Đau cổ tay nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả là gì?

Đau cổ tay là hiện tượng thường gặp, phát sinh chủ yếu từ nguyên nhân cơ học. Tuy nhiên, cơn đau kéo dài dai dẳng không chỉ gây ra nhiều rắc rối cho cuộc sống mà còn biểu hiện có liên quan đến bệnh lý. Vậy đau cổ tay là gì? Điều trị như thế nào? Cùng Diễm Châu tìm hiểu nguyên nhân, bệnh lý gây đau cổ tay lâu ngày không khỏi cũng như phương pháp điều trị hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

tổng hợp nguyên nhân gây đau cổ tay
Tổng hợp nguyên nhân khiến vùng cổ tay bị đau. (Nguồn Internet)

1. Đau cổ tay là gì?

Đau cổ tay không phải tình trạng hiếm gặp hiện nay, tình trạng này xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Song người trong độ tuổi trung niên, người cao tuổi, vận động viên, nhân viên văn phòng, nhân viên vệ sinh, nội trợ…là nhóm đối tượng thường xuyên bị đau cổ tay.

Cơn đau xuất hiện từ phần khớp cổ tay, các phần mềm xung quanh khớp như: bao gân, gân, dây chằng, dây thần kinh, túi hoạt dịch…và có thể lan đến bàn tay, ngón tay và vai.

Đau cổ tay là bệnh lành tính, có thể khỏi hẳn sau vài tuần chăm sóc tại nhà nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu điển hình của bệnh lý nào đó. Dù phát sinh từ nguyên nhân nào đi chăng nữa thì tình trạng này cũng gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt thường nhật, công việc và học tập. Chính vì thế, người bệnh không nên chủ quan và cần thăm khám kịp thời để hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, muốn điều trị tình trạng đau cổ tay hiệu quả phải xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.

tình trạng đau cổ tay
Tìm hiểu về tình trạng đau đớn vùng cổ tay. (Nguồn Internet)

Đọc thêm về một số bệnh ở cổ tay thường gặp tại các bài viết bên dưới:

2. Triệu chứng đi kèm tình trạng đau cổ tay

Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà người bị đau cổ tay trái hoặc phải sẽ có những triệu chứng đi kèm khác nhau. Nhưng nhìn chung, cơn đau vùng cổ tay thường kéo theo các biểu hiện:

  • Cổ tay sưng to và vết bầm đỏ xuất hiện
  • Đau cổ tay khi xoay, khi cử động hay cầm/nắm vật dụng nặng; đặc biệt tình trạng đau đớn dữ dội vào ban đêm hoặc sáng sớm sau khi ngủ dậy 
  • Tê mỏi cổ tay
  • Phạm vi chuyển động của khớp cổ tay bị hạn chế
  • Cổ tay phát ra âm thanh lạ mỗi khi cử động
  • Bàn tay và các ngón tay tê bì

Bên cạnh những triệu chứng trên, người bệnh còn xuất hiện một số biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, sốt, không muốn cử động hay di chuyển…

triệu chứng đi kèm cơn đau cổ tay
Một số triệu chứng đi kèm với cơn đau. (Nguồn Internet)

3. Tổng hợp nguyên nhân gây đau cổ tay

Cổ tay bị đau dữ dội thường phát sinh do chấn thương, té/ngã (trong quá trình tham gia giao thông, tai nạn nghề nghiệp…) tác động đến cổ tay và do các bệnh lý tiềm ẩn. Phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể, người bệnh có thể bị đau âm ỉ, đau nhói và đau như bị kim châm. Không chỉ vậy, một số triệu chứng như: tê, sưng tấy, vết bầm…cũng xuất hiện cùng một lúc.

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, có vô vàn nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cả hai cổ tay hoặc đau cổ tay trái, phải nhưng chủ yếu được chia thành 2 nhóm chính: Nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.

3.1 Nguyên nhân cơ học

Một số yếu tố như: tác động bên ngoài, chấn thương trong lúc tập luyện, thường xuyên cầm/nắm vật dụng nặng được xem là nguyên nhân cơ học dẫn đến tình trạng đau cổ tay, cụ thể:

Tác động bên ngoài

Khi có lực mạnh tác động trực tiếp lên vùng cổ tay do tập luyện thể dục thể thao, té/ngã (dùng tay thuận chống đỡ thuận theo tự nhiên) lúc này cổ tay sẽ chịu một áp lực nặng nề từ trọng lượng của cơ thể. Với sự chống đỡ vội vàng này sẽ gây đau nhức cổ tay, bàn tay nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng trật khớp và gãy tay.

Chấn thương trong lúc tập luyện

Thực hiện các bài tập sai tư thế hoặc tập luyện các bài tập mới không đúng cách là một trong các tác nhân khiến cổ tay bị viêm gây đau đớn mỗi khi vận động. Nguyên nhân có thể gây chấn thương cổ tay gồm: xoay cổ tay, đỡ bóng sai tư thế, tennis, tập cầu lông quá mức,…

Thường xuyên cầm/nắm vật dụng nặng

Những người thường xuyên cầm/nắm/xoay/vặn vật dụng nặng cũng là yếu tố khiến tình trạng đau cổ tay hình thành. Trường hợp này phổ biến ở nhóm đối tượng: tài xế, người chơi đàn, nội trợ, người đánh máy vi tính thường xuyên…

nguyên nhân gây đau cổ tay
Nguyên nhân cơ học. (Nguồn Internet)

3.2 Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài nguyên nhân cơ học thì đau cổ tay có thể là biểu hiện của một trong các bệnh lý dưới đây.

U nang hạch cổ tay

U nang hạch là bệnh phổ biến ở cổ tay và bàn tay. Những u nang chứa đầy chất lỏng thường phát triển ở mặt sau của cổ tay. Căn bệnh này khởi phát gây đau cổ tay nhưng không sưng, bề mặt sau của cổ tay trở nên xấu xí, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng cử động tay. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng, bởi đây không phải là bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe. Những u nang xuất hiện nhanh chóng, sau đó tự biến mất mà không cần điều trị.

Bong gân

Tình trạng đau nhức vùng cổ tay có thể là do bong gân. Đây là hiện tượng dây chằng ở cổ tay bị kéo căng quá mức quy định. Khi bị bong gân, cổ tay, bàn tay của bạn sẽ bị đau nhức, khó khăn khi cầm/nắm vật dụng. Nếu tình trạng này chuyển biến nặng, cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn. Với trường hợp này, bạn nên có biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Sụn và xương dưới sụn bị tổn thương

Sụn và và phần xương dưới sụn bị tổn thương có thể gây ra triệu chứng đau cổ tay. Đây là một trong những tổn thương thường gặp của bệnh thoái hóa khớp. Căn bệnh này xảy ra theo thời gian, người càng cao tuổi sụn và xương càng dễ bị thoái hóa. Song nếu cử động cổ tay liên tục trong thời gian dài cũng thúc đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của khớp cổ tay. 

Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên khó phát hiện, khi bệnh tiến triển nặng thì sụn khớp, xương dưới sụn bị xơ hóa, mọc gai gây đau nhức cổ tay dữ dội, đặc biệt là đau cổ tay khi xoay.

Hội chứng đường hầm cổ tay

Đau cổ tay lâu ngày không khỏi là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh hội chứng đường hầm cổ tay. Bên cạnh đau cổ tay phải, người bệnh còn cảm thấy tê, đau buốt ở đầu các ngón tay cái, các ngón 2,3 của bàn tay; phần gan tay cũng có biểu hiện tê và đau nhức. Cơn đau liên tục trong nhiều ngày và cường độ đau tăng lên vào ban đêm hoặc mỗi khi thực hiện động tác duỗi cổ tay. Không may mắc phải căn bệnh phiền phức này, người bệnh sẽ gặp trở ngại khi cầm/nắm vật dụng, cài khuy áo. Nguyên nhân chính gây bệnh là do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay.

Bệnh gout

Đau cổ tay nhưng không sưng là dấu hiệu của bệnh gout ở giai đoạn đầu. Bệnh hình thành khi cơ thể người bệnh sản sinh ra chất axit uric quá nhiều, điều này khiến lượng axit dư thừa tồn đọng lại ở các khớp gây đau nhức và sưng, viêm nghiêm trọng. Bệnh càng để lâu càng tiến triển nặng, và ảnh hưởng đến các khớp khác như: khớp gối, ngón tay, bàn chân, ngón chân.

Bệnh Dupuytren

Ngay khi bệnh Dupuytren phát sinh, bàn tay có cảm giác khó chịu và không thể cử động bình thường, gan tay cũng xuất hiện một hạt nhỏ. Hạt này ở bề mặt da, cứng và cố định ở bao gân. Theo thời gian, các ngón tay đặc biệt là ngón áp út và ngón út sẽ bị co lại ở tư thế gấp, không thể duỗi thẳng được.

Kén màng hoạt dịch cổ tay

Một trong những nguyên nhân chính gây đau cổ tay phải, trái không thể không kể đến là bệnh kén màng hoạt dịch cổ tay. Bệnh hình thành do thoái hóa dạng nhầy của tổ chức liên kết bao khớp, triệu chứng là một khối tròn xuất hiện tự nhiên, sưng tấy nhưng không gây đau mỗi khi sờ hoặc ấn vào. Các triệu chứng này phổ biến ở phía mu bàn tay và cổ tay. Chúng có thể biến mất theo thời gian nhưng cần phải có cách điều trị phù hợp mới dứt điểm hoàn toàn.

Viêm bao gân De Quervain

Nhiều người lăn tăn, đau cổ tay là bệnh gì? Có thể nghĩ ngay đến bệnh viêm bao gân De Quervain. Bệnh phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là nữ giới trong độ tuổi trung niên. Một khi bao gân bị viêm sẽ sưng to, chèn ép lên nhau gây đau đớn nặng và khó khăn khi vận động ngón cái.

Người bị viêm bao gân De Quervain sẽ đau tay, nhất là đau ngón cái mỗi khi đêm xuống, cơn đau kéo dài liên tục. Tình trạng đau đớn này còn lan lên cẳng tay. Không chỉ vậy, bạn sẽ cảm thấy bao gân vùng này bị dày lên, có khi nóng đỏ và đau mỗi khi ấn vào. Khi cử động ngón cái sẽ nghe âm thanh lục cục.

Bên cạnh các nguyên nhân trên, tình trạng đau vùng cổ tay có thể là do:

  • Vùng cổ tay bị tổn thương sau chấn thương (tai nạn giao thông, nghề nghiệp…)
  • Thoái hóa các khớp cổ tay
  • Bệnh lý viêm khớp mạn tính, điển hình là bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp
  • Đau cổ tay có thể là một trong những bệnh lý toàn thân….
  • Đau dây thần kinh: Tình trạng này thường đi cùng với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ…gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh vùng cổ, đồng thời gây đau đớn kèm tê buốt lan đến cánh tay, cổ tay và ngón tay.

Đọc chi tiết tại bài viết: Hội chứng De Quervain: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

đau cổ tay có thể là dấu hiệu bệnh lý
Dấu hiệu bệnh lý. (Nguồn Internet)

4. Đau cổ tay có nguy hiểm không? 

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, hiện tượng đau cổ tay khiến người bệnh bị đau nhức phần cổ tay và lan đến bàn tay, các ngón tay kèm theo đó là hiện tượng sưng tấy, vết bầm. Mỗi khi cử động, người bệnh sẽ bị đau nhức cổ tay rất khó chịu và cơn đau sẽ thuyên giảm nếu người bệnh nghỉ ngơi. Nhìn chung, tình trạng này do chấn thương, làm việc quá sức (nguyên nhân cơ học) gây ra thường không nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên trong các trường hợp khác, đau cổ tay có thể bắt nguồn từ những bệnh lý cần được thăm khám, điều trị sớm. Nếu người bệnh chủ quan hoặc điều trị chậm trễ có thể đối mặt với các vấn đề sau:

  • Đau mãn tính
  • Khớp cổ tay biến dạng
  • Mất khả năng cử động cổ tay
  • Tê liệt

Cho nên, nếu nhận thấy cổ tay bị đau như có kim châm hoặc kéo dài không rõ nguyên do kèm theo các triệu chứng khác và có xu hướng nặng nề theo thời gian, người bệnh cần di chuyển đến đơn vị y tế chuyên khoa, trao đổi thông tin cần thiết và nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 

đau cổ tay có nguy hiểm không?
Cơn đau kéo dài dai dẳng, người bệnh cần lưu ý. (Nguồn Internet)

5. Cách điều trị đau cổ tay hiệu quả

Theo các bác sĩ chuyên khoa, cách chữa đau cổ tay hiệu quả phụ thuộc vào mức độ đau và nguyên nhân cụ thể. Vì thế, cần xác định đúng tác nhân trước khi lựa chọn cách điều trị. Cách tốt nhất là khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Như vậy, tình trạng đau đớn sẽ được cải thiện nhanh chóng nhất, đồng thời hạn chế phát sinh không đáng có.

5.1 Cách chữa đau cổ tay tại nhà

Đối với những trường hợp đau nhẹ đến trung bình hoặc cổ tay bị đau do chấn thương, người bệnh có thể cân nhắc lựa chọn những biện pháp giảm đau sau:

Hạn chế làm việc nặng

Khi bị đau cổ tay, bạn nên hạn chế làm công việc nặng để ngăn ngừa cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi cách thực hiện một số công việc nhằm giảm bớt áp lực cho cổ tay, bàn tay và ngón tay. Ví dụ nếu bạn phải làm những công việc như: đánh máy, viết, sử dụng máy tính tiền…hãy thả lỏng tay cầm bút, dành 5 – 10 phút nghỉ ngơi sau 1 giờ đồng hồ thực hiện một trong các công việc trên.

Băng bó

Quấn băng y tế tại vùng cổ tay bị đau cũng là cách giảm đau trong trường hợp nứt xương hoặc trật khớp nhẹ. Người bệnh nên nhờ sự giúp đỡ của dược sĩ/bác sĩ để băng đúng kỹ thuật. Bởi nếu băng lỏng sẽ gây khó khăn khi cử động, còn băng quá chặt có thể ngăn chặn máu lưu thông và gây ngứa ran ở tay.

Xoa bóp

Cách xoa bóp chữa đau cổ tay là một trong những lựa chọn tuyệt vời giúp giảm đau cổ tay. Khi xoa bóp đúng cách, các mạch máu và dây chằng sẽ được thư giãn, giảm căng cơ và đau nhức, đồng thời kích thích khí huyết lưu thông. Chưa dừng lại ở đó, nhiều nhà nguyên cứu còn cho thấy, việc xoa bóp đều đặn giúp hạn chế hiện tượng tê bì, cứng khớp và cải thiện tính linh hoạt các khớp.

Châm cứu

Phương pháp này cũng được nhiều chuyên gia chứng minh có khả năng giảm đau, giảm sưng tấy nhanh chóng, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể và đặc biệt là không gây tác dụng phụ nếu châm cứu đúng cách. 

Lưu ý: Nhằm đảm bảo an toàn, châm cứu phải được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn vững vàng. Người bệnh cần kiên trì điều trị đau nhức cổ tay bằng liệu pháp này trọn vẹn theo từng chu kỳ, có như vậy cơn đau mới dứt hẳn. Trường hợp, người bệnh bỏ ngang giữa chừng sẽ khiến tình trạng đau đớn ở cổ tay trở nên tồi tệ hơn.

Mang nẹp

Mang nẹp cũng là cách kiểm soát tốt cơn đau cổ tay. Việc sử dụng nẹp có tác dụng ổn định ở khớp, giảm tác động trực tiếp từ các yếu tố bên ngoài lên cổ tay. Biện pháp này cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm, tê cứng, đồng thời hỗ trợ phục hồi những tổn thương ở khớp cổ tay. 

Nhiệt trị liệu

Nhiệt trị liệu bao gồm hai loại, đó là nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Trong đó nhiệt độ thấp có tác dụng giảm sưng, viêm, giúp cơ co lại và thu hẹp mạch máu; được áp dụng ngay sau khi bị đau cổ tay do chấn thương. Còn nhiệt độ cao có khả năng giảm đau nhức cơ, cổ tay; kích thích hoạt động xương khớp. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, không chườm nóng với vùng bị viêm, vùng chảy máu, xung huyết, các khối u ác tính, xung huyết. Liệu nhiệt pháp được thực hiện đều đặn 15 – 20 phút mỗi ngày.

các biện pháp hỗ trợ giảm đau cổ tay
Các biện pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả. (Nguồn Internet)

5.2 Dùng thuốc giảm đau cổ tay

Thuốc Tây y là cách chữa đau cổ tay nội khoa, có tác dụng làm giảm đau đớn, tê bì, cứng khớp và các triệu chứng đi kèm. Các loại thuốc Tây thông dụng được dùng phổ biến như sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Một số loại thuốc giảm đau thông thường như  Paracetamol, NSAID (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,…) là sự lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị đau cổ tay. Chúng được sử dụng nhằm cải thiện tình trạng đau nhức và chống sưng viêm ở mức độ nhẹ và vừa.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Nhóm thuốc này là sự lựa chọn thứ hai chỉ đứng sau thuốc giảm đau thông thường. Chúng được chỉ định để cải thiện cơn đau và các triệu chứng đi khác do viêm khớp. 
  • Thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau thần kinh được dùng để làm giảm các triệu chứng đi kèm với hiện tượng đau nhức cổ tay do bệnh lý gây ra.
  • Thuốc tiêm corticoid: Phương thuốc này được áp dụng đối với tình trạng đau cổ tay nặng do viêm khớp dạng thấp và hội chứng ống cổ tay. 

Lưu ý: Mặc dù các loại thuốc trên mang lại hiệu quả cao nhưng nếu sử dụng thuốc không đúng cách hoặc lạm dụng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ trước khi sử dụng thuốc, đồng thời tuân thủ về thời gian và liều dùng.

5.3 Can thiệp ngoại khoa

Trên thực tế, rất ít trường hợp đau cổ tay được can thiệp ngoại khoa. Nhưng đối với những bệnh nhân bị đau nghiêm trọng, không thể chữa khỏi bằng thuốc bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. 

Căn cứ vào nguyên nhân gây đau cổ tay, bác sĩ sẽ chỉ định một trong các kỹ thuật ngoại khoa sau:

  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ gai xương nếu thoái hóa khớp nghiêm trọng
  • Bó một phần cổ tay trong những trường hợp đứt dây chằng hoặc nứt xương
  • Mổ loại bỏ hạt tophi nếu bệnh nhân bị đau đớn phần cổ tay do gout
  • Ngoài ra với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ cân nhắc phẫu thuật để thay thế bộ phận bị tổn thương bằng các vật liệu nhân tạo.

Phương pháp ngoại khoa tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe, chẳng hạn như: nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, trật khớp, mất máu…Chính vì thế, trước khi đồng ý phẫu thuật, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về lợi ích cũng như rủi ro gặp phải.

Điều trị tại ngoại khoa. (Nguồn Internet)
Điều trị tại ngoại khoa. (Nguồn Internet)

6. Top 5 bài tập hỗ trợ giảm đau cổ tay tại nhà

Ngoài các cách chữa đau cổ tay trên, top 5 bài tập đơn giản dưới đây sẽ giúp giảm đau, cải thiện phạm vi vận động, tăng cường sự linh hoạt cho đôi bàn tay và người bệnh có thể thực hiện tại nhà hoặc nơi làm việc vào thời gian giải lao.

Bài tập 1

  • Bước 1: Đưa tay trái ra trước mặt, thả lỏng cổ tay, hướng các ngón tay về phía sàn nhà
  • Bước 2: Dùng tay phải kéo nhẹ các ngón tay của bàn tay trái về phía cơ thể. Giữ nguyên 10s.
  • Bước 3: Thả tay ra và lặp lại động tác với tay còn lại

Bài tập 2

  • Bước 1: Hãy giơ thẳng bàn tay lên, sau đó đưa ngón trỏ chạm vào các ngón còn lại tạo thành chữ O (hay còn gọi là chữ OK) một cách nhẹ nhàng
  • Bước 2: Thực hiện lại động tác này 10 lần/ngày với mỗi tay

Bài tập 3

  • Bước 1: Duỗi bàn tay trái ra, sau đó từ từ nắm các ngón tay lại, ngón cái nằm bên trên các ngón tay khác. Không nắm quá chặt.
  • Bước 2: Từ từ thả lỏng các ngón tay và mở ra. Sau đó lặp lại 10 lần.
  • Bước 3: Thực hiện tương tự ở bàn tay còn lại.

Bài tập 4

  • Bước 1: Duỗi bàn tay trái, từ từ gập ngón tay cái về phía các ngón tay còn lại. Giữ 5s và trả về vị trí ban đầu.
  • Bước 2: Thực hiện tương tự với các ngón tay còn lại trên bàn tay trái
  • Bước 3: Thực hiện tương tự ở bàn tay phải

Bài tập 5

  • Bước 1: Sử dụng quả bóng cao su, sau đó bóp bóng và giữ bóng trong lòng bàn tay khoảng 10 giây
  • Bước 2: Lặp lại động tác này 15 lần trên mỗi bàn tay

Các bài tập hỗ trợ giảm đau phần cổ tay và bàn tay trên đây đều rất dễ thực hiện. Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người bệnh áp dụng thường xuyên tại nhà. Sau một thời gian tập, người bệnh sẽ đạt được kết quả như mong muốn.

Bài tập hỗ trợ giảm đau hiệu quả. (Nguồn Internet)
Bài tập hỗ trợ giảm đau hiệu quả. (Nguồn Internet)

Bạn cũng có thể tham khảo thêm về các bài tập khác tại: Tổng hợp bài tập điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả

7. Chế độ sinh hoạt dành cho người bị đau cổ tay

Các nghiên cứu gần đây đã chứng thực rằng, chế độ sinh hoạt hợp lý rất có ý nghĩa trong việc điều trị và ngăn ngừa tình trạng đau cổ tay tiến triển nặng. Vì thế, người bệnh cần kiên trì thực hiện các biện pháp dưới đây.

  • Giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh hay dầm mưa
  • Tránh trường hợp ngủ đè lên cổ tay
  • Ngâm cổ tay nước nóng mỗi tối, lưu ý không dùng nước quá nóng cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp
  • Tránh xách đồ hay mang vật dụng quá nặng; quá sức hoặc tập luyện thể thao với cường độ mạnh
  • Vận động nhẹ nhàng, tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên, đều đặn
  • Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên nghỉ ngơi hoặc bất động bằng nẹp hay bột sẽ giúp giảm đau tốt hơn
  • Không tập luyện khi tay bị đau quá nhiều

Nhìn chung nguyên nhân gây đau cổ tay khá đa dạng, phần lớn trường hợp cơn đau xảy ra do tác nhân cơ học và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cơn đau có thể khởi phát từ những bệnh lý. Cho nên, người bệnh không nên xem nhẹ và cần thăm khám khi tình trạng đau đớn kéo dài hoặc đau kèm theo triệu chứng bất thường khác.

trac-nghiem-suc-khoe