáng đi, đứng, ngồi).

5.1.2 Liệu nhiệt pháp

Nhiệt độ nóng và lạnh là phương phương điều trị phồng đĩa đệm có khả năng xoa dịu các cơn đau hữu hiệu. Nếu chườm nóng cải thiện đau nhức, tăng tuần hoàn máu thì chườm lạnh có tác dụng khiến các mạch máu co lại, hiện tượng sưng viêm cũng được giảm đi đáng kể. 

Bạn dùng một chiếc túi nóng hoặc lạnh chườm lên vị trí bị đau khoảng 20 phút, mỗi ngày thực hiện 3 lần, duy trì trong vòng 3 ngày bạn sẽ thấy tác dụng mà nó mang lại.

5.2 Điều trị tại đơn vị y tế

Sau một thời gian ngắn điều trị phồng đĩa đệm tại nhà nhưng nếu bạn nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm, tình trạng đau đớn tiến triển gây trở ngại đến công việc và đời sống sinh hoạt, lúc này bạn nên tìm đến cơ sở y tế chất lượng để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị hợp lý.

5.2.1 Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây y là một trong các cách chữa phồng đĩa đệm được nhiều trung tâm, bệnh viện, phòng khám áp dụng hiện nay. Vậy phồng đĩa đệm nên uống thuốc gì? Đó chính là ba loại thuốc giãn cơ, thuốc kháng viêm và thuốc Corticosteroid. Những loại thuốc Tây y này có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau, hiện tượng viêm. Song thuốc cũng giúp giãn các cơ, và các triệu chứng khác thuyên giảm đáng kể. 

Đi kèm với hiệu quả thì thuốc cũng gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vì thế, người bệnh cần uống thuốc theo chỉ dặn của bác sĩ. Không tự tiện mua thuốc về tự ý sử dụng. 

5.2.2 Phẫu thuật

  • Phẫu thuật ít xâm lấn: Phẫu thuật lồi địa đệm ít xâm lấn là một trong những cách chữa bệnh được chỉ định đối với trường hợp bệnh nặng, không thể chữa trị bằng thuốc. Mổ ít xâm lấn là hình thức phẫu thuật loại bỏ nhân dẹp, tiểu phẫu mở lá đốt sống và mở ống sống.
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm: Khi áp dụng tất cả các phương pháp trên không mang lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ bắt buộc phải chỉ định cắt bỏ phần đĩa đệm bị phồng. Sau đó, lồng ghép đĩa đệm nhân tạo vào thay thế đĩa đệm bị tổn thương. Cách chữa bệnh này có khả năng khôi phục các đĩa đệm, tạo khoảng không gian giữa các đốt. Cho nên nó có thể giảm đau nhức và giúp cho người bệnh hoạt động một cách bình thường nhất.
cách điều trị bệnh phồng đĩa đệm
Thuốc là cách điều trị nội khoa hiệu quả.(Nguồn Internet)

6. Các bài tập hỗ trợ điều trị phồng đĩa đệm hiệu quả

Bên cạnh các cách chữa phồng đĩa đệm, bạn cũng nên thực hiện những bài tập để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, nâng cao khả năng vận động tứ chi và ổn định quá trình tuần hoàn. 

Các bác sĩ chuyên khoa còn cho rằng, nếu bạn kiên trì tập luyện các bài tập điều trị lồi đĩa đệm sẽ rút ngắn thời gian phục hồi bệnh, cải thiện hiện tượng thoát vị đĩa đệm của nhân mềm trong bao xơ, đồng thời thư giãn cơ và tăng cường sức cơ, đặc biệt là phòng tránh biến chứng của bệnh hiệu quả. Vậy phồng đĩa đệm nên tập gì? Phụ thuộc vào khu vực bị tổn thương, các triệu chứng và mức độ nặng hoặc nhẹ của bệnh, bạn có thể áp dụng những bài tập phồng đĩa đệm cột sống thắt lưng hay phồng đĩa đệm cổ dưới đây!

6.1 Bài tập điều trị phồng đĩa đệm cột sống thắt lưng

Top 3 bài tập chữa phồng đĩa đệm thắt lưng được các chuyên gia vật lý trị liệu khuyến kích người bệnh áp dụng là:

Bài tập rắn hổ mang một phần

  • Bước 1: Nằm trên sàn hoặc nền nhà, cơ thể thả lỏng
  • Bước 2: Hai tay úp xuống và đặt ngang mặt
  • Bước 3: Dùng lực nhẹ nhàng chống khuỷu tay, tạo góc 90 độ. Đầu, cổ, ngực được nâng cao trong khi hông vẫn chạm sàn
  • Bước 4: Duy trì tư thế chống đỡ này 30 giây rồi hít thở đều
  • Bước 5: Thả lỏng cơ thể rồi hạ thân người xuống từ từ
  • Bước 6: Thực hiện lại động tác này 10 lần/ngày

Bài tập kéo căng cơ

  • Bước 1: Nằm ngửa trên nền nhà, thả lỏng cơ thể
  • Bước 2: Đầu gối co lại, sau đó đặt hai chân lên sàn, khoảng cách hai chân rộng bằng vai
  • Bước 3: Nhẹ nhàng nâng đầu chân phải và đặt mắt cá chân phải qua đầu gối trái
  • Bước 4: Hai tay đan lại và đặt vào mặt sau đùi trái. Sau đó đưa một sợi dây bằng vải vào mặt sau đùi trái, hai tay nắm hai đầu dây
  • Bước 5: Dùng lực từ bàn tay để kéo đùi trái về phía ngực, càng áp sát ngực càng tốt
  • Bước 6: Duy trì tư thế trong 30 giây
  • Bước 7: Thả lỏng cơ thể và trở về tư thế cũ
  • Bước 8: Thực hiện động tác với bên chân còn lại
  • Bước 9: Lặp lại từ 3 -5 lần cho mỗi bên chân

Bài tập Plank

  • Bước 1: Nằm sấp trên sàn và thả lỏng cơ thể
  • Bước 2: Chống tay xuống sàn để khuỷu tay tạo một góc 95 độ. Sau đó hóp xương cụt vào
  • Bước 3: Dùng lực nâng cơ thể lên, giữ thẳng đầu, cổ, lưng, mông và chân. Cẳng chân và ngón chân chạm sàn
  • Bước 4: Cố gắng hóp bụng để tăng độ căng cơ
  • Bước 5: Duy trì tư thế này 10 giây sau đó tăng dần lên 60 giây
  • Bước 6: Thả lỏng cơ thể và trở về tư thế ban đầu
  • Bước 7: Thực hiện động tác này 6 lần

6.2 Bài tập chữa phồng đĩa đệm đốt sống cổ

Với mục đích kiểm soát cơn đau, cải thiện bệnh lý xương khớp và tăng cường sức khỏe tổng thể, bạn có thể áp dụng 4 bài tập chữa phồng đĩa đệm cổ sau đây.

Bài tập di chuyển cằm

  • Bước 1: Ngồi trên ghế với tư thế lưng, cổ và đầu thẳng đứng
  • Bước 2: Đẩy đầu về phía sau hết mức có thể để tạo cảm giác căng ở cổ. Sau đó cằm bị hếch, người bệnh thấy hai cằm khi nhìn nghiêng
  • Bước 3: Duy trì tư thế này khoảng 3 giây
  • Bước 4: Hít thở đều đặn
  • Bước 5: Thư giãn đầu, cổ và trở về vị trí đầu tiên
  • Bước 6: Thực hiện động tác 10 lượt/lần

Bài tập vận động cổ với khăn

  • Bước 1: Nằm trên sàn, cơ thể thả lỏng, hai chân co lại, lòng bàn chân chạm sàn
  • Bước 2: Cuộn một chiếc khăn bông mềm, đặt khăn ra sau gáy hoặc sau đầu
  • Bước 3: Thực hiện động tác hóp cằm để tạo lực căng ở cổ
  • Bước 4: Duy trì tư thế trong 3 giây, sau đó trở về vị trí cũ
  • Bước 5: Lặp lại động tác này thêm 15 lượt/lần
  • Bước 6: Thực hiện mỗi ngày 2 lần

Bài tập mở rộng cổ

  • Bước 1: Ngồi chéo chân trên sàn, hai tay đặt vào hai đầu gối
  • Bước 2: Thư giãn cổ và đầu, hít thở đều đặn
  • Bước 3: Ngửa cổ ra phía sau cho đến khi cảm thấy căng cổ tối đa
  • Bước 4: Thư giãn đầu, cổ và trở về tư thế thẳng cổ như ban đầu
  • Bước 5: Thực hiện lại động tác này 10 lượt/lần, 3 lần/ngày

Bài tập duỗi cơ cầu vai Trapezius

  • Bước 1: Ngồi hoặc đứng thẳng với tư thế xếp bằng trên sàn, giữ thẳng lưng và cổ
  • Bước 2: Dùng bàn tay phải đặt nhẹ lên thái dương trái
  • Bước 3: Nghiêng đầu nhẹ nhàng, kéo căng cổ về vai phải sao cho tai gần áp vào vai
  • Bước 4: Duy trì tư thế này khoảng 10 giây
  • Bước 5: Thả lỏng cơ thể, sau đó trở về tư thế thẳng cổ như ban đầu
  • Bước 6: Lặp lại động tác tương tự cho bên ban đầu
  • Bước 7: Giữ nguyên tư thế trong 10 giây, trở lại vị trí cũ
  • Bước 8: Nhằm xoa dịu cơn đau và cải thiện độ linh hoạt tứ chi, người bệnh nên thực hiện 10 lượt/lần; từ 2 – 3 lần mỗi ngày
cách điều trị bệnh phồng đĩa đệm hiện nay
Những bài tập vật lý hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. (Nguồn Internet)

Lưu ý: Khi thực hiện các bài tập chữa phồng đĩa đệm, bạn cần lưu ý:

  • Luyện tập với cường độ hợp lý
  • Không gắng sức tập luyện khi cơ thể mệt mỏi hoặc tâm lý bất ổn
  • Nếu cảm thấy đau đớn nhiều hãy dừng lại nghỉ ngơi để cơ thể thư giãn
  • Nên hít thở nhẹ nhàng để giữ sức, đồng thời tăng oxy vào máu nhằm đẩy nhanh quá trình chữa bệnh
  • Trước khi tập luyện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý

Đọc thêm về: Tổng hợp bài tập thoát vị đĩa đệm 5 phút tại nhà hiệu quả bất ngờ

7. Phồng đĩa đệm nên ăn gì và uống gì?

Trong trường hợp bị lồi đĩa đệm bạn nên chủ trương dùng đồ ăn và thức uống tốt cho hệ thống xương khớp, đồng thười giảm các triệu chứng do bệnh gây ra. Một số nhóm thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể đồng thời giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh hơn. Chúng có thể gồm:

7.1 Phồng đĩa đệm nên ăn gì?

7.1.1 Thực phẩm giàu chất đạm và xơ

Một số loại rau xanh đậm như: bông cải xanh, rau cải xoăn, cải bó xôi…có chứa hàm lượng chất xơ rất cao giúp kiểm soát cân nặng của cơ thể, giảm áp lực lên đĩa đệm bị chèn ép và cung cấp hàm lượng protein thiết yếu cho xương khớp.

Ngoài ra, mỗi ngày người bệnh cần bổ sung khoảng 200g thịt gia cầm để cơ thể tiếp nhận được lượng đạm vừa đủ nhằm giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

7.1.2 Thực phẩm giàu chất omega-3

Nếu bạn băn khoăn không biết bị phồng đĩa đệm ăn nên gì thì thực phẩm giàu omega-3 có vai trò trong việc hình thành collagen để ngăn chặn những tổn thương cho đĩa đệm và sụn…Các loại thực phẩm giàu chất omega-3 có thể kể đến như: cá hồi, hạt long, rong biển, bí đỏ, súp lơ trắng…bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi tuần.

7.1.3 Thực phẩm giàu vitamin

Trái cây là thực phẩm giàu vitamin C, đặc biệt là các loại trái cây như: dưa hấu, lê, đào, dứa…có tác dụng phục hồi tổn thương đĩa đệm bằng việc tham gia vào quá trình khôi phục và tự sửa chữa các đĩa điểm trật khỏi vị trí ban đầu. Bên cạnh đó, vitamin C là chất dinh dưỡng quan trọng nhất để cơ thể sản xuất collagen cung cấp cho các cơ quan khác, trong đó có đĩa đệm.

Chưa dùng lại ở đó, nhiều chuyên gia đã chứng minh được rằng, vitamin C còn hoạt động như một chất chống oxy hóa thực thụ, có vai trò giảm sưng, làm chậm thoái hóa, giúp hiện tượng viêm trong đĩa đệm và các mô xung quanh được cải thiện đáng kể. Vì vậy, vitamin C chính là câu trả lời cho câu hỏi phồng đĩa đệm nên ăn gì.

7.1.4 Thực phẩm giàu Glucosamine

Nhóm thực phẩm Glucosamine có nhiều trong tôm cũng nằm trong danh sách cần bổ sung bị phồng đĩa đệm nên ăn gì. Bởi chất Glucosamine có khả năng làm chậm sự thoái hóa đĩa đệm cột sống và được khuyên dùng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân bị bệnh xương khớp nói chung và phình đĩa đệm nói riêng.

Đọc thêm về: Glucosamine là gì? Công dụng, liều dùng và cách sử dụng hiệu quả

phồng đĩa đệm ăn gì
Thực phẩm cần bổ sung. (Nguồn Internet)

7.2 Phồng đĩa đệm uống gì?

7.2.1 Uống sữa

Trong sữa có chứa một lượng lớn canxi là thành phần chủ yếu giúp xương khớp chắc khỏe mỗi ngày. Vì thế, sữa là lựa chọn đầu tiên nằm trong top thức uống dành cho người bị phồng đĩa đệm. Mỗi ngày một ly sữa sẽ giúp người bệnh củng cố cột sống và phần bao ngoài của đĩa đệm. Nhờ vậy ngăn ngừa tốt sự tiến triển của hiện tượng đĩa đệm thoát ra ngoài. Đồng thời hấp thụ sữa có tác dụng giúp cơ thể được thư giãn, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh sữa tươi thì bạn có thể uống sữa đậu nành, sữa đậu xanh hoặc sữa hạt sen.

7.2.2 Uống nước ép cà rốt

Cà rốt là loại nước uống không thể bỏ qua nếu ai đó thắc mắc phồng đĩa đệm uống gì. Bởi vì, nước cà rốt rất giàu hàm lượng vitamin A và K rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và chuyển hóa tốt canxi. Như vậy, có thể kết luận rằng, uống nước cà rốt có lợi cho quá trình điều trị bệnh lồi đĩa đệm.

7.2.3 Uống trà quế mật ong

Một ly trà quế mật ong có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết, làm dịu cơn đau và giúp khả năng vận động của người bệnh trở nên linh hoạt hơn. Chưa hết, nó còn có tác dụng củng cố hệ thống xương khớp và có tăng cường sức mạnh tổng thể rất tốt.

Ngoài các thực phẩm và thức uống cần bổ sung, người bệnh nên tránh những loại thực phẩm độc hại như: thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, thực phẩm chứa nhiều đường. Đồng thời hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia và thuốc lá. 

bị phồng đĩa đệm uống gì tốt
Sữa là thức uống tốt cho người bệnh.(Nguồn Internet)

8. Biện pháp phòng tránh bệnh phòng đĩa đệm

Nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe tổng thể và phòng tránh các căn bệnh xương khớp, trong đó có phồng đĩa đệm hãy bỏ túi các biện pháp dưới đây nhé!

  • Hạn chế làm việc nặng nhọc hay mang vác vận dụng có trọng lượng lớn trên vai
  • Không ngồi làm việc hàng giờ trong một tư thế
  • Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh trường hợp thừa cân hay suy dinh dưỡng
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể cũng như hệ thống xương khớp như: rau xanh, cá biển, trái cây tươi, sữa và các chế phẩm từ sữa…
  • Xây dựng kế hoạch tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức mạnh xương khớp và hạn chế nguy cơ mắc các chứng bệnh lý liên quan
  • Không sử dụng thức uống có chứa chất kích thích cao

Phồng đĩa đệm là bệnh xương khớp thường gặp nhưng vẫn có thể đẩy lùi và ngăn ngừa nếu bạn có lối sống khoa học cùng chế độ ăn uống hợp lý. Đặc biệt nếu bạn kiểm soát tốt cân nặng của bạn thân. 

biện pháp phòng tránh bệnh phồng đĩa đệm
Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. (Nguồn Internet)

Mặc dù phồng đĩa đệm có nguy cơ tái phát cao nhưng có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu áp dụng đúng phương pháp và phát hiện sớm. Vì thế, qua bài viết hôm nay Diễm Châu mong rằng bạn hãy quan tâm đến những biểu hiện bất thường của cơ thể để có hướng xử lý sớm và tốt nhất nhằm tránh gây hại đến sức khỏe. 

Có thể Bạn quan tâm:

Tổng hợp tư thế nằm và ngồi cho người thoát vị đĩa đệm

Bị thoái hóa cột sống tập thể dục như thế nào cho đúng cách?

Thoát vị đĩa đệm: Biểu hiện, tác nhân, điều trị và phòng ngừa

trac-nghiem-suc-khoe